Cây bưởi xa danh Đài Loan, cũng như các cây có múi khác bị nhiều loài sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất quả. Việc theo dõi, phát hiện để đưa ra biện pháp phòng trừ các đối tượng gây hại này một cách có hiệu quả là cần thiết, qua đó cũng đánh giá được khả năng chống chịu của các bưởi theo dõi.
Thái Nguyên vốn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sâu bệnh hại phát sinh, phát triển. Đối với cây bưởi nói riêng và tất cả những cây có múi nói chung đều bị một số loại sâu bệnh hại chính như: sâu vẽ bùa, sâu đục thân, nhện hại, sâu bướm phượng,… Và một số bệnh như: bệnh chảy gôm, bệnh Greening, một số bệnh do virut,… cho nên chúng ta cần phải phát hiện kịp thời để có những biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Qua 5 tháng theo dõi thì cả 2 đợt lộc xuất hiện các loại sâu bệnh hại chính thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.9: Thành phần và mức độ phổ biến của sâu bệnh hại STT Tên sâu, bệnh hại Bộ phận bị hại Mức độ phổ biến
1 Sâu vẽ bùa Lá Cấp 3
2 Sâu bướm phượng Lá Cấp 1
3 Bệnh loét Lá Cấp 3
Ghi chú :
Cấp 1: ít phổ biến (tần xuất xuất hiện < 10%) Cấp 3: phổ biến ( tần xuất xuất hiện từ 10-20%) Qua bảng 4.9 cho thấy:
- Về sâu: Hiện nay việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự gây hại của sâu bệnh đang được quan tâm và ứng dụng ở nhiều vùng trên các loại cây trồng, đặc biệt là trên cây ăn quả. Đối với bưởi nói chung thì việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sâu bệnh.
+ Sâu vẽ bùa: trong 2 đợt lộc thì sâu vẽ bùa gây hại khá phổ biến xuất hiện nhiều nhất khi các đợt lộc mới nhú và còn non. Qua quá trình chăm sóc chúng tôi đã phun phòng trừ, bằng thuốc confidon 100sl và sử dụng theo hướng dẫn trên bao bì, phun 3 lần nhắc lại mối lần phun cách nhau 5-7 ngày.
+ Sâu bướm phượng: là loại sâu ăn lá trưởng thành có mầu sắc sặc sỡ, đẻ trứng trên các lộc non, sâu thường gây hại vào ban đêm. Theo dõi thấy mức độ gây hại ít, không đáng kể.
Ngoài ra trong quá trình theo dõi chăm sóc còn phát hiện nhện đỏ với tần suất ít.
- Về bệnh: Quan sát thấy xuất hiện các vết bệnh loét trên lá, vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu vàng, sau đó lớn dần có màu vàng nhạt, mọc nhô lên mặt lá, bề mặt vết bệnh sần sùi, nhìn kỹ ở giữa có vết lõm xuống, nhiều vết bệnh liên kết lại tạo thành mảng lớn và bất dạng.
Tuy nhiên sâu bệnh được khống chế trong mức độ cho phép nên không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.
Như vậy trong quá trình chăm sóc phải thường xuyên theo dõi, phát hiện sâu bệnh kịp thời để có những biện pháp phòng trừ hiệu quả nhằm không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây,đảm bảo cho cây có bộ khung tán vững chắc ở giai đoạn kiến thiết cơ bản là tiền đề để cây phát triển tốt, đem lại năng suất cao và ổn định sau này.
Phần 5
KẾT LUẬT VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết Luận
5.1.1. Khả năng sinh trưởng
- Tình hình ra lộc: Ngày xuất hiện lộc và thời gian ra lộc của các giống bưởi thí nghiệm ở cả hai đợt lộc Thu và lộc Đông không chênh lệch nhiều. Thời gian ra lộc trung bình của các giống là 43 ngày, tuy nhiên ở đợt lộc Thu thời gian ra lộc của các giống ngắn hơn đợt lộc Đông 1-2 ngày do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết.
- Số lượng lộc: giữa các giống bưởi thí nghiệm ở cả 2 đợt lộc là tương đương nhau. Tuy nhiên giữa 2 đợt lộc Thu và lộc Đông có sự chênh lệch, số lượng lộc Đông (4,67 - 5,87 lộc) ít hơn số lượng lộc Thu (6,26 - 6,33 lộc) nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết lạnh và khô.
- Động thái tăng trưởng chiều dài lộc: ở cả 2 đợt lộc từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 28 chiều dài lộc của các giống tăng trưởng nhanh, từ ngày 28 đến ngày 42 tăng trưởng chậm, sau ngày 42 ngừng sinh trưởng.
- Kích thước lộc thành thục:
+ Chiều dài lộc thành thục của các giống có sự chênh lệch giữa các giống và giữa các đợt lộc. Ở cả 2 đợt lộc giống bưởi da xanh Đài Loan có chiều dài lộc thành thục lớn nhất đạt 20,90 đến 21,99 cm và bưởi Đỏ có chiều dài lộc thành thục thấp nhất chỉ đạt 18,00 đến 18,72 cm.
