Nồng độ homocystein máu sau 4 tuần thận nhân tạo chu kỳ đơn thuần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo (Trang 120 - 122)

- Tỉ lệ tăng Hcy

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.2. Nồng độ homocystein máu sau 4 tuần thận nhân tạo chu kỳ đơn thuần

Khi phân nhóm điều trị, bảng 3.33 cho thấy không có sự khác biệt các thông số trước lọc máu giữa nhóm điều trị thận nhân tạo chu kỳ đơn thuần và nhóm thận nhân tạo chu kỳ kết hợp thuốc (p > 0,05) chứng tỏ hai nhóm ở cùng điều kiện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.34 cho thấy sau 4 tuần lọc máu chu kỳ đơn thuần 3 lần mỗi tuần, nồng độ homocystein trung bình trước lọc máu là 29,82  13,23 mol/L không có sự khác biệt so với khi bắt đầu điều trị là 28,62  13,73 mol/L (p>0,05). Không có sự khác biệt nồng độ vitamin B12 so với 4 tuần trước (p>0,05).

Tuy nhiên, nồng độ Folat sau 4 tuần lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ là 9,84  6,80 ng/ml thấp hơn có ý nghĩa so với khi bắt đầu là 13,82  7,82 ng/ml, chứng tỏ là mặc dù sử dụng màng lọc tính thấm thấp sẽ mất Folat không đáng kể sau mỗi lần lọc máu, nhưng khi không được cung cấp axit folic thường xuyên thì trong quá trình lọc máu kéo dài sẽ gây mất Folat nhiều hơn.

So với kết quả của tác giả Nair AP theo dõi bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ trong thời gian trung bình 3,4 năm cho thấy nồng độ homocystein trung bình trước và sau lọc máu là 17,3 mol/L và trong một lần chạy thận, nồng độ homocystein có thể giảm xuống gần mức bình thường nhưng sau đó lại gia tăng gần như cũ ở lần chạy kế tiếp và nồng độ trung bình trước lọc máu gần như không thay đổi trong vòng 6 tháng theo dõi, kết quả của chúng tôi cũng phù hợp [127].

Theo Arnadottir M, Berg AL, sau một lần lọc máu bằng thận nhân tạo giảm 28% nồng độ trung bình homocystein toàn phần và giữ nguyên 8 giờ sau lọc máu. Qua theo dõi đường biểu diễn nồng độ homocystein giữa những lần lọc

máu gợi ý rằng nồng độ homocystein giảm kéo dài suốt 8 giờ sau khi lọc máu có thể do giảm các độc tố trong môi trường urê máu cao đã ức chế hoạt tính các men liên quan trong chuyển hóa homocystein. Số lượng homocystein được lọc ra không được xem là đóng góp đáng kể trong việc thải trừ homocystein [42].

Thực nghiệm cho thấy có sự gia tăng nồng độ homocystein toàn phần ngay sau khi ăn và đạt đỉnh cao vào giờ thứ 8. Nồng độ homocystein tự do gia tăng nhanh chóng và đạt đỉnh cao vào 2 - 4 giờ sau ăn và tỉ lệ homocystein tự do / homocystein gắn protein cũng tăng cao nên trong khoảng thời gian giữa hai lần lọc máu, nồng độ homocystein sẽ gia tăng trở lại do phản ứng chuyển hóa Methionin từ thực phẩm nhận vào [37].

Qua các nghiên cứu trên, chứng tỏ sau mỗi lần lọc máu nồng độ homocystein giảm được khoảng 26 - 28% và sẽ tăng gần như cũ ở lần lọc máu kế tiếp mặc dù sử dụng màng lọc chuẩn hay màng lọc có tính thấm cao và lọc máu chu kỳ đơn thuần không làm thay đổi nồng độ homocystein trước lọc máu trong thời gian theo dõi.

Mới đây, các tác giả Allon N. Friedman, Andrew G. Bostom cho rằng nồng độ homocystein toàn phần mặc dù giảm không nhiều khi lọc máu bằng thận nhân tạo thường qui, nhưng sẽ giảm đáng kể khi được tăng số lần lọc máu. Trong một nghiên cứu so sánh nồng độ homocystein toàn phần trước lọc máu của bệnh nhân được lọc máu ban đêm với 6 - 7 đêm/tuần tại nhà so với bệnh nhân được lọc máu chuẩn 3 lần/tuần tại các trung tâm, các tác giả nhận thấy nhóm lọc máu ban đêm có nồng độ homocystein toàn phần trung bình trước lọc máu là 12,7mol/L; trong đó, nồng độ homocystein toàn phần trong giới hạn bình thường ( 12mol/L) chiếm 50% và gần giới hạn bình thường (

14mol/L) chiếm 75%, thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm lọc máu chuẩn có nồng độ homocystein toàn phần trung bình trước lọc máu là 20mol/L (p < 0,0001) và nồng độ homocystein > 12mol/L chiếm 94% (p = 0,002). Lọc máu bằng thận nhân tạo ban đêm là một phương pháp mới, được cho là có nhiều ưu điểm hơn lọc máu thường qui vì thời gian lọc máu nhiều hơn với việc thực hiện tại nhà 6

hoặc 7 đêm mỗi tuần, nên khả năng lọc được các chất có trọng lượng phân tử nhỏ và vừa tăng lên khoảng 4 lần. Nồng độ homocystein giảm rõ là vì khoảng 30% homocystein tự do được lọc trực tiếp dễ dàng với số lượng lớn và phần gắn với protein được tách khỏi hệ tuần hoàn bởi sự hấp phụ vào màng lọc do tăng số lần lọc trong lọc máu bằng thận nhân tạo ban đêm. Tuy nhiên, mặc dù lọc máu ban đêm tại nhà được chứng tỏ ưu việt hơn lọc máu chuẩn trong việc giảm nồng độ homocystein nhưng khó thực hiện rộng rãi bởi chi phí còn rất cao [35],[38].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo (Trang 120 - 122)