Tăng huyết áp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo (Trang 91 - 95)

- Tỉ lệ tăng Hcy

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.4. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn được phân loại là tăng huyết áp phụ thuộc vào thể tích máu, và bằng cơ chế này hay cơ chế khác nhưng gây hiệu quả là tăng thể tích tuần hoàn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.4 cho thấy trị số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình chung của nhóm bệnh cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (p < 0,0001) và không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p > 0,05). Khi xem xét trị số huyết áp theo nguyên nhân gây

trung bình của nhóm viêm cầu thận mạn cao hơn có ý nghĩa so với nhóm viêm thận bể thận mạn (p < 0,05) (bảng 3.5). Điều nầy phù hợp với cơ chế bệnh sinh của viêm cầu thận mạn do tổn thương cầu thận sẽ ảnh hưởng đến sự gia tăng bài tiết renin của tổ chức cận cầu thận gây tăng huyết áp. So với tác giả Đinh Thị Kim Dung trị số huyết áp chung của nhóm viêm cầu thận mạn không khác biệt có ý nghĩa so với nhóm viêm thận bể thận mạn, kết quả của chúng tôi có khác hơn [6].

Trong bảng 3.6 cho thấy tăng huyết áp chiếm tỉ lệ 91,01%, trong đó, tăng huyết áp độ I là 2,25%, độ II là 29,21% và tập trung vào tăng huyết áp độ III (59,55%) (bảng 3.7). Kết quả này cũng tương tự kết quả của Nguyễn Thị Phòng: tỉ lệ tăng huyết áp của bệnh nhân suy thận mạn là 82,7% tập trung vào độ II (32,7%) và độ III (35,4%), tác giả Hoàng Viết Thắng tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn chung tại Huế là 86,9% và nhóm thận nhân tạo là 81,1% và tác giả Đinh Thị Kim Dung: tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ là 86,7% [6],[18],[31].

Trong nhóm tăng huyết áp, trị số huyết áp chung là 184,38  17,68 / 97,84

 7,74 mmHg và huyết áp trung bình là 126,69  9,95 mmHg. So với tác giả Hoàng Bùi Bảo trị số huyết áp chung của nhóm nghiên cứu là 148,39 

27,75mmHg / 88,45  14,93mmHg; kết quả của chúng tôi có cao hơn có thể do chúng tôi chỉ nghiên cứu bệnh nhân suy thận mạn độ IV đang lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ, còn tác giả nghiên cứu bệnh nhân suy thận mạn từ độ I đến độ IV [1].

Tăng huyết áp là một trong những biến chứng thường gặp của suy thận mạn và nếu không kiểm soát tốt tăng huyết áp sẽ làm nặng thêm tình trạng suy thận. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp ở bệnh nhân lọc máu; trong đó, những nguyên nhân chính bao gồm sự giữ nước, tăng huyết áp nguyên phát từ trước, gia tăng hoạt tính giao cảm, tăng tiết renin, tăng canxi máu, tăng nồng độ endothelin-1 huyết tương và rối loạn chuyển hóa nitric oxit [135].

Theo các tác giả Levin A và Singer J bệnh tim mạch vẫn là yếu tố nguy cơ dẫn đến gia tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân suy thận mạn cả người đang lọc máu hay đã ghép thận. Một điều quan trọng là ngay cả ở những bệnh nhân bị suy thận nhẹ thì nguy cơ biến cố bệnh tim mạch và tử vong do bệnh tim mạch vẫn tăng hơn người không có bệnh thận. Tăng huyết áp là nguy cơ chính của bệnh mạch vành và phì đại thất trái chiếm tỉ lệ 87- 90% ở bệnh nhân suy thận mạn. Tỉ lệ phì đại thất trái chiếm 75% tại thời điểm bắt đầu lọc máu bằng thận nhân tạo cũng như những nguy cơ gây phì đại thất trái có thể điều chỉnh được bao gồm thiếu máu và huyết áp tâm thu đều gia tăng theo từng giai đọan suy thận [113].

Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả trên và của chúng tôi cùng cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ rất cao và là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch cần phải điều trị tích cực nhằm hạn chế nguy cơ tử vong ở nhóm bệnh nhân này.

4.1.5. Suy tim

Bảng 3.8 cho thấy tỉ lệ suy tim có biểu hiện trên lâm sàng trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 56,18% bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ, trong đó tập trung vào độ 3 và 4 (32,58%).

So với nghiên cứu tác giả Lê Thị Đan Thùy và Phạm Văn Bùi: tỉ lệ suy tim ở nhóm thận nhân tạo chu kỳ chiếm khoảng 26%, kết quả của chúng tôi cao hơn có thể do nhóm bệnh của chúng tôi có tỉ lệ thiếu máu và suy dinh dưỡng cao hơn [32].

Theo nghiên cứu của Hoàng Viết Thắng tại Huế, tỉ lệ suy tim ở bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối chưa lọc máu bằng thận nhân tạo là 56,25% và ở nhóm lọc máu là 26% thì kết quả của chúng tôi có cao hơn [31].

