Một số kinh nghiệm về quản lý thu thuế đối với DNNQD Ngoại tỉnh:

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 71)

7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ DN TRONG

1.3.1. Một số kinh nghiệm về quản lý thu thuế đối với DNNQD Ngoại tỉnh:

tỉnh:

Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng - Hà Nội với số thu lớn nhất, chiếm trên 30% tổng số thu của cả nước. Cục Thuế ở đây luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN với số thu năm sau cao hơn năm trước, góp phần quan trọng động viên nguồn lực phục vụ cho phát triển, đóng góp tăng trưởng kinh tế.

Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng - Hà Nội tích cực thực hiện cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu đơn giản, dễ hiểu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NTT, phù hợp với việc đổi mới công tác quản lý, xây dựng mối quan hệ người bạn đồng hành giữa cơ quan thuế và NTT cùng nhau thực hiện tốt chính sách thuế của Nhà nước. Một số công việc cụ thể được Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng - Hà Nội thực hiện như sau:

Một là, thiết lập các đường dây nóng, tổ chức đối thoại với các DN, kịp thời giải đáp, xử lý những vướng mắc; giải đáp thắc mắc qua điện thoại, qua phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet. Cục Thuế này là đơn vị tiên phong của ngành thuế trong việc ứng dụng CNTT vào quản lý thuế.

Hai là, thực hiện cơ chế một cửa trong quản lý thu thuế.

Ba là, thực hiện tiêu chuẩn hoá quản lý thuế theo ISO 9009:2000.

Bốn là, ứng dụng CNTT vào quản lý thuế.

Những biện pháp đó đã góp phần làm cho Chi cục thuế quận Hai Bà Trưng - Hà Nội luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành dự toán được Bộ Tài chính giao.

1.3.2. Một số kinh nghiệm về quản lý thu thuế ở một số địa phương trong tỉnh:

1.3.2.1. Kinh nghiệm quản lý thu thuế đối với DN tại Chi cục thuế huyện Phù Ninh:

Thực tế cho thấy trong những năm qua ở các chi cục thuế địa phương đã vận dụng linh hoạt các quy định về mô hình tổ chức cán bộ, các quy trình quản lý thu thuế áp dụng vào thực tiễn của từng địa phương cho phù hợp đảm bảo đúng quy định pháp luật hiện hành mang lại hiệu quả trong công tác thu nộp NSNN. Cụ thể:

- Về công tác tổ chức: Để phù hợp với Luật quản lý thuế từ ngày 01/07/2007, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế ở cấp Chi cục thuế sửa đổi theo quyết định số 729/QĐ-TCT thực hiện theo mô hình chức năng, tăng cường cho công tác kiểm tra số lượng cán bộ chiếm 30% trên số biên chế hiện có để đáp ứng được nhu cầu công tác kiểm tra của ngành.

- Về công tác đào tạo cán bộ: Đào tạo đại học đối với số cán bộ đã qua trình độ trung cấp, nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới của đất nước, của ngành để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới hiện nay, quan tâm đào tạo lực lượng cán bộ kế thừa và đưa đi đào tạo trình độ sau đại học quản lý thu thuế khu vực NQD tại Chi cục thuế. Ngoài việc đào tạo cơ bản nêu trên cần quan tâm tổ chức tập huấn thường xuyên hoặc định kỳ về các chính sách mới pháp luật về thuế, về kế toán nhất là tập huấn nghiệp vụ thuế đối với các DN NQD cho cán bộ làm công tác quản lý thu thuế. Khuyến khích cán bộ học tập sử dụng vi tính, ngoại ngữ thông thạo để có thể dễ dàng trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các cơ sở kinh doanh.

