Ngành có chi phí không đổi.

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô - Biên soạn Lê Thị Thiên Hương pot (Trang 108 - 113)

Phân tích đối với ngành có chi phí không đổi giống như việc phân tích đối với ngành có chi phí tăng dần. Sự khác biệt là trong ngành có chi phí không đổi, sự gia nhập của những xí nghiệp mới không làm gia tăng cầu các yếu tố sản xuất đủ để gây sự tăng giá các yếu tố sản xuất. Ngành chỉ tiêu thụ một phần nhỏ trong tổng chi lượng cung của các yếu tố sản xuất do đó không tạo ra ảnh hưởng nào trên giá cả các yếu tố sản xuất do sự gia nhập của xí nghiệp mới. Vì vậy các đường chi phí của các xí nghiệp sẽ giữ nguyên không đổi.

Giả sử lúc đầu xí nghiệp nằm trong tình trạng cân bằng dài hạn. Sản lượng tối ưu lúc đầu của xí nghiệp là q, sản lượng của ngành là Q. Giả sử trong ngắn hạn có sự gia tăng của các sản phẩm do tác động của nhân tố giá bên ngoài, do đó giá sản phẩm tăng đến P’, sản lượng trong ngắn hạn của xí nghiệp tăng đến Q’. Các xí nghiệp trong ngành thực hiện được lợi nhuận kinh tế. Trong thời gian dài, nó lôi cuốn các xí nghiệp khác gia nhập vào ngành, khiến cho lượng cung của ngành gia tăng làm cho giá sản phẩm giảm xuống. Khi giá sản phẩm xuống

bằng chi phí trung bình tối thiểu dài hạn thì cân bằng dài hạn được xác lập. Đường cung ngắn hạn mới là SS1. Sản lượng của xí nghiệp là sản lượng theo đó LMC = SMC = MR = P. Sản lượng của ngành là Q1. Đường cung dài hạn của ngành là đường LS nằm ngang mức chi phí trung bình tối thiểu dài hạn.

Hình 5.18

Ngành có chi phí giảm dần.

Trường hợp đặc biệt thường xảy ra ở những mức sản phẩm mà sản xuất chưa được phát triển đầy đủ. Do đó nhu cầu các yếu tố sản xuất để sản xuất ra sản phẩm này chưa lớn đủ để cung cấp đạt qui mô tối ưu, cũng như việc năng cao chất lượng nguyên liệu.

Chúng ta bắt đầu việc phân tích ở trạng thái cân bằng dài hạn của các xí nghiệp và cả ngành. Sau đó giả sử cầu sản phẩm gia tăng trong ngắn hạn sẽ làm cho giá gia tăng, sản lượng trong ngắn hạn của xí nghiệp cũng tăng, do đó sản lượng của ngành cũng tăng, lợi nhuận kinh tế xuất hiện là động cơ kích thích các xí nghiệp mới gia nhập ngành, và các xí nghiệp hiện có mở rộng qui mô sản xuất. Đường cung ngắn hạn của ngành dịch chuyển về bên phải, hậu quả là giá sản phẩm giảm xuống.

Hình 5.19

Điều chú ý ở đây là mặc dù sự gia tăng của những xí nghiệp mới làm năng lực sản xuất của ngành tăng lên nhưng giá cả các yếu tố sản xuất lại giảm. Do sự sụt giảm các yếu tố sản xuất, làm cho những đường chi phí dịch chuyển xuống dưới. Như vậy giá cả sản phẩm và chi phí sản xuất điều giảm, đến một lúc nào đó giá sản phẩm giảm xuống ngang bằng với chi phí đang giảm và lợi nhuận kinh tế sẻ bị triệt tiêu. Ở mức giá là P1 trạng thái cân bằng mới được xác lập, sản lượng của xí nghiệp là Q1. Đường cung dài hạn của ngành LS dốc xuống về bên phải.

Chúng ta nên phân biệt sự sút giảm giá các yếu tố sản xuất này thuộc về những nguyên nhân nằm ngoài xí nghiệp, không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các quyết định sản xuất của xí nghiệp.

Nói chung trong ba trường hợp đã phân tích, trường hợp chi phí giảm dần ít xảy ra nhất, kế đến là trường hợp chi phí không đổi. Tuy nhiên sự tồn tại của chúng không duy trì được lâu dài. Xét về lâu dài trước xu thế phát triển của lực lượng sản xuất và của xã hội nói chung, các loại chi phí giảm như đã nói rồi cũng lại gia tăng. Do đó trường hợp chi phí gia tăng có thể xem như trường hợp phổ biến nhất.

