Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh E.Coli trên vịt bầu trắng thuộc một số

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Bệnh Lý Bệnh Do Escherichia Coli Ở Vịt Bầu Trắng Và Biện Pháp Điều Trị (Trang 71)

BẦU TRẮNG THUỘC MỘT SỐ NÔNG HỘ THUỘC HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN

Dựa trên đặc tính của vi khuẩn E. coli chúng tôi phân lập được từ vịt bầu trắng mắc bệnh và các kết quả nghiên cứu đặc điểm bệnh, cùng với kết quả xác định khả năng mẫn cảm của vi khuẩn E. coli đã phân lập được từ vịt bầu trắng bệnh với một số loại kháng sinh, chúng tôi tiến hành xây dựng phác đồ điều trị thử nghiệm.

Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh cần thiết phải có giải pháp cụ thể để hạn chế khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh (Collignon và cs, 2009). Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu thực tế sản xuất là phải chọn được loại kháng sinh có tính chất thông dụng, giá thành hợp lý và có hiệu quả. Do đó, chúng tôi đã lựa chọn và điều trị thử nghiệm 2 loại thuốc kháng sinh đang lưu hành trên thị trường để dùng cho 2 phác đồ điều trị là: Bio – Flo + Doxy (Doxycyline + , Florfenicol) và Octamix (Amoxycillin + Colistin)