- Về đạo đức nghề nghiệp : Tăng cường giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế nhất là thực hiện tốt 10 điều kỷ luật của ng ành thuế nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ ngành thuế, củng cố thêm niềm tin của ĐTNT vào nội bộ ngành, ra sức hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Quy định rõ trách nhiệm của từng loại cán bộ trên từng vị trí công tác, cán bộ cần được

kiểm tra theo tiêu chí: kết quả công tác, số lượng và chất lượng công việc được giao, coi trọng phẩm chất đạo đức, chính trị. Cần phát hiện xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Quan tâm giải quyết thoả đáng các chế độ đãi ngộ cán bộ về tiền lương, tiền thưởng minh bạch công khai, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý thu thuế: Tuỳ theo đặc điểm địa bàn và quy mô của đối tượng kinh doanh, bố trí phân công lại cán bộ quản lý cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nhằm phát huy năng lực và nâng cao hiệu quả công tác; Xây dựng tổ, đội quản lý thuế giỏi, cán bộ thuế gương mẫu với ý thức trách nhiệm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lợi dụng quyền hạn gây khó khăn cho hộ kinh doanh. Xử lý nghiêm khắc những cán bộ thuế thoái hoá biến chất đồng thời khen thưởng biểu dương kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác nhằm xây dựng đơn vị, ngành vững mạnh.

- Công tác quản lý hoá đơn chứng từ : Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, trong đó việc kiểm tra, đối chiếu hoá đơn là trọng tâm. Đặc biệt đối với các hộ kế toán sử dụng hoá đơn phải được lập phiếu xác minh hoá đơn đối tượng sử dụng hàng tháng. Nếu qua xác minh có vi phạm phải kết hợp xác định rõ đối tượng vi phạm để xử lý đúng người, đúng hành vi. Phối hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền đưa tin về những vụ vi phạm điển hình nhằm phát huy tác dụng giáo dục cho hộ có hành vi vi phạm.

- Cần thiết phải phát triển dịch vụ tư vấn thuế: Tư vấn thuế là một dịch công do cơ quan thuế cung cấp thông tin kịp thời các văn bản pháp luật thuế. Đồng thời tư vấn thuế cũng là một dịch vụ tự do các tổ chức, nhà tư vấn cung cấp cho khách hàng theo hợp đồng. Khuyến khích các cơ sở kinh tế sử dụng tư vấn thuế trong công tác chấp hành pháp luật thuế tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tư vấn thuế hoạt động.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thuế. Trước tiên kiện toàn bộ máy kiểm soát thuế, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế. Xây dựng kho CSDL về tình hình thu nộp thuế, tình trạng kê khai, nộp thuế và tình hình tài chính của NNT phục vụ cho công tác kiểm tra thuế. Xây dựng hệ thống phần mềm phân tích thông tin về tình hình nộp thuế, tình hình sản xuất, kinh doanh và phân tích kinh tế ngành khu vực NQD lĩnh vực liên quan về thuế. Hoàn thiện hệ thống tuyên truyền hỗ trợ và tư vấn cho NNT. Căn cứ theo mức độ tuân thủ pháp luật thuế của NNT để đánh giá, phân chia DN thành từng nhóm để áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp; Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá để phát hiện và nhận dịnh rủi ro trong hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính của DN, vì nguồn lực của chi cục thuế có hạn không thể kiểm tra toàn bộ NNT mà cần phải kiểm tra có trọng điểm. Chuyển đổi cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cả các cơ sở sản xuât kinh doanh hiện hành sang cơ chế kiểm tra các DN, NNT có dấu hiệu vi phạm về thuế, có gian lận thuế, không có gian lận thì không kiểm tra.

Chủ động lập kế hoạch phối hợp với các cơ quan chuyên ngành như công an, quản lý thị trường cùng tiến hành, tránh gây phiền phức cho NNT. Kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kê khai nộp thuế: Việc đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế, việc chấp hành chế độ thống kê - kế toán, hoá đơn, chứng từ: việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Bên cạnh việc kiểm tra NNT, tiến hành kiểm tra trong nội bộ ngành thuế để ngăn chặn và phát hiện xử lý những trường hợp vi phạm của cán bộ thuế trong việc quản lý hoá đơn, biên lai thuế.

