Thị trường độc quyền nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô - Biên soạn Lê Thị Thiên Hương pot (Trang 136 - 139)

2.1. Một số vấn đề cơ bản:

Đặc điểm:

• Trong thị trường độc quyền nhóm chỉ có một số ít người bán, thị phần của mỗi xí nghiệp là khá lớn và có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là khi một xí nghiệp tiến hành chiến lược thay đổi giá cả, sản lượng, quảng cáo …ảnh hưởng bất lợi đến các xí nghiệp còn lại, lập tức các xí nghiệp này sẽ phản ứng đối phó lại nhằm bảo vệ thị phần của mình.

• Trên thị trường độc quyền nhóm, sản phẩm có thể là đồng nhất (thép, nhôm, xí nghiệp măng, hóa đầu..)hay phân biệt (ngành sản xuất ôtô, thiết bị điện và máy tính)và các sản phẩm có khả năng thay thế lẫn nhau.

• Các xí nghiệp mới (tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập ngành vì có những rào chắn lối vào như: độc quyền về bằng sáng chế hay quy trình công nghệ, có ưu thế về qui mô lớn, uy tín tiếng tăm của các xí nghiệp hiện có …. Ngoài ra các xí nghiệp lớn có thể tiến hành những chiến lược để ngăn chặn những xí nghiệp mới đi vào thị trường bằng cách xây dựng khả năng sản xuất còn thừa, dọa sẽ bán phá giá và làm tràn ngập thị trường sản phẩm nếu có xí nghiệp mới gia nhập vào ngành.

• Đường cầu thị trường có thể thiết lập dễ dàng, nhưng rất khó thiết lập đường cầu của từng xí nghiệp vì phải dự đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá, mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của xí nghiệp xác đáng.

Phân loại thị trường

Quản lý một xí nghiệp độc quyền nhóm rất phức tạp, khó khăn, phải cẩn trọng xem xét và dự đoán chính xác các phản ứng đối phó hợp lí của các đối thủ cạnh tranh. Khi xí nghiệp quyết định các chiến lược về giá cả, sản lượng, về chi tiêu cho quảng cáo, về đầu tư mới … Đồng thời phải biết rằng các quyết định, các phản ứng đối phó giữa các xí nghiệp đều năng động và tiến hóa theo thời gian. Có thể phân các xí nghiệp độc quyền nhóm thành hai loại :

• Các xí nghiệp độc quyền nhóm hợp tác với nhau: khi các xí nghiệp có thể thương lượng với nhau và có những hợp đồng ràng buộc để đưa ra những chiến lược chung.

• Các xí nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác: khi các xí nghiệp không liên lạc, không thương lượng nhau, không có những hợp đồng ràng buộc mà cạnh tranh với nhau.

2.2. Trường hợp các xí nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác.

Đối với các xí nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác thường thực hiện các chiến lược cạnh tranh về sản lượng, cạnh tranh về giá, cạnh tranh quảng cáo, cải tiến mẫu mã và chất lượng sản phẩm, tổ chức các dịch vụ hậu mãi.

Trước tiên ta xem xét các chiến lược cạnh tranh về sản phẩm: Mô hình cạnh tranh về sản lượng :

Đặc trưng là mô hình Cournot và mô hình Stackelberg với giả định chỉ có hai xí nghiệp trong ngành.

Mô hình Cournot

Đây là mô hình đơn giản do nhà kinh tế học người Pháp Cournot đưa ra vào năm 1938 với giả định là :

• Thị trường chỉ có hai xí nghiệp sản xuất sản phẩm giống nhau, nên chỉ có một mức giá trên thị trường sản phẩm.

Cả hai xí nghiệp này đều am hiểu nhu cầu thị trường và chi phí của nhau. Vấn đề đặt ra là cả hai xí nghiệp chỉ có một lần và cùng một lúc đưa ra quyết định sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa lợi nhuận.

Giá sản phẩm trên thị trường sẽ phụ thuộc vào tổng số sản phẩm của cả hai xí nghiệp.

Thực chất mô hình này là mỗi xí nghiệp xem như lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là đã định, rồi quyết định lượng sản phẩm của mình để đạt lợi nhuận tối đa.

Ví dụ: hàm số cầu thị trường của sản phẩm X là P=53 - Q. có hai xí nghiệp sản xuất sản phẩm X. Xí nghiệp I và xí nghiệp II đều sản xuất có chi phí trung bình và chi phí biên không đổi là AC = MC = 5. Với Q = Q1 + Q2, Q1 là sản lượng của xí nghiệp I và Q2 là sản lượng của xí nghiệp II.

Để tối đa hóa lợi nhuận, xí nghiệp I sẽ quyết định sản xuất bao nhiêu sản phẩm là tùy thuộc vào sản lượng mà nó dự đoán xí nghiệp II sẽ sản xuất (hình 7.7). Nếu xí nghiệp I cho rằng xí nghiệp II không sản xuất (Q2 =0) thì đường cầu của xí nghiệp I chính là đường cầu thị trường: P = 53 - Q1. để tối đa hóa lợi nhuận xí nghiệp I quyết định sản xuất sản lượng Q1, tại đó: MR1(0) = MC hay 53 - 2Q = 5, ta tính được Q1 = 24.

Hình 7.7

Nếu xí nghiệp I cho rằng xí nghiệp II sản xuất Q2 = 24thì đường cầu D1 xí nghiệp I sẽ dịch chuyển sang trái một đoạn bằng 24, D1(24) có dạng: P = 53 - Q1 - 24 = 29 - Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận xí nghiệp I quyết định sản xuất sản lượng Q1, tại đó: MR1(24) = MC hay 29 - 2Q1 = 5, ta tính được Q1 = 12.

• Nếu dự đoán xí nghiệp II sản xuất Q2 = 36, thì đường cầu của xí nghiệp I (D1(36)) có dạng: P = 53 - Q1 -36 =17 - Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận xí nghiệp I quyết định sản xuất sản lượng lượng Q1, tại đó: MR1(36) = MC hay 17 -2Q1 = 5, ta tính được Q1 = 6.

• Nếu xí nghiệp II sản xuất Q2 = 48 thì D1(48) có dạng:

P = 53 - Q1 - 48 =>P = 5 - Q1. Để tối đa hóa lợi nhuận của xí nghiệp I quyết định sản xuất lượng Q1 tại đó: MR1(48) = MC hay 5 - 2Q1 = 5, ta tính được Q1 = 0.

Như vậy quyết định sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của xí nghiệp I phụ thuộc vào sản lượng của xí nghiệp II, thể hiện qua bảng 7.1 sau:

Tổng quát, để đạt lợi nhuận tối đa, mức sản xuất của xí nghiệp I tùy thuộc vào sản lượng dự đoán Q2 của xí nghiệp II, mức giá sản phẩm phụ thuộc vào tổng sản lượng của hai xí nghiệp, do đó đường cầu đối với xí nghiệp I:

(D1) : P = 53 - (Q1+Q2) = (53-Q2) - Q1 ð MR = (53-Q2 ) - 2Q1.

Để tối đa hóa lợi nhuận, xí nghiệp I sẽ quyết định sản xuất theo nguyên tắc: MR1 = MC1

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô - Biên soạn Lê Thị Thiên Hương pot (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)