Suy dinh dƣỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo (Trang 95 - 97)

- Tỉ lệ tăng Hcy

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.7. Suy dinh dƣỡng

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.12 cho thấy nồng độ Albumin trung bình ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo là 3,70  0,49 g/dL, thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (4,72  0,21g/dL) (p < 0,05). Suy dinh dưỡng (nồng độ Albumin  3,5 g/dL) chiếm tỉ lệ 33,71% ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ. Trong đó suy dinh dưỡng độ 3 chiếm 3,37%; suy dinh dưỡng độ 2 chiếm 2,25% và suy dinh dưỡng độ 1 chiếm 28,09%.

So với tác giả Đào Bùi Quý Quyền nghiên cứu bệnh nhân suy thận mạn chưa điều trị thay thế thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy thì nồng độ albumin máu trung bình là 3,53 ± 8,7 g/dL và tỉ lệ suy dinh dưỡng chiếm 55% nhóm nghiên cứu. Lê Thị Đan Thùy nghiên cứu bệnh nhân lọc máu tại Bệnh viện Nhân dân 115 thì tỉ lệ suy dinh dưỡng là 30,03% cũng tương tự như kết quả của chúng tôi [27],[32].

Theo tác giả Kopple JD suy giảm protein - năng lượng là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ. Suy dinh dưỡng nhẹ và trung bình chiếm tỉ lệ 33% và suy dinh dưỡng nặng chiếm 6% - 8%. Tác giả cho rằng nồng độ albumin huyết thanh là chất chỉ điểm suy dinh dưỡng và là yếu tố nguy cơ chính của tử vong ở bệnh nhân lọc máu [110].

Các tác giả Combe C, McCullough KP phân tích nghiên cứu về hiệu quả và thực hành lọc máu ở các quốc gia Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Nhật, Anh Quốc và Hoa Kỳ nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua các chỉ số albumin, creatinin huyết thanh và chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa tỉ lệ tử vong và nồng độ albumin máu, với nguy cơ tử vong tăng gấp 1,38 lần ở bệnh nhân có nồng độ albumin máu < 35g/L. Tại Hoa Kỳ, suy dinh dưỡng vừa và nặng có tỉ lệ tử vong (33%) cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không suy dinh dưỡng (5%) [65].

Theo các tác giả Don BR, Kaysen G giảm albumin huyết thanh là kết quả sự phối hợp ảnh hưởng của hội chứng viêm với giảm năng lượng do giảm protein nhận vào ở những bệnh nhân suy thận mạn. Hội chứng viêm - suy dinh dưỡng gây giảm nồng độ albumin do giảm tổng hợp; trong khi đó, hội chứng viêm đơn thuần liên quan chặt chẽ đến gia tăng dị hóa protein, và khi quá mức sẽ tăng di chuyển albumin ra khỏi lòng mạch. Những biến chứng do hội chứng viêm mạnh dẫn đến chán ăn và giảm hiệu quả bổ sung protein do ăn vào, từ đó thúc đẩy phản ứng dị hóa protein ở cơ và albumin. Giảm albumin là yếu tố dự báo tỉ lệ tử vong và là nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn [73].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)