+ Đường kính lộc thành thục của giống bưởi Diễn lớn nhất trung bình ở cả 2 đợt lộc là 0,325cm, sau đó đến bưởi da xanh Đài Loan là 0,285cm; bưởi Đỏ có đường kính lộc thành thục nhỏ nhất trung bình ở cả 2 đợt lộc là 0,255 cm.
+ Số lá trên lộc thành thục nhiều nhất vẫn là đợt lộc Thu, đợt lộc Đông số lá trên lộc của các giống thí nghiệm ít hơn. Tuy nhiên không có sự sai khác về số lá ở cả 3 giống thí nghiệm.
- Chiều cao cây: Sự tăng trưởng giữa các tháng không theo quy luật nhất định. Giống bưởi da xanh Đài Loan có sự tăng trưởng chiều cao cây nhanh nhất tăng 21,75cm, tăng trưởng chậm nhất là giống bưởi Diễn chỉ tăng 15,07cm.
- Đường kính gốc: Các giống bưởi thí nghiệm tăng ổn định qua 5 tháng, trong đó giống bưởi da xanh Đài Loan tăng nhiều nhất (0,56 cm), tăng trưởng chậm nhất là bưởi Diễn (0,51cm).
- Đường kính tán: qua 5 tháng theo dõi đường kính tán của giống bưởi da xanh Đài Loan tăng nhiều nhất so với giống đối chứng 18,5cm, giống bưởi Đỏ tăng 12,5cm, giống bưởi Diễn tăng ít nhất 8,9cm.
5.1.2 Tình hình sâu bệnh
- Quan sát trực tiếp trên các giống bưởi thí nghiệm thấy xuất hiện một số loại sâu bệnh hại như sau: sâu vẽ bùa, sâu bướm phượng, bệnh loét. Tuy nhiên mức độ phổ biến của các loại sâu bệnh thấp, sâu vẽ bùa có tần suất xuất hiện nhiều nhất so với các loại sâu khác, nhưng mức độ gây hại không đáng kể chưa ảnh hưởng nhiều tới quá trình sinh trưởng của cây bưởi.
5.2. Đề nghị
Tiếp tục nghiên cứu, theo dõi khả năng sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm qua nhiều năm để có những kết luận đầy đủ hơn. Từ đó đưa ra được kết luận về sự sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng cho năng suất và chất lượng của các giống bưởi ở điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài Liệu Tiếng Việt:
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Cây đầu dòng- Cây ăn quả, Tiêu chuẩn ngành 10TCN 601-2004.
2. Bùi Huy Đáp (1960), Cây ăn quả nhiệt đới, NXB Nông thôn
3. Đỗ Đình Ca và cộng sự (2008), “ Nghiên cứu khái thác và phát triển
nguồn gen của một số giống bưởi Thanh Trà, Phúc Trạc tại tỉnh Thừa Thiên Huế và Hà Tĩnh phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, Báo cáo kết quả
đề án về cây ăn quả.
4. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thế Việt Nam, NXB Y học. 5. Lý Da Cầu (1993), Kỹ thuật trồng bưởi năng suất cao năng suất cao nổi
tiếng của trung quốc.
6. Ngô Hồng Bình (2005), Kỹ thuật trồng một số cây ăn quả vùng duyên hải
miền trung, NXB Nông Nghiệp.
7. Phạm Ngọc Liễu, Nguyễn Ngọc Thi, (1990), “ Kết quả bình tuyển một số
giống bưởi ở các tỉnh Nam Bộ”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghệ
thực phẩm Việt Nam, số 4/1999, trang 19-22.
8. Phạm Thị Chữ (1996), “ Tuyển chọn, nhân giống bưởi Phúc Trạch năng suất cao, phẩm chất tốt phục vụ xuất khẩu và nội tiêu ”, Tạp chí khoa công nghệ, NXB Nông nghiệp.
9. Phạm Thị Hương (2006), “Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng và phát
triển của một số giống bưởi Đoan Hùng„ .
http://www1.vnua.edu.vn/tapchi/Upload/Pham_Thi_Huong260506.pdf 10. Phạm Văn Côn (2005), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển,
ra hoa, kết quả cây ăn trái, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Tôn Thất Trình (1995), Tìm hiểu các loại cây ăn quả có triển vọng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên (2018), số liệu theo dõi thời tiết khí hậu.
13. Trần Như Ý, Đào Thanh Vân, Nguyến Thế Huấn (2000),Giáo trình cây
ăn quả, NXB,Nông nghiệp Hà Nội.
14. Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận (1996), Giáo trình cây ăn quả. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Trung tâm nghiên cứu xuất bản sách và Tạp Chí (2006), Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ăn quả theo ISO- cây có múi, NXB Lao Động- Xã Hội.
