Một số chỉ tiêu sinh hoá máu ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli trên đàn vịt

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Bệnh Lý Bệnh Do Escherichia Coli Ở Vịt Bầu Trắng Và Biện Pháp Điều Trị (Trang 57 - 63)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.2. Một số chỉ tiêu sinh hoá máu ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli trên đàn vịt

đàn vịt bầu trắng nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

*. Độ dự trữ kiềm trong máu

Trong quá trình trao đổi chất, cơ thể sản sinh ra axit là chủ yếu, các muối kiềm trong máu làm nhiệm vụ trung hoà các axit đi vào máu, nhờ đó giữ cho độ pH trong máu không đổi. Lượng kiềm chứa trong máu gọi là “độ dự trữ kiềm”, đó chính là hàm lượng muối NaHCO3 tính bằng mg có trong 100ml máu (mg%). Độ dự trữ kiềm là một chỉ tiêu đánh giá khả năng bền bỉ làm việc của cơ thể. Khi độ dự trữ kiềm cao thì cơ thể có khả năng hoạt động bền bỉ hơn. Do vậy, việc xác định độ dự trữ kiềm trong máu là cần thiết để đánh giá mức độ mất nước, chất điện giải của con bệnh.

Bằng máy xét nghiệm sinh hóa máu, chúng tơi tiến hành định lượng độ dự trữ kiềm trong máu ở 50 con vịt bầu trắng khoẻ và 50 con vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli. Kết quả thu được chúng tơi trình bày ở bảng 4.9.

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: độ dự trữ kiềm ở vịt bầu trắng khoẻ mạnh trung bình là 546,27±5,32mg%, ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli độ dự trữ kiềm trung bình là 447,71±8,08mg%. Như vậy, khi vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli độ dự trữ kiềm giảm rõ rệt so với vịt bầu trắng khoẻ mạnh (P<0,05), điều này cho thấy ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli có thể bị trúng độc toan.

Bảng 4.9. Độ dự trữ kiềm trong máu và hàm lượng đường huyếtở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli trên đàn vịt bầu trắngnuôi tại một số nông hộ thuộc

huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Chỉ tiêu

Đối tượng

Độdựtrữkiềm trong máu (mg%)

Hàm lượng đường huyết (mmol/l) X ±mx P X ±mx P Vịt bầu trắngkhoẻ (n = 50) 546,27±5,32 P<0,05 5,62±1,20 P<0,05 Vịt bầu trắng bệnh (n = 50) 447,71±8,08 4,22±0,98

Độ dự trữ kiềm trong máu ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli thấp hơn so với mức sinh lý bình thường. Theo chúng tơi là khi vịt bầu trắng bị viêm ruột tiêu chảy, cơ thể vịt bầu trắng bị mất nước kèm theo mất các chất điện giải, khiến cân bằng axit - bazơ trong máu bị phá vỡ, lượng kiềm dự trữ trong máu giảm xuống, cơ thể vịt bầu trắng bệnh rơi vào trạng thái trúng độc toan. Điều này cho thấy việc xác định độ dự trữ kiềm trong máu là cần thiết để đánh giá mức độ mất nước và chất điện giải của vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli và từ đó có biện pháp bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể để đề phòng hiện tượng cơ thể nhiễm độc toan.

* Hàm lượng đường huyết

Hàm lượng glucoza là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khoẻ của con vật. Do vậy, để xác định ảnh hưởng của quá trình bệnh đến q trình hấp thu trong đường tiêu hố ở vịt bầu trắng, từ đó có cơ sở khoa học để đưa ra biện pháp điều trị bệnh có hiệu quả cao hơn, chúng tơi tiến hành định lượng hàm lượng đường huyết trong máu ở 100 vịt bầu trắng, trong đó có 50 vịt bầu trắng bị viêm ruột tiêu chảy do E.coli và 50 vịt bầu trắng khoẻ mạnh bình thường (bảng 4.9) cho thấy: hàm lượng đường huyết ở vịt bầu trắng khoẻ là 5,62±1,20mmol/l. Khi vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli hàm lượng đường huyết giảm xuống còn 4,22±0,98mmol/l (P<0,05).

Như vậy, kết quả trên cho thấy khi vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli có hàm lượng đường huyết giảm xuống nhiều so với vịt bầu trắng khoẻ mạnh bình thường. Sở dĩ như vậy theo chúng tơi là do con vật ăn ít hoặc bỏ ăn và do rối loạn tiêu hoá khiến vịt bầu trắng không hấp thu được đường từ ruột non. Hơn nữa, do kèm theo là rối loạn chức năng của gan làm cho vịt bầu trắng càng thiếu năng lượng trầm trọng cho các hoạt động sống khác và chính điều này cho thấy trong quá trình điều trị cần phải bổ sung năng lượng cho cơ thể vịt bầu trắng.

* Hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein trong huyết thanh ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli trên đàn vịt bầu trắng nuôi tại một số nơng hộ

thuộc huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên.

