6. Kết cấu của khóa luận
2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
2.2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn năm 2015-20
trước, hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra. Nguyên do là bởi chi nhánh tiếp tục thực hiện chính sách kinh doanh năm 2016 và cắt giảm đi một số chi phí phi trả lãi làm cho tỷ lệ lợi nhuận trước thuế năm 2017 tăng cao hơn so với năm 2016.
Qua phân tích trên nhận thấy hoạt động kinh doanh tại chi nhánh rất tốt. Ngân hàng có thay đổi chính sách lãi suất huy động phù hợp thu hút khách hàng cũng như tăng lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác trong hoạt động huy động. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng phát triển rất tốt. Là nguồn tạo nên lợi nhuận chính cho ngân hàng. Với các sản phẩm tín dụng đa dạng, linh hoạt nhắm tới từng loại đối tượng khách hàng cụ thể. Ngân hàng đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động của chi nhánh.
Tóm lại, qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Phú Thọ trong 3 năm vừa qua, ta thấy rằng dù trong môi trường kinh doanh như thế nào, chi nhánh chỉ cần thực hiện năng động sáng tạo,có chiến lược sản phẩm và chính sách khách hàng hợp lý, cùng với sự nghiêm túc trong kinh doanh thì bản thân ngân hàng có thể tự mình vượt qua được các bất lợi về môi trường kinh doanh, đạt được những kết quả mong muốn và góp phần vào sự thành công chung của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.
2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vƣợng chi nhánh Phú Thọ
2.2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn tại chi nhánh giai đoạn năm 2015-2017 2017
Ngân hàng VPBank chi nhánh Phú Thọ đi vào hoạt động được hơn 10 năm nay. Về cơ bản, các hoạt động của ngân hàng đã ổn định. Vị thế của ngân
38
hàng tại địa bàn cũng ngày càng được nâng cao. Chính vì thế, lượng vốn huy động tại chi nhánh những trong những năm gần đây đều tăng. Cụ thể như sau:
39
Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn tại ngân hàng VPBank chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh
2016/2015 2017/2016 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TĐ (%) Số tiền TĐ (%)
Tổng nguồn vốn huy động 203,41 100,00 250,25 100,00 303.28 100.00 46.84 123.03 53.03 121.19 1.Phân loại theo đối tượng khách hàng
Huy động từ các tổ chức kinh tế 35,45 17,43 37,23 14.88 45.48 15.00 1.78 105.02 8.25 122.16 Huy động từ khách hàng cá nhân 167,96 82,57 213,02 85.12 257.80 85.00 45.06 126.83 44.78 121.02 2.Phân loại theo loại tiền
Nội tệ 201,54 99,08 249,12 99.55 301.31 99.35 47.58 123.61 52.19 120.95
Ngoại tệ 1,87 0,92 1,13 0.45 1.97 0.65 -0.74 60.43 0.84 174.34
3.Phân loại theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 20,34 10,00 19,36 7.74 22.37 7.38 -0.98 95.18 3.01 115.55 Ngắn hạn 151,84 74,65 196,35 78.46 245.29 80.88 44.51 129.31 48.94 124.92 Trung và dài hạn 31,23 15,35 34,54 13.80 35.62 11.74 3.31 110.60 1.08 103.13
40
Từ bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động có sự phát triển mạnh qua các năm. Để có được kết quả như vậy là nhờ sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn, cơ cấu lại nguồn vốn tạo ra lợi thế cạnh tranh, trong chiến lược kinh doanh hàng năm của chi nhánh đề ra thì tăng trưởng nguồn vốn là mục tiêu trọng tâm hàng đầu, phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang lại nhiều lợi nhuận. Qua số liệu trên, có thể rõ ràng thấy được việc huy động vốn từ đối tượng là khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Nguyên nhân chủ yếu là số lượng khách hàng cá nhân trong nền kinh tế là rất lớn nhưng mỗi người họ lại chỉ sở hữu một lượng tiền nhỏ không thể đủ để đầu tư kinh doanh lớn, ngoài ra không phải ai cũng có khả năng kinh doanh và họ mong muốn số tiền ấy của mình có thể sinh