Tình hình nghiên cứu về cây bưởi trên Thế Giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 34 - 36)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4.1. Tình hình nghiên cứu về cây bưởi trên Thế Giới

Trên thế giới , nghiên cứu về bưởi đã thu được kết quả trên rất nhiều lĩnh vực như chọn tạo giống mới, kỹ thuật canh tác cho tới kỹ thuật bảo quản và chế biến sau thu hoạch.

Theo Viện Tài Nguyên Di Truyền Thực Vật Quốc Tế (IPGRI, 2003) [19], trong lĩnh vực thu thập, bảo tồn cây có múi nói chung và bưởi nói riêng cũng nhận được sự quan tâm của hầu hết các nước trồng cây có múi trên thế giới. Càng ở những nước có ngành sản xuất cây có múi phát triển, thì việc thu thập, bảo tồn lưu giữ cũng như việc đánh giá, sử dụng càng được quan tâm đầu tư.

Do tầm quan trọng của việc bảo tồn và sử dụng nguồn tài nguyên di truyền thực vật nói chung và tài nguyên di truyền nông nghiệp nói riêng trong đó có cây có múi, mỗi quốc gia đều đã tiến hành công việc điều tra thu thập,

bảo tồn một cách nghiêm túc, lựa chọn cách tiến hành phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mình. Xu hướng chung là tập trung vào điều tra thu thập, bảo tồn, đánh giá sử dụng các giống bản địa, khai thác những đặc tính, đặc trưng tốt của giống phục vụ cho việc thương mại hóa sản phẩm và lai tạo giống, đặc biệt là tạo giống chống chịu với điều kiện sinh thái khí hậu và sâu bệnh (Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam, 1996) [1].

Trong lĩnh vực chọn tạo giống mới , các nhà khoa học trung quốc đã tiến hành điều tra thu thập được hơn 1.000 giống trong quần thể tự nhiên có năng suất cao và phẩm chất tốt (Lý Gia Cầu,1933 [5]).

Theo hướng chọn tạo giống mới bằng phương pháp lai hữu tính, các nhà khoa học chọn tạo giống cây ăn quả ở các nước trong khu vực đã chọn tạo được một số giống bưởi mới. Một số giống bưởi có triển vọng tốt ở các nước như Thái Lan có 3 giống, Trung Quốc có 3 giống, Indonesia có 5 giống, 7 giống bưởi chùm (Saunt, 2000) [19].

Khi nghiên cứu trên các giống bưởi của Thái Lan , tác giả suwanapong (1991), cho rằng, tỷ lệ đậu quả khi để các giống tự thụ phấn đạt rất thấp, nhưng khi giao phấn giữa các giống thì tỷ lệ đậu quả tăng lên từ 9 đến 24% . Theo Lý Gia Cầu (1993) [5], khả năng ra hoa của bưởi rất cao nhưng nếu để tự nhiên thì tỷ lệ đậu quả rất thấp chỉ đạt 0-2% .

Lai tạo là một trong những biện pháp tạo giống mới có hiệu quả . Mỗi giống có một vài ưu nhược điểm của nó, khi đưa vào lai tạo có thể tạo ra giống mới có nhiều đặc điểm ưu việt hơn. Các giống bưởi May pummelo và Yellow pumelo là 2 giống được tạo ra từ lai tạo Trại Nghiên Cứu Giống Cây ăn quả , Nhật Bản, cả 2 giống đều sinh trưởng khỏe, chống chịu lạnh tốt, hàm lượng chất khô tổng số cao và đều chống chịu bệnh loét tốt, bưởi hayasaki được lai tạo từ bưởi Mato và Hirado Tại Trại Nghiên cứu cây ăn quả Kuchinotsu, cây sinh trưởng khỏe, quả to, chất lượng tốt, chống chịu tốt với

bệnh vẩy vỏ. Ở Liên Xô (cũ) đã tạo ra những giống có khả năng chịu sương giá tốt (Rene và Espino, 1990) [19].

Philippines là một nước sản xuất nhiều bưởi. Tuy nhiên, các giống bưởi ở Philippine đều là các giống nhập nội từ các nước như Trung Quốc, Thái Lan,... ví dụ: giống Khao phuang từ Thái Lan, giống Amoy và Sunkiluk.V gốc Trung Quốc, chỉ có giống Fortich là giống địa phương.

Tại Trung tâm nghiên cứu cây trồng quốc tế, tác giả N.T.Estellena và cộng sự vào năm 1992 đã nghiên cứu khá sâu về tập đoàn giống bưởi, kết quả đã xác định được ở Philippin có 4 giống bưởi có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu với sâu bệnh khá tốt như Delacruzp - Pink, Magallanes và Amoymanta, Siamese.

Ngoài việc lai tạo để tạo ra các giống mới các nhà khoa học còn dùng để cải tiến góc ghép theo ý muốn (Beattie và Revelant, 1992) [20].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống bưởi tại xã tân cương, thành phố thái nguyên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)