Protein trong huyết thanh có vai trị tham gia vào quá trình trao đổi nước, hoạt động bảo vệ cơ thể, tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng, hormon và tham gia vào q trình đơng máu,...

Protein gồm các tiểu phần albumin, globulin và fibrinogen. Sự biến đổi các tiểu phần protein xảy ra với các lứa tuổi dưới ảnh hưởng của các trạng thái bệnh lý khác nhau.

- Albumin là thành phần lớn nhất của protein huyết thanh, chiếm 80% áp suất bình thường vì phân tử trọng của chúng bé mà số lượng lại lớn. Albumin là loại protein tham gia vào cấu tạo nên các mơ bào của các khí quan trong cơ thể. Do vậy, hàm lượng Albumin trong máu hiển thị khả năng sinh trưởng của con vật và có ý nghĩa rất lớn trong việc điều chỉnh quá trình trao đổi nước.

- Globulin chiếm phần nhỏ trong huyết thanh, tỷ số Albumin/Globulin (A/G) khơng cố định mà có thể biến đổi. Khi bị bệnh truyền nhiễm tỷ số này giảm vì trong máu hàm lượng globulin tăng cao (Lê Khắc Thận, Nguyễn Thị Phước Nhuận, 1974). Globulin huyết thanh chia làm 3 nhóm: α, β, và γ, chúng có ý nghĩa sinh lý khác nhau. Đặc biệt γ-globulin là chất có vai trị đặc biệt vì chúng là nguồn gốc sinh ra kháng thể.

Bằng máy xét nghiệm sinh hóa máu, chúng tơi tiến hành kiểm tra hàm lượng protein tổng số và các tiểu phần protein trong huyết thanh ở 50 vịt bầu trắng bệnh và 50 vịt bầu trắng khoẻ (bảng 4.10) cho thấy: khi vịt bầu trắng bị viêm ruột tiêu chảy hàm lượng protein tổng số cao hơn so với vịt bầu trắng khoẻ. Cụ thể ở vịt bầu trắng bị viêm ruột tiêu chảy do E.coli hàm lượng protein tổng số là 40,01 ± 0,08g/l, trong khi đó vịt bầu trắng khoẻ mạnh hàm lượng protein tổng số là 31,97 ± 0,19g/l (P<0,05).

Như vậy, khi vịt bầu trắng bị viêm ruột tiêu chảy do E. coli hàm lượng protein tổng số tăng. Theo chúng tôi hàm lượng protein tổng số tăng là do khi con vật bị tiêu chảy kèm theo quá trình mất nước và chất điện giải làm cho máu bị cô đặc dẫn tới protein tổng số tăng cao (đây chỉ là hiện tượng tăng giả). Trên thực tế, khi bị viêm ruột tiêu chảy thì con vật ăn ít hoặc bỏ ăn đồng thời hệ thống niêm mạc đường tiêu hố bị tổn thương nên cơ thể khơng hấp thu được protein, do đó hàm lượng protein tổng số phải giảm so với bình thường.

Bảng 4.10. Hàm lượngprotein tổng số và các tiểu phần protein trong huyết thanh ở vịt bầu trắngmắc bệnh E. coli trên

đàn vịt bầu trắngnuôi tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Chỉ tiêu

Đối tượng

Protein tổng số (g/l)

X ±mx

Các tiểu phần protein huyết thanh (%)

Tỷ số A/G (%) Albumin X ±mx α1-globulin X ±mx α2-globulin X ±mx β-globulin X ±mx γ-globulin X ±mx Vịt bầu trắng khoẻ (n = 50) 31,97 ± 0,19 (P < 0,05) 58,21 ±0,60 0,22±0,05 15,86±0,47 12,98±0,93 8,42±0,21 1,57 Vịt bầu trắng bệnh (n = 50) 40,01 ± 0,08g (P<0,05) 54,04±0,02 0,20±0,02 15,12±0,31 11,93±0,18 12,16±0,09 1,37

Kết quả bảng 4.10 cũng cho thấy: tỷ lệ % γ-globulin tăng lên ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli, từ 8,42% ở vịt bầu trắng khỏe mạnh bình thương lên đến 12,16% ở vịt bầu trắng bệnh. Hàm lượng glubulin tăng lên làm cho tỷ số A/G giảm: (A/G ở vịt bầu trắng khoẻ mạnh là 1,57trong khi đó tỷ số A/G ở vịt bầu trắng bệnh chỉ là 1,37).

Sở dĩ γ-globulin tăng lên là do khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, E. coli có các cấu trúc kháng nguyên. Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, kích thích cơ thể sinh ra kháng thể để chống lại kháng nguyên xâm nhập, mà γ-globulin là nguồn gốc sinh ra kháng thể. Vì thế khi trong cơ thể có hiện tượng nhiễm khuẩn thì tỷ lệ γ-globulin sẽ tăng cao, đồng thời tỷ số A/G sẽ giảm xuống.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở vịt bầu trắng bị viêm ruột tiêu chảy tỷ lệ % γ-globulin tăng và tỷ số A/G giảm so với vịt bầu trắng khoẻ mạnh và cùng với sự biến động tỷ lệ các loại bạch cầu đã phản ánh quá trình nhiễm khuẩn đường ruột ở vịt bầu trắng bệnh.