1.3.3. Một số bài học về quản lý thu thuế đối với DN rút ra cho tỉnh Phú Thọ cũng như Chi cục thuế huyện Lâm Thao:

Từ thực tế quản lý thu thuế tại các địa phương trong và ngoài tỉnh có thể rút ra một số bài học đối với Chi cục thuế huyện Lâm Thao trong quản lý thu thuế đối với DNNQD như sau:

Một là, tổ chức thực hiện tốt các nội dung quản lý thu thuế, có chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm. Nhờ đó, các ĐTNT nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ

của mình, còn các cơ quan thuế tập trung thực hiện tốt các chức năng của mình.

Hai là, hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế, đặc biệt là ứng dụng CNTT. Việc hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế có tác dụng nâng cao năng lực quản lý thuế, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế nhờ cung cấp thông tin kịp thời, nắm sát ĐTNT, chuẩn hoá các quy trình quản lý thuế.

Ba là, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa.

Việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng đổi mới bộ máy, đổi mới cán bộ, đổi mới các quy trình, quy định, theo hướng công khai, minh bạch vừa nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý, vửa tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐTNT thực hiện nghĩa vụ thuế.

Bốn là, bố trí, sắp xếp lực lượng cán bộ thuế.

Khi chuyển sang quản lý theo cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế, lực lượng cán bộ thuế chủ yếu tập trung thực hiện vào hai chức năng chính là hỗ trợ ĐTNT và chức năng thanh tra, kiểm tra thuế. Do vậy, để thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế có hiệu quả, ngành thuế cũng cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy và phân bổ cán bộ để tương ứng với cách thức quản lý thuế mới. Đồng thời với việc tổ chức lại bộ máy quản lý thuế theo chức năng và sắp xếp lại cán bộ làm việc theo chức năng, các vị trí công việc và tiến hành đào tạo lại cán bộ chuyên sâu theo chức năng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DNNQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO

2.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG LOẠI HÌNH DNNQD TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LÂM THAO

2.1.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lâm Thao

Lâm Thao là huyện thuộc tỉnh Phú Thọ có địa hình đa dạng được tái lập năm 1999 trên cơ sở chia tách huyện Phong Châu thành 2 huyện: Lâm Thao và Phù Ninh. Về hành chính, Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính (12 xã và và 2 thị trấn), trong đó có 3 xã, thị trấn miền núi, 11 xã đồng bằng.Về không gian địa lý, Lâm Thao nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, Phía Tây bắc giáp Thị xã Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Phù Ninh, phía Đông Bắc giáp thành phố Việt Trì, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tam Nông, phía Đông giáp huyện Ba Vì - Hà Nội.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Lâm Thao là 9.769,11 ha, Đến năm 2019 dân số huyện Lâm Thao là 140.000 người, mật độ dân số trung bình 1.433 người/km2.

Với điều kiện như vậy, huyện có điều kiện tương đối thuận lợi trong tổ chức quản lý thuế tập trung. Tuy nhiên, do các vùng khác nhau nên việc áp dụng một số chính sách, chế độ về thuế khá phức tạp. Lao động vẫn tập trung vào nhóm ngành nông, lâm, thủy sản với 69,86%. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc các ngành, lĩnh vực đều có xu thế tăng lên qua các năm, tốc độ tăng giá trị sản xuất tính trên địa bàn là 7,76%/năm và 9,02%/năm cho giai đoạn 2015-2019, tính theo huyện quản lý tốc độ tăng tương ứng là 9,56% và 10,0%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch theo xu thế tích cực, trong đó tỷ trọng công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng lên.

Về điều kiện kinh tế, cho đến nay, cơ bản Lâm Thao vẫn là một huyện nghèo. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân 8,1%/năm; công nghiệp,

tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, tạo động lực đẩy nhanh phát triển và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,6%/năm; các ngành dịch vụ phát triển khá toàn diện, từng bước khai thác được lợi thế, nâng cao chất lượng dịch vụ. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 12,1%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2019: công nghiệp xây dựng: 38,3%; dịch vụ: 34,4%; nông lâm nghiệp: 27,4%.

