Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học
2.4. Các vấn đề khác.
• Đường Engel.
Đường Engel phản ánh mối quan hệ giữa sự thay đổi lượng cầu sản phẩm với sự thay đổi thu nhập, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Để xây dựng đường Engel, ta sẽ cho thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm khác không thay đổi.
Giả định ban đầu thu nhập là I1, giá các sản phẩm lần lượt là PX, và PY, đường ngân sách tương ứng là MN. Điểm phối hợp tối ưu là E (x1, y1) là tiếp điểm của đường ngân sách MN với đường đẳng ích U1. (Đồ thị 3.12a).
Hình 3.12a
Nếu thu nhập thay đổi tăng lên là U2, giá các sản phẩm không đổi (Px,Py) thì đường ngân sách mới là M’N’. Điểm phối hợp tối ưu mới là F (x2, y2) là tiếp điểm của đường ngân sách M’N’ với đường đẳng ích U2. Nối các điểm E (x1, Px1); F (x2, y2) trên đồ thị (3.12a), ta có đường tiêu dùng theo thu nhập.
Đường tiêu dùng theo thu nhập là tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm không đổi
Từ đường theo thu nhập, ta có đầy đủ số liệu để xây dựng đường Engel cho các sản phẩm. I X Y I1 I2 X1 X2 Y1 Y2
Hình dạng đường Engel của sản phẩm cho chúng ta biết tính chất của sản phẩm là thiết yếu, sản phẩm cao cấp hay sản phẩm cấp thấp (hình 3.12b; 3.12c; 3.12d)
Đường Engel cũng giải thích cho chúng ta những khác biệt trong chi tiêu của người tiêu dùng thuộc các nhóm thu nhập khác nhau.
Ví dụ: Số liệu thống kê của nhiều gia đình với việc chi tiêu về một số mặt hàng như sau:
Chi tiêu cho 1 2 3 4 5 6
Giải trí Mua nhà ở Thuê nhà ở Y tế 545 1172 1493 932 661 1526 1790 1250 1158 2156 2078 1499 1280 3164 1897 1522 1528 4494 1401 1627 3072 7800 991 1707 Số liệu trên cho biết mối quan hệ giữa chi tiêu cho một hạng mục cụ thể nào đó chứ không phải là lượng hàng được tiêu dùng với thu nhập. Ta thấy, ở hai hạng mục đầu giải trí và nhà ở là những mặt hàng có độ co giãn của cầu theo thu nhập là rất cao. Chi tiêu trung bình cua gia đình cho giải trí tăng gần 6 lần khi chúng ta chuyển từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm thu nhập cao nhất, chi mua nhà cũng vậy.
Ngược lại hạng mục thứ ba là chi để thuê nhà giảm khi thu nhập tăng, nó phản ánh thực trạng hầu hết những người có thu nhập cao điều mua nhà riêng thay vì đi thuê nhà. Cuối cùng y tế là hạng mục tiêu dùng có độ co giãn theo thu nhập dương thấp nhất.
• Tác động thay thế và tác động thu nhập.
Khi giá sản phẩm X tăng lên (hay giảm xuống) trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống (hay tăng lên) là kết quả tổng hợp của hai tác động: tác động thay thế và tác động thu nhập.
Giả sử giá của hàng hóa X giảm xuống gây nên hai tác động. Thứ nhất, sức mua thực tế của người tiêu dùng tăng lên: họ có lợi hơn bởi họ có thể mua cùng một lượng hàng hóa đó với số tiền ít hơn và có dư tiền để mua sắm thêm. Thứ hai, họ sẽ tăng tiêu dùng một mặt hàng nào trở nên rẽ hơn và giảm tiêu dùng mặt hàng trở nên đắt hơn một cách tương đối. Thông thường cả hai tác động nay xảy ra đồng thời nhưng để rõ hơn chúng ta cần phân biệt hai tác động này. Tác động thay thế: là lượng sản phẩm X giảm xuống (tăng lên) khi giá sản phẩm X tăng lên (hay giảm xuống) trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi (hay thu nhập thực tế không đổi). Do đó tác động thay thế luôn mang dấu âm.
Sự thay thế này được đánh dấu bằng sự dịch chuyển dọc theo đường đẳng ích. Tác động thu nhập: Khi giá sản phẩm X tăng lên làm thay đổi lượng cầu sản phẩm X do sức mua giảm xuống (thu nhập thực tế giảm) và làm thay đổi mức thỏa mãn.
• (1) Nếu X là sản phẩm thông thường thì tác động thu nhập mang dấu âm, khi giá sản phẩm X tăng lên thu nhập thực tế giảm sẽ làm giảm lượng cầu sản phẩm X.
• (2) Nếu X là sản phẩm thứ cấp tác động thu nhập mang dấu dương, khi giá sản phẩm X tăng lên, thu nhập thực tế giảm làm lượng cầu sản phẩm X tăng lên và ngược lại.
Ta có thể minh họa hai tác động trên qua đồ thị 3.13
Hình 3.13
Giả định X và Y là hai sản phẩm bình thường. Với đường ngân sách ban đầu là MN, thì phối hợp tối ưu là điểm E(x1,y1), đạt mức thỏa mãn tối đa là U1.
Nếu chỉ có giá sản phẩm tăng lên từ Px1 đến Px2 (giá sản phẩm Y và thu nhập không đổi), thì đường ngân sách mới là MC và điểm phối hợp tối ưu tương ứng là điểm F(x2,y2) với mức thỏa mãn tối đa đạt được là U0.
Như vậy khi giá sản phẩm X tăng lên từ Px1 đến Px2 thì tác động thay thế và tác động thu nhập làm lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm từ x1 xuống x2.
Để đo lường tác động thay thế, ta lọai trừ tác động thu nhập bằng cách tăng thêm thu nhập một lượng (ΔI) vừa đủ để đường ngân sách giả định M’C’ song song với đường ngân sách MC và tiếp xúc với đường đẳng ích ban đầu U1 (để giữ mức thỏa mãn không đổi) tại điểm G (x’, y’).
Như vậy tác động thay thế là đọan x1x’, là sự di chuyển dọc đường đẳng ích U1 từ E đến G. Tác động thay thế mang dấu âm, nghĩa là sự tăng giá sản phẩm sẽ làm giảm lượng cầu sản phẩm đó và ngược lại trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi.
Về tác động thu nhập: Khi giá sản phẩm tăng thì thu nhập thực tế giảm, thể hiện cùng một mức thu nhập bằng tiền như trước, nếu giá sản phẩm tăng thì số lượng các sản phẩm được mua sẽ giảm xuống so với trước và ngược lại. Đường ngân sách thực tế là MC (với điểm cân bằng F(x2,y2)), như vậy tác động thu nhập là đọan x’x2, là sự dịch chuyển từ G € U1 sang F € U0 là lượng sản phẩm X giảm từ x’ xuống x2, làm giảm mức thỏa mãn từ U1 --> U0.
Tóm lại, với X là sản phẩm thông thường, tác động thay thế và tác động thu nhập cùng cùng chiều. Khi giá sản phẩm X tăng thì tác tộng thay thế làm lượng sản phẩm X tiếp tục giảm từ x’ xuống x2. Tổng hợp hai tác động, khi giá sản phẩm X tăng lên Px1 lên Px2 làm lượng sản phẩm X giảm từ x1 xuống x2.