ĐV: kg/cây
Tuổi cây
Loại phân và lượng bón Phân hữu cơ
(g/ cây) Đạm ure (g / cây) Lân supe (g / cây) Kali clorua (g/ cây) 1 120 300 100 2 25 150 400 120 3 25 300 800 250 (Nguồn: Ngô Hồng Bình [6])
+ Cách bón: Nếu là nước phân pha loãng, trước khi tưới xới nhẹ, sâu 5- 7cm xung quanh gốc theo hình chiếu của tán vào phía gốc cây sâu khoảng 25cm sau đó mới tới nước phân, tưới xong dùng cỏ khô hoặc rơm rạ tủ gốc lại. Còn phân vô cơ riêng rễ có thể cuốc 3-4 hố sâu 5-7cm quanh tán, bón phân xong thì lấp đất lại, hoặc rạch một rãnh xung quanh hình chiếu tán cây, rộng 15-20cm, sâu 7-10cm rồi rắc phân đều vào rãnh, lấp đất, tưới nước để phân tan sau đó tủ lại gốc cây.
- Trồng dặm, tỉa bỏ mầm dại.
Năm đầu phải tiến hành kiểm tra trồng dặm các cây chết, cây sinh trưởng kém, phát hiện và loại bỏ những mầm dại mọc từ gốc ghép (nếu là cây ghép)
- Cắt tỉa, tạo hình.
+ Tạo hình cấp 1: Cây trồng bằng cành chiết thường đã có 2 hoặc 3 (cành chặc đôi, chặc 3) cành được gọi là cành cấp 1. Tuy nhiên khi trồng ra
vườn phần lớn các cây bị lấp đất gần như tới chạc đôi, chạc 3, nên các cành đó được gọi là thân chính. Sau khi cây hồi phục (khoảng 2 đến 3 tháng sau khi trồng) dùng kéo cắt ngọn của các thân chính cách khoảng 40-50cm để bật các mầm mới.
Đối với cây ghép đã được tạo hình cơ bản trong vườn ươm, có từ 2-3 cành cấp 1 nên chỉ cần chăm sóc tốt để cây sinh trưởng khỏe, thành thục hơn cho tạo cành cấp 2. Trường hợp cây chưa được tạo hình trong vườn ươm hoặc được tạo hình nhưng cành cấp 1 nhỏ bé, yếu, khi trồng cần cắt bỏ những cành yếu chỉ để một cành chính và khi cành sinh trưởng đạt độ cao 40-50cm thì cắt ngọn cho sinh cành cấp 1 (chú ý khi bấm ngọn có thể bật ra nhiều mầm nhưng chỉ để 3-4 mầm làm cành cấp 1 phân bố tương đối về các hướng).
- Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25-30cm, tiếp tục bấm ngọn để tạo hình cấp 2.
Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 2-3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.
- Tạo hình cấp 3: tiếp tục bấm ngọn cành cấp 2 sẽ tạo được cành cấp 3. Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Do vậy phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt.
*Chăm sóc bưởi ở thời kỳ thu hoạch - Tưới tiêu nước, làm cỏ cho cây.
+ Cây phải được cung cấp nước đầy đủ ở các thời kỳ quan trọng: thời kỳ phân hóa mầm hoa (tháng 11, 12), thời kỳ ra hoa (tháng 1, 2) thời kỳ quả non (rụng quả sinh lý tháng 4) và trong suốt thời kỳ quả phát triển đến trước thu hoạch một tháng. Cần áp dụng các biện pháp tủ gốc kết hợp tưới nước trong mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, để duy trì độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển.
+ Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu tán của cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng.
- Bón phân: Bón phân cho bưởi ở thời kỳ cây cho quả có thể dựa vào năng suất thu hoạch như sau:
Bảng 2.2: Lượng phân bón ở thời kỳ cho thu hoạch dựa vào năng suất quả thu hoạch vụ trước.
Lượng phân
Lượng phân bón Phân hữu cơ
(g/ cây) Đạm ure (g/ cây) Lân supe (g/ cây) Kali clorua (g/ cây) 20kg/năm 30 650 830 410 40kg/năm - 1.100 1.400 680 60kg/năm 50 1.300 1.700 820 80kg/năm - 1.750 2.250 1.090 120kg/năm 70 2.200 2.800 1.360 150/năm - 2.600 3.350 1.640 (Nguồn: Ngô Hồng Bình [6])
+ Thời vụ bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm. Lần 1: bón thúc hoa (tháng 1-2) 40% đạm. 40% kali
Lần 2: bón thức quả (tháng 4-5) 20% đạm, 20% kali
Lần 3: bón sau thu hoạch (tháng 11 -12) 40% đạm, 40% kali và 100% phân lân và phân hữu cơ.
+ Cách bón
- Phân hữu cơ: Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu tán với bề mặt rãnh rộng 30-40cm, sâu 20-25cm, rải phân, lấp đất, tưới nước giữ ẩm.
- Phân vô cơ:
Khu đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu tán của cây cách xa gốc 20-30cm, sau đó tưới nước để hòa tan phân.
- Phân vi lượng áp dụng một số biện pháp kĩ thuật tăng khả năng ra hoa, đậu quả. Bổ sung magie, kẽm, đồng,v,v…
* Cắt tỉa cành
Cắt tỉa chủ yếu tập trung vào thời kỳ thu hoạch, phương pháp chỉ là cắt tỉa thưa và tỉa ngắn.
- Cắt thưa là tập trung cắt bỏ tận gốc các cành mọc quá dầy.
- Cắt ngắn là cắt bỏ những đầu cành để hãm bớt tốc độ sinh trưởng vươn cao, thúc đẩy mầm cành phía dưới.
2.3. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Theo số liệu thông kê của FAO (2018), tình hình sản xuất cam, quýt, bưởi trên thế giới được tổng hợp như bảng 2.3