Tuy nhiên, kinh tế tỉnh còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng cơ giới hoá chậm; sự gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế; không tạo ra được nông sản đặc sản giá trị kinh tế cao; du lịch và dịch vụ chưa phát triển xứng với khả năng; chênh lệch giữa thành thị và nông thôn còn quá lớn, nông dân nhiều huyện còn nghèo, lạc hậu; khoa học công nghệ phát triển chậm, CNTT - tin học trên địa bàn chưa phát triển. Các DNNN địa phương hoạt động chưa hiệu quả, đóng góp cho NSNN chưa nhiều. Các DN có vốn ĐTNN chủ yếu nhỏ, đầu tư chưa hiệu quả. Khu vực kinh tế NQD chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, tăng về số lượng cơ sở kinh doanh nhưng hiệu quả và trình độ quản lý DN còn hạn chế, nghiệp vụ kế toán DN còn yếu. Các hộ kinh doanh chủ yếu là nhỏ lẻ, rất nhiều hộ làm nghề nhưng với mức thu nhập thấp, chủ yếu trong diện miễn thuế. Hệ thống đường giao thông quốc gia và giao thông tỉnh, huyện trên địa bàn huyện Lâm Thao phần lớn xuống cấp nghiêm trọng, nhất là Quốc lộ 32C.

Những điều kiện trên đã trực tiếp tác động đến tổ chức quản lý thuế trên địa bàn: cần chi phí nhiều cho công tác quản lý thông tin ĐTNT, hướng dẫn nghiệp vụ kế toán cho DN và tuyên truyền chính sách chế độ thuế, đồng thời phải có những biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu.

2.1.2. Quá trình phát triển và thực trạng loại hình DNNQD trên địa bàn huyện Lâm Thao

Quá trình phát triển DNNQD trên địa bàn huyện Lâm Thao thể hiện trước hết qua việc gia tăng về số lượng DN hàng năm. Trước năm 2015, cũng như ở nhiều địa phương trong tỉnh, trên địa bàn huyện, số lượng DNNQD không nhiều.

Bảng 2.1: Số lượng và tốc độ tăng trưởng bình quân của DNNQD trên địa bàn huyện Lâm Thao giai đoạn 2014-2019 trên địa bàn huyện Lâm Thao giai đoạn 2014-2019

ĐVT: Doanh nghiệp

Doanh ngiệp NQD Năm Năm Năm Năm Năm Năm

Tốc độ tăng trưởng năm 2019 so với năm 2014 Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019- 2014 2014 2015 2016 2017 2018 2019 (%) (%) Trong đó Công ty TNHH 151 183 205 235 271 302 200 25 Công ty cổ phần 98 83 90 96 104 133 136 6 DNTN 17 19 22 24 25 27 159 2 HTX 56 57 57 58 60 61 109 1 Cơ sở KD khác 18 17 18 19 23 29 161 2 Tổng cộng 340 359 392 432 483 552 162 35.33

Nguồn: Chi cục thuế huyện Lâm Thao.

Luật DN số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 có hiệu lực đến nay, số lượng các DNNQD trên địa bàn huyện tăng lên nhanh chóng. Quy mô SXKD ngày càng tăng, loại hình DNNQD ngày càng phong phú.

Số liệu Bảng 2.1 trên đây cho thấy, trong sáu năm qua (2014-2019), số lượng DNNQD trên địa bàn huyện Lâm Thao tăng lên từ 340 DN lên 552 DN (tăng 162%). Trong 06 năm giai đoạn 2014-2019, số DNNQD tăng bình quân hơn 35 DN/ năm; tốc độ phát triển DNNQD hàng năm cả giai đoạn này khá cao, từ 106% - 114%, trong đó cao nhất là năm 2019 với chỉ số phát triển DNNQD là

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 33 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)