16. Vàng Dùng Thề (2017),“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống bưởi da
xanh Đài Loan tại Tân Cương Thái Nguyên„.
17. Viên nghiên cứu Rau quả Hà Nội, Định hướng phát triển cây ăn quả có múi ở Việt Nam đến năm 2010, Tài liệu nội bộ.
18. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông Nghiệp Hà Nội 19. Wikipedia (2010), Bưởi, http://vi.wikipedia.org/wiki/Bưởi; Ngày truy cập
18/4/2018.
20. Wikipedia (2010), Cây ăn quả, http://vi.wikipedia.org/wiki/Cây ăn quả; Ngày truy cập 18/4/2018
II. Tài Liệu Tiếng Anh:
21. Chawalit Niyomdham (1992), Plant resources of South - East Asia 2 Edible fruit and nut, Indonexia, P128 - 131
22. FAOSTAT/Statistics- tra cứu trên mạng internet. (ngày 11/5/2018)
23. Webber (1943), “Pummelo and grapfruit”, The citrus industry, University of California. USA
PHỤ LỤC
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG BƯỞI ĐỎ TÂN LẠC
1 – Giới Thiệu:
Giống Bưởi Đỏ Tân Lạc Hòa Bình (bưởi đào Tân Lạc) này có quả hình tròn, vỏ mầu vàng khi chín múi bưởi có mầu hồng đỏ, quả có khối lượng trung bình từ 0,9 – 1,4kg. Tép bưởi Tân Lạc có mầu đỏ hồng, mọng nước , ăn rất giòn ngọt và không bị he đắng. Cây bưởi đỏ Tân Lạc Hòa Bình (bưởi đào Tân Lạc) cho năng xuất rất cao và ổng định, với cây 7 năm tuổi cho năng xuất từ 260 – 320 quả/cây.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Để có những sản phẩm bưởi chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Cây bưởi ghép: Đường kính gốc ghép từ 0,8 - 1cm, cành cao khoảng 25 - 30cm, khỏe mạnh sạch sâu bệnh.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Bưởi trồng thích hợp nhất vào 2 vụ mùa trong năm đó là: - Vụ Xuân: tháng 2, 3, 4
- Vụ thu đông: từ tháng 10 đến tháng 12
- Đối với loại đất đồi chắc, cằn thì khoảng cách là 4,5x4,5m (500
cây/ha) tương đương 18 cây trên 1 sào bắc bộ. 4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
- Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ
- Lên luống cách nhau 5m có hình mui luyện, rãnh rộng 30 - 40cm, sâu 20cm, tâm luống cao 30 - 40cm so với đáy rãnh.
- Đào hố đắp ụ:
+ Đào hố nơi đất tốt: 60x60x50cm. Nơi chân đất thấp thì phải đắp ụ, ụ cao từ 50 - 60cm, đường kính ụ rộng từ 0,8 - 1m
5 – Phân Bón Lót:
- Phân chuồng hoai mục: 20-30kg(40kg) - Super lân: 1kg
- Vôi bột: Tùy theo pH của đất để xác định lượng vôi bột cần bón. Bà con nên xác định pH trước khi quyết định bón vôi. Thông thường nếu pH<5 hoặc 5,5 thì bón 20-25kg vôi bột/sào Bắc bộ, bón trước hoặc sau các loại phân bón khác khoảng 15-20 ngày.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Bưởi Đỏ:
Hố phải đào trước khi trồng khoảng 3 tuần đến 1 tháng, trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15 – 20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất cho chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây chết cây. Sau đó dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc rồi tưới đẫm nước cho cây tối thiểu 1lần/1ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới (đặc biệt chú ý trong 30 ngày đầu tiên sau trồng).
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Bưởi Đỏ:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện theo các bước sau:
- Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60độ để khung tán đều và thoáng.
- Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.
- Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt.
+ Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả
- Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối.
- Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.
- Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Bưởi Đỏ:
Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm:
+ Bón đón hoa, cành xuân từ 15/1 – 15/3: Đạm urê + kali.
+ Bón thúc tăng trọng quả vào tháng 5 – tháng7: Đạm urê + kali
Ngoài ra bón cho cây sau khi thu hoạch làm cây chóng phục hồi, lượng bón thúc như sau:
+ Ure: 0,1 – 0,2 kg/cây + Super lân: 0,2 – 0,5 kg/cây + Kali: 0,1 - 0,3kg/cây.
Các năm sau lượng phân tăng theo tuổi cây, năng suất quả và tuỳ thuộc loại đất.
Cách bón:
Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 30 - 40 cm, sâu 20 - 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.
Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 - 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.
+ Lần 1 (sau khi thu hoạch): bón theo vành mép tán, đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Các loại phân trộn đều cho vào rãnh lấp kín đất, tủ rơm giữ ẩm.
+ Bón thúc vào lần 2 và 3: trộn đều các loại phân hóa học rải đều trong