Phân tích trong dài hạn

Trong dài hạn nhà độc quyền có thể thay đổi qui mô sản xuất. Mục tiêu cơ bản trong dài hạn của xí nghiệp độc quyền là tối đa hoá lợi nhuận. Tuỳ thuộc vào qui mô tiêu thụ của thị trường và điều kiện sản xuất trong dài hạn của xí nghiệp độc quyền, xí nghiệp độc quyền có thể thiết lập các loại qui mô sản xuất khác nhau để tối đa hoá lợi nhuận:

• Qui mô sản xuất nhỏ hơn qui mô sản xuất tối ưu.

• Qui mô sản xuất bằng qui mô sản xuất tối ưu.

Ta lần lượt nghiên cứu từng trường hợp.

3.1. Thiết lập qui mô sản xuất nhỏ hơn qui mô sản xuất tối ưu.

Khi qui mô tiêu thụ của thị trường quá nhỏ, đường doanh thu biên cắt đường chi phí trung bình dài hạn (LAC) về bên trái điểm cực tiểu. Để tối đa hoá lợi nhuận, xí nghiệp độc quyền phải thiết lập qui mô sản xuất nhỏ hơn qui mô sản xuất tối ưu và sản xuất một mức sản lượng nhỏ hơn mức sản lượng tối ưu.

Hình 6. 11

Để đạt lợi nhuận tối đa, xí nghiệp sẽ quyết định sản xuất ở mức sản lượng Q1, tại đó LMC = MR.

Nhà độc quyền phải chọn qui mô sản xuất sao cho ở mức sản lượng Q1 chi phí trung bình thấp nhất.

Vậy ấn định giá bán là P1, chi phí trung bình dài hạn là C1. Lợi nhuận = Лmax = TR - TC = P1Q1 - C1Q1.

Để tối thiểu hoá chi phí ở mức sản lượng Q1, xí nghiệp độc quyền sẽ thiết lập qui mô sản xuất SAC1 tiếp xúc với đường LAC tại sản lượng Q1, tại Q1: SAC1 = LAC = C1

SMC1 = LMC = MR

Những qui mô sản xuất khác SAC1 đều làm cho lợi nhuận bị giảm bởi vì ở mức sản lượng Q1 các qui mô sản xuất đều có chi phí sản xuất cao hơn C1.

Qui mô sản xuất SAC1 là qui mô nhỏ hơn qui mô sản xuất tối ưu, sản lượng Q1 cũng là sản lượng nhỏ hơn sản lượng tối ưu.

Khi qui mô tiêu thụ của thị trường tương đối lớn, đường MR cắt đường LAC tại điểm cực tiểu, khi đó xí nghiệp có thể thiết lập qui mô sản xuất mức sản lượng tối ưu (hình 6.12).

Để tối đa hoá lợi nhuận xí nghiệp độc quyền sản xuất ở mức sản lượng Q2 sao cho:

LMC = MR = LACmin

Xí nghiệp thiết lập qui mô sản xuất tối ưu (SAC2) tiếp xúc với đường (LAC) tại sản lượng Q2 (điểm cực tiểu của đường LAC), ấn định giá bán là P2 thu được lợi nhuận tối đa là diện tích hình chử nhật P2AMC2.

3.3. Thiết lập qui mô sản xuất lớn hơn qui mô sản xuất tối ưu.

Khi qui mô thị trường khá lớn, đường MR cắt đường LAC về bên phải điểm cực tiểu. Xí nghiệp phải thiết lập qui mô sản xuất lớn hơn qui mô sản xuất tối ưu và sản xuất mức sản lượng lớn hơn mức sản lượng tối ưu. (hình 6.13)

Để đạt lợi nhuận tối đa xí nghiệp độc quyền nên sản xuất ở mức sản lượng Q3, ấn định giá bán là P3, thu được lợi nhuận tối đa là diện tích hình chử nhật P3C3BA. Qui mô phù hợp để sản xuất sản lượng Q3 là đường SAC3 tiếp xúc với đường LAC tại sản lượng Q3, tại đó:

SAC3 = LAC = C3 SMC3 = LMC = MR

Qui mô sản xuất SAC3 là qui mô sản xuất lớn hơn qui mô sản xuất tối ưu. Với sản lượng Q3, chỉ có qui mô SAC có thể đạt mức chi phi thấp nhất, mặc dù đó là sản lượng lớn hơn qui mô tối ưu. Bởi vì trong trường hợp này, nếu sử dụng qui mô sản xuất lớn hơn đã xuất hiện giảm chi phí qui mô, làm cho chi phí trung bình mỗi đơn vị sản phẩm lớn hơn C3.

Qua phân tích ba trường hợp trên, ta thấy trong dài hạn xí nghiệp độc quyền luôn thiết lập được qui mô sản xuất tương thích với qui mô tiêu thụ của thị trường, giá bán độc quyền luôn lớn hơn chi phí trung bình dài hạn, do đó xí nghiệp độc quyền luôn thu được lợi nhuận kinh tế trong dài hạn.

Hình 6.13

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế vi mô - Biên soạn Lê Thị Thiên Hương pot (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)