NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
+ Giống bưởi da xanh Đài Loan. + Giống bưởi Đỏ.
+ Giống bưởi Diễn (ĐC).
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm tại Thái Nguyên.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 6/2017 – 11/2017.
- Địa điểm nghiên cứu: Xóm Hồng Thái- Xã Tân Cương-Thành Phố Thái Nguyên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của các giống bưởi thí nghiệm tại Thái Nguyên.
-Tình hình sâu bệnh hại trên các giống bưởi thí nghiệm: Quan sát trực tiếp và xác định tên các loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cơ sở triệu chứng cây bị hại và hình ảnh các chủng loại.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
- Công thức thí nghiệm.
Thí nghiệm gồm có 3 công thức, các công thức cụ thể như sau. CT1: Giống bưởi da xanh Đài Loan
CT2: Giống bưởi Đỏ
- Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT1 NL1 NL3 NL2 CT2 NL3 NL2 NL1 CT3 NL2 NL1 NL3 Dải bảo vệ
* Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại. Mỗi lần nhắc lại 5 cây, tổng số cây trong thí nghiệm là 45 cây không kể số cây ở dải bảo vệ. Phương pháp bố trí thí nghiệm: theo phương pháp cây ăn quả lâu năm.
Các biện pháp kỹ thuật như: tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, phòng trừ cỏ dại… được tiến hành đồng thời trên vườn thí nghiệm
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.
Chăm sóc theo quy trình trồng cây ăn quả của trung tâm cây ăn quả Tân Lạc Hòa Bình (có phụ lục kèm theo).
* Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái các giống bưởi nghiên cứu: + Dạng tán: đánh giá thông qua việc quan sát trực tiếp.
+ Kích thước lá (cm): Đo chiều dài lá (đo từ cuống lá đến mút lá); đo chiều rộng lá, đo chỗ rộng nhất của phiến lá, sau đó tính trung bình.
+ Số cành cấp 1, số cành cấp 2: Đếm tổng số cành cấp 1 mọc từ thân chính và tổng số cành cấp 2 mọc từ cành cấp 1.
+ Màu sắc và hình dạng lá: Quan sát trực tiếp ở vườn * Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc:
- Tình hình ra lộc:
+ Thời gian ra lộc (ngày): khi có 10% số cây có lộc nhú. + Thời gian lộc thành thục: khi có 80% số lộc xuất hiện.
* Khả năng sinh trưởng lộc: trên mỗi cây chọn 4 cành đại diện (đồng đều về sức sinh trưởng) để theo dõi, mỗi cành chọn lấy 2 lộc đại diện để quan sát và quan sát trên 2 vụ: Thu, Đông.
+ Số lộc/cây: đếm toàn bộ số lộc/cây của các đợt lộc Thu, Đông.
+ Động thái tăng trưởng chiều dài lộc (cm):trên các lộc đại diện đã chọn tiến hành đo chiều dài lộc từ khi xuất hiện đến lúc thành thục, đo 7 ngày 1 lần.
+ Kích thước cành thành thục (cm): Đo chiều dài (đo từ vị trí xuất phát lộc đến đỉnh sinh trưởng lộc) và đường kính gốc (dùng thước kẹp đo tại vị trí giữa 2 lá thật đầu tiên của cành lộc) cành lộc khi đã thành thục - của các đợt lộc (Xuân, Hè, Thu).
+ Đếm số lá trên lộc: Chọn ngẫu nhiên một lộc trên cây rồi đếm số lá khi lộc thành thục.
* Động thái tăng trưởng hình thái cây: mỗi tháng theo dõi 1 lần.
- Chiều cao cây (cm): dùng sào và thước mét, đo từ gốc tới đỉnh tán cao nhất của cây. Chú ý phải cố định điểm đo ở mặt đất bằng vật cứng.
- Đường kính tán cây (cm): dùng sào và thước dây, đo hai chiều vuông góc trên mặt tán (theo 2 hướng Đông – Tây và Nam – Bắc), nếu góc không đều thì đo 3 -4 lần lấy chỉ số trung bình.
- Đường kính gốc cây (cm): đo bằng thước kẹp panme, đánh dấu điểm đo cách mặt đất 10 cm (lần 1), các lần tiếp theo đo đúng vị trí trùng lần đầu tiên.
*Tình hình sâu bệnh hại
- Theo dõi tình hình sâu và bệnh hại trên vườn thí nghiệm: áp dụng phương pháp theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại trên cây ăn quả có múi (QCVN 01 - 119 : 2012) của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Quan sát trực tiếp trên toàn bộ những cây thí nghiệm: thời điểm xuất hiện, gây hại mạnh nhất, chủng loại, mức độ hại của sâu và bệnh hại chính.
- Đối với loại chích hút (sâu vẽ bùa, sâu bướm phượng): theo dõi trong thời gian cây ra lộc. Theo dõi số lộc bị hại và tính tỷ lệ sâu hại.
Tổng số lộc bị hại
Tỷ lệ sâu hại (%) = ––––––––––––––––– x 100% Tổng số lộc theo dõi
Sau đó phân cấp hại dựa vào tỷ lệ sâu hại: Đối với các loại sinh vật hại lá, lộc, hoa, quả:
Cấp hại Tỷ lệ diện tích lá, lộc, hoa, quả bị hại (%)
Cấp 1 1 - 10
Cấp 3 > 10-20
Cấp 5 > 20-40
Cấp 7 > 40-80
Cấp 9 80
- Đối với bệnh loét hại cây ăn quả có múi: theo dõi bộ phận bị hại, thời điểm xuất hiện, thời điểm bị nặng; rồi tính tỷ lệ bệnh hại.
Số cành (lá, lộc, quả,…) bị bệnh
Tỷ lệ bệnh hại (%) = ––––––––––––––––––––––––– x 100% Tổng cành, lá, lộc..…điều tra
Sau đó phân cấp hại dựa vào tỷ lệ bệnh hại:
Cấp hại Tỷ lệ diện tích cành cây bị hại (%)
Cấp 1 1 - 10
Cấp 3 > 10-20
Cấp 5 > 20 - 40
Cấp 7 > 40-80
3.4.4. Tổng hợp, tính toán số liệu:
- Toàn bộ số liệu thí nghiệm được tổng hợp và tính toán trên phần mềm Microsoft Excel.