* Hàm lượng natri, kali trong huyết thanh vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli trên đàn vịt bầu trắng nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh

Hưng Yên.

Sự cân bằng điện giải trong cơ thể động vật là do ion kali, natri, clo và axít carbonic đảm nhiệm chính, trong đó ion kali và natri có vai trị quan trọng. Natri và kali trong thức ăn được hấp thu vào cơ thể chủ yếu ở phần ruột non (80 - 90%), phần còn lại ở dạ dày và ruột già. Qua thành ruột, các ion này theo dòng máu đến tận các dịch gian bào, sự trao đổi ion giữa dịch gian bào và nội bào thực hiện qua màng tế bào.

Natri là ion chủ yếu của khu vực ngoài tế bào và liên quan chặt chẽ với các ion Cl-, HCO3- trong cân bằng axit-bazơ. Nó có vai trị quan trọng trong việc duy trì áp lực thẩm thấu, liên quan đến trao đổi nước trong cơ thể. Thiếu hoặc thừa natri thường xảy ra trong lâm sàng, các rối loạn chuyển hố natri và nước. Tình trạng đó thường do tiêu chảy nặng trong các trường hợp viêm ruột, khẩu phần thức ăn có lượng natri thấp.

Trong cơ thể động vật, kali chủ yếu nằm trong nội bào (98%), ở dạng kết hợp với albumin hoặc với phospholipit. Kali đóng vai trò quan trọng trong chuyển hoá các chất như chuyển hoá đạm, đường và nước. Khi kali thiếu hụt các chất chuyển hoá này sẽ bị ảnh hưởng. Ở bên ngoài tế bào kali cũng giữ một vai trị quan trọng trong việc duy trì tính chịu kích thích của cơ, nhất là cơ tim.

Theo Chu Văn Tường (1991) cho rằng trong viêm ruột tiêu chảy bao giờ cũng có sự thiếu hụt K+ và Na+ và thường gây tình trạng nhiễm toan.

Định lượng hàm lượng natri và kali trong máu ở 50 vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli và 50 vịt bầu trắng khoẻ mạnh bằng máy xét nghiệm sinh hóa máu. Kết quả thu được chúng tơi trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Hàm lượng natri và kali trong huyết thanh ở vịt bầu trắngmắc bệnh E. coli nuôi tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Chỉ tiêu Đối tượng Hàm lượng natri (mEq/l) Hàm lượng kali (mEq/l) X ±mx P X ±mx P Vịt bầu trắng khoẻ (n = 50) 334,14±6,82 P<0,05 12,15±0,29 P<0,05 Vịt bầu trắng bệnh (n = 50) 279,33±7,10 9,32±0,98

Qua bảng 4.11 cho thấy: ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli hàm lượng natri và kali đều giảm. Hàm lượng natri ở vịt bầu trắng khoẻ mạnh là 334,14±6,82mEq/l, trong khi đó hàm lượng natri ở vịt bầu trắng bệnh là 279,33±7,10mEq/l; ở vịt bầu trắng khoẻ có hàm lượng kali là 12,15±0,29mEq/l, khi vịt bầu trắng bị viêm ruột tiêu chảy do E. coli hàm lượng kali giảm xuống còn là 9,32±0,98mEq/l.

Theo chúng tôi hàm lượng natri và kali trong máu vịt bầu trắng bị viêm ruột tiêu chảy do E. coli đều giảm so với vịt bầu trắng khoẻ mạnh là do khi bị viêm ruột cơ thể không những không hấp thu natri và kali qua thức ăn. Mặt khác do ruột bị viêm, tính mẫn cảm tăng, nhu động ruột tăng tiết cùng với dịch rỉ viêm, con vật tiêu chảy kéo theo một lượng nước cùng với chất điện giải bài xuất ra ngoài.

Natri huyết giảm gây nhược trương dịch gian bào, nước sẽ vào tế bào, giảm dự trữ kiềm, giảm thể tích máu, gây cơ đặc máu, huyết áp giảm sẽ dẫn đến truỵ tim mạch, làm thiểu niệu, gây suy thận (Vũ Triệu An, 1978). Khi kali huyết giảm sẽ sinh ra mỏi cơ, yếu cơ, mất phản xạ gân, giảm nhu động ống tiêu hố (chán ăn, khó tiêu). Vì vậy, khi điều trị tiêu chảy nói chung và điều trị vịt bầu trắng viêm ruột nói riêng phải cần bổ sung chất điện giải cho con vật, tránh để cho con vật bị nhiễm độc toan.

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Bệnh Lý Bệnh Do Escherichia Coli Ở Vịt Bầu Trắng Và Biện Pháp Điều Trị (Trang 57 - 63)