lời một cách an toàn. Và ngân hàng là nơi đáp ứng mong muốn của họ. Những khoản tiền nhỏ gộp lại thành những khoản tiền lớn lại đáp ứng như cầu vốn cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, lượng huy động vốn bằng nội tệ lớn hơn rất nhiều so với ngoại tệ. Nguyên do một phần là tại địa bàn người sử dụng ngoại tệ ít nhưng ngân hàng cũng chưa thực sự quan tâm tời những đối tượng nắm giữ ngoại tệ. Đây là một trong những nhược điểm của ngân hàng cần sớm có biện pháp để giải quyết. Đối với thời hạn huy động thì huy động vốn ngắn hạn là chủ yếu. Bởi vì, huy động ngắn hạn có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn và so với huy động vốn dài hạn thì việc rút tiền sẽ linh hoạt hơn.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2015-2017
2.2.2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Từ số liệu thu được ở bảng 2.2, ta xác định được tỷ trọng của từng loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn huy động được tại chi nhánh.
41
a) Phân loại theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tƣợng khách hàng tại ngân hàng VPBank chi nhánh Phú Thọ 2015-2017
Qua số liệu trên, có thể rõ ràng thấy được việc huy động vốn từ đối tượng là khách hàng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả. Cụ thể:
Hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân có lượng huy động đều tăng qua các năm. Năm 2016, ngoài việc đưa thêm sản phẩm mới là “ Tiết kiệm gửi góp linh hoạt” và không thể không kể đến hoạt động marketing của chi nhánh trong công tác quảng bá sản phẩm huy động vốn tới khách hàng như phát tờ rơi, dán poster ở các khu vực đông dân cư cùng với sự tư vấn, khả năng thuyết phục của nhân viên ngân hàng VPBank chi nhánh Phú Thọ. Chính sách sản phẩm kết hợp với chính sách marketing đã thu hút lượng lớn dân cư đến gửi tiền tại chi nhánh. Đến năm 2017, mặc dù lượng huy động vốn vẫn tăng nhưng số lượng tăng thêm so với năm trước có sự sụt giảm nhẹ do một số cán bộ đang thực hiện công tác huy động vốn xin điều chuyển công việc khiến chi nhánh thiếu nhân lực trong hoạt động huy động vốn khách hàng cá nhân.
Hoạt động huy động vốn từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Qua các năm nghiên cứu thấy rằng tỷ trọng của huy động vốn từ nguồn này có xu hướng giảm dần từ 17.43% năm 2015 đến năm 2017 tỷ trọng này còn lại là 15%. Năm 2016, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức
42
kinh tế là thấp nhất. Nguyên do trong năm 2016, một phần là lượng vốn huy động từ khách hàng cá nhân tăng lên đáng kể do mục tiêu chiến lược chính của ngân hàng là tập trung vào đối tương khách hàng cá nhân làm ảnh hưởng đến tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chứ kinh tế. Lượng vốn huy động đều tăng qua các năm. Trong đó, năm 2017 có sự biến chuyển vượt bậc. Lượng vốn tăng thêm từ đối tượng tổ chức kinh tế năm 2017 tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Có được kết quả tốt như vậy ngoài nhờ chính sách liên kết thu hút khách hàng còn phải kể đến sự nỗ lực tìm kiếm các công ty, nhà máy mới tại các huyện lân cận điển hình là huyện Phù Ninh, Đoan Hùng và chính sách miễn phí chuyển khoản trong 2 năm áp dụng cho các khách hàng mới của chi nhánh.
b) Phân loại theo loại tiền
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tại ngân hàng VPBank chi nhánh Phú Thọ 2015-2017 chi nhánh Phú Thọ 2015-2017
Qua số liệu trong giai đoạn 2015-2017 nhận thấy trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của VPBank chi nhánh Phú Thọ, huy động vốn bằng đồng nội tệ chiếm trên 99%, ngoại tệ chỉ chiếm cao nhất là hơn 1% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Nguồn vốn này chủ yếu xuất phát từ các
43
doanh nghiệp và cá nhân trong địa bàn tỉnh và các vùng lân cận, một phần nhỏ là phục vụ cho nhu cầu thanh toán quốc tế.