Trong nghiên cứu siêu âm Doppler tim của tác giả Đỗ Doãn Lợi ở 117 bệnh nhân suy thận mạn giai đọan IV chưa lọc máu và 129 bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ cho thấy tỉ lệ phì đại thất trái gặp ở 85,3% bệnh nhân suy thận mạn giai đọan IV chưa lọc máu và 88,8% bệnh nhân lọc máu

tương quan mức độ vừa với triệu chứng khó thở theo phân độ suy tim của NYHA ở cả hai nhóm chưa lọc máu và lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ. Qua kết quả nghiên cứu trên, tỉ lệ suy tim ở bệnh nhân lọc máu cũng tương tự như của chúng tôi [10].

Theo Levin A, bệnh tim mạch được xác định khi có sự hiện diện của suy tim xung huyết, bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, hoặc phì đại thất trái. Bệnh tim mạch chiếm tỉ lệ từ 8 - 40% ở bệnh nhân suy thận mạn. Ít nhất có khoảng 35% bệnh nhân suy thận mạn được xác nhận là có biến cố thiếu máu cơ tim (nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực) tại thời điểm bắt đầu đến khám với các nhà thận học [115].

Theo tác giả Lisowska A có khoảng 37% bệnh nhân có biểu hiện suy tim và khoảng 40% có bệnh mạch vành khi bắt đầu điều trị bằng thận nhân tạo [117], do nhiều nguyên nhân phối hợp; trong đó tăng huyết áp và thiếu máu kéo dài chiếm vai trò quan trọng kết hợp với tình trạng ứ muối và nước gây tăng thể tích tuần hoàn, phì đại thất trái và tổn thương cơ tim trong môi trường urê máu cao. Ngoài ra, ở bệnh nhân lọc máu bằng thận nhân tạo chu kỳ, lỗ thông động - tĩnh mạch là một yếu tố góp phần thúc đẩy tiến trình suy tim [114].

Theo Prichard SS bệnh tim do xơ vữa là nguyên nhân chính của khoảng 55% tử vong và góp phần gia tăng 20 lần bệnh tim thiếu máu và tăng 10 lần nguy cơ đột quị ở nhóm bệnh nhân suy thận mạn giai đọan cuối. Tỉ lệ bệnh tim thiếu máu cục bộ và suy tim chiếm 40% bệnh nhân trước khi điều trị thay thế thận. Nghiên cứu siêu âm tim nhận thấy khoảng 74% bệnh nhân lần đầu lọc máu đã có phì đại thất trái, 32% bệnh nhân bị dãn thất trái và 15% có rối loạn chức năng tâm thu [143].

4.1.6. Thiếu máu

Kết quả của chúng tôi, bảng 3.9 cho thấy nồng độ Hemoglobin trung bình chung cả nhóm là 81,36  24,53 g/L và Hematocrit là 25,36  8,51 % (bảng 3.10). Tỉ lệ thiếu máu (nồng độ Hb < 120g/L) chiếm 89,89%, nồng độ Hemoglobin trung bình 75,51  17,52g/L, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ (p > 0,05), không khác biệt giữa viêm cầu thận mạn và viêm

thận bể thận mạn (bảng 3.11). Bệnh nhân không thiếu máu (nồng độ Hb 

120g/L) chiếm 10,11%, nồng độ Hb trung bình 135,11  11,64 g/L, có khác biệt giữa nam và nữ (p<0,01).

Về tỉ lệ thiếu máu, kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Phòng ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo là 90% [18] và các tác giả Brian D. Bradbury, Rachel B. Fissell trong nghiên cứu DOPPS từ năm 1996 đến 2004 cho thấy thiếu máu chung (nồng độ Hb < 110 g/L) ở bệnh nhân thận nhân tạo là 75,25%, bệnh nhân có nồng độ Hb từ 110 - < 120 g/L chiếm 14,45% và bệnh nhân có nồng độ Hb > 120 g/L chiếm 10,3% [56].

Về nồng độ Hemoglobin trung bình, kết quả của chúng tôi (81,36 

24,53 g/L) có thấp hơn so với Hoàng Bùi Bảo (91,19g/L), Đỗ Doãn Lợi (95,5

 23,2g/L) và các tác giả Avram MM, Blaustein D, Fein PA nồng độ Hemoglobin trung bình ở nhóm lọc máu bằng thận nhân tạo là 91,4  19 g/L và lọc màng bụng là 96,1  17,7g/L, sự khác biệt này có thể do bệnh nhân của chúng tôi có tình trạng suy dinh dưỡng nặng hơn mặc dù cũng được điều trị với Erythropoietin [1],[10],[46].

Trong kết quả của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân thiếu máu nặng (Hb 

80g/L) là 57,31%, cao hơn so với các tác giả Frankenfield D, Johnson CA nhận thấy 10% rất thiếu máu (Hct < 28%) và nồng độ Hb  80g/L tương quan với gia tăng 2 lần nguy cơ tử vong (OR=2,01;p=0,001) khi so với nhóm có Hb từ 100-110g/L [78].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ homocystein máu và đánh giá hiệu quả điều trị tăng homocystein máu ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu bằng thận nhân tạo (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)