Với đồng nội tệ, công tác huy động bằng loại tiền này đều tăng qua các năm. Lượng huy động đều biến động theo chiều hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2016 huy động từ đồng nội tệ tăng 47.5 tỷ đồng so với năm 2015. Đến năm 2017 con số này tiếp tục tăng lên đến 52.3 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng đều đặn này là do trong những năm qua chi nhánh đã triển khai mở rộng thêm hình thức huy động vốn bằng VND là phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh. Huy động bằng đồng nội tệ luôn là mục tiêu quan trọng của chi nhánh.
Với đồng ngoại tệ, mặc dù việc huy động tiền gửi tiết ngoại tệ đã được chi nhánh triển khai song song với huy động tiền gửi tiết kiệm VNĐ, tuy nhiên kết quả huy động còn rất khiêm tốn và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Lượng vốn huy động bằng ngoại tệ có xu hướng giảm. Đây là điều đáng báo động đối với chi nhánh. Thực tế, người dân trên địa bàn không có thói quen thích tích trữ ngoại tệ mà họ sử dụng số tiền nhãn rỗi của mình để kinh doanh, hay mua vàng hoặc gửi tiết kiệm vào ngân hàng nên lượng tiền huy động bằng ngoại tệ thấp. Năm 2016, lượng tiền gửi ngoại tệ giảm cũng cho thấy việc chi nhánh chưa chủ động khai thác tốt nguồn tiền gửi ngoại tệ, cán bộ ngân hàng chưa có sự quan tâm tới nguồn tiền này. Chủ yếu vẫn là do khách hàng tự động đến gửi tại ngân hàng chứ không có sự tìm hiểu, khai thác từ nhân viên ngân hàng. Đến năm 2017, lượng huy động từ ngoại tệ tăng lên đáng kể. Nguyên do là Ban lãnh đạo đưa ra các phương án khai thác nguồn tiền này rõ ràng hơn như liên hệ với các trung tâm du học, môi giới việc làm ở nước ngoài và các tiệm vàng và đặc biệt quan tâm tới những khách hàng đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài muốn gửi tiền về cho người thân, hay những người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam được người nước ngoài gửi tiền về. Ngoài ra, chi
44
nhánh còn hỗ trợ thêm dịch vụ như chuyển tiền về tận nhà cho những khách hàng không có điều kiện ra ngân hàng để lĩnh tiền.
c) Phân loại theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn tại ngân hàng VPBank chi nhánh Phú Thọ 2015-2017 chi nhánh Phú Thọ 2015-2017
Từ số liệu trên ta thấy:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn cả trong tổng nguồn vốn huy động. Loại tiền gửi này có tính ổn định không cao vì khách hàng có thể gửi vào và rút ra bất kỳ lúc nào, ngân hàng không chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động này vào hoạt động đầu tư. Tiền gửi này được huy động chủ yếu từ các tổ chức kinh tế – xã hội, các doanh nghiệp và một bộ phận dân cư trên địa bàn. Tiền gửi không kỳ hạn năm 2015 là 20.34 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2016 là 19.36 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7.74%, năm 2017 đạt 22.37 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7.38%. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không kỳ hạn của chi nhánh là không đáng kể và trong năm 2016 tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn giảm 4.82% so với năm 2015, nguyên nhân là do trong năm 2016 địa bàn hoạt động có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều ngân hàng mới mở các chi nhánh và điểm giao dịch làm tăng tính
45
cạnh tranh trong huy động vốn, ngoài ra cũng cho thấy việc phát triển các dịch vụ thanh toán cũng chưa thực sự tạo ra nhiều tiện ích trên các tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng. Tỷ trọng trung bình nguồn tiền gửi này chỉ chiếm khoảng 7%-10% trên tổng nguồn vốn huy động, không đạt được khả quan như vậy là do nguồn tiền gửi không kỳ hạn đối với các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh luôn cần quay vòng vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên không để nhiều vốn trong ngân hàng, chủ yếu tiền gửi vào ngân hàng nhằm thực hiện hoạt động thanh toán tiền hàng, tiền lương cho cán bộ nhân viên, còn đối với dân cư do tính chất của nguồn tiền này có lãi suất thấp trong khi tâm lý của họ muốn được hưởng lãi suất cao và ổn định hơn.
+ Tiền gửi ngắn hạn: Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là loại tiền gửi ngắn hạn và thông thường ngân hàng phải trả mức lãi suất thấp so với kỳ hạn trên 12 tháng. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn vốn rất cần thiết để ngân hàng có thể kinh doanh cho vay ngắn hạn. Trong những năm qua lượng vốn huy động ngắn hạn tăng liên tục. Năm 2015 huy động được 151.84 tỷ đồng, năm 2016 lượng vốn này tăng lên 196.35 tỷ đồng, tăng 44.51 tỷ tương ứng 29.31% so với năm trước, sang năm 2017 tiếp tục tăng, đạt 245.29 tỷ đồng, tăng 48.94 tỷ đồng (24.92%) so với năm 2016. Do lãi suất huy động trong năm 2016 tăng mạnh, đây là yếu tố hấp dẫn khiến cho người dân đổ xô gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Mặt khác, do lãi suất biến động phức tạp nên người dân luôn kỳ vọng có thể lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng nên chọn gửi theo hình thức ngắn hạn vì sợ rủi ro lãi suất tiếp tục tăng, dẫn đến khoản huy động tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tăng nhanh như thế.
+ Tiền gửi trung và dài hạn: Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là loại tiền gửi dài hạn. Ta thấy tỷ số vốn huy động trung và dài hạn trên tổng vốn huy động chiếm khoảng 10-15%. Tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua các năm, đây là điều kiện giảm chi phí vốn cho ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng sẽ phải có những biện pháp quản lý vốn tốt hơn để đảm bảo tính thanh khoản.
46
Các NHTM luôn gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn, VPBank Phú Thọ cũng không nằm ngoài số đó. Trong tổng nguồn vốn huy động, vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này cũng gây khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý kỳ hạn khi dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Do đó để nguồn vốn trung dài hạn ngày càng tăng trưởng thì ngân hàng cần tập trung vào việc nghiên cứu các đặc điểm của đối tượng khách hàng cá nhân để phát triển các sản phẩm và các phương thức huy động vốn phù hợp và hiệu quả.
2.2.2.1.Quy mô huy động vốn
Quy mô huy động vốn là chỉ tiêu quan trọng đầu tiên để đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng. Quy mô vốn huy động càng lớn, càng thể hiện ngân hàng có uy tín cao và hoạt động hiệu quả, thông qua các chính sách thu hút vốn hợp lý cùng với sự nỗ lực không ngừng đã thu hút được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và dân cư, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.
Để có cái nhìn khách quan hơn về công tác huy động vốn tại VPBank chi nhánh Phú Thọ, cần có sự so sánh với các chi nhánh khác cùng cấp trong địa bàn tỉnh, điển hình như ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hùng Vương, một trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất tại tỉnh Phú Thọ.
Bảng 2.3: So sánh quy mô huy động vốn của ngân hàng VPBank chi nhánh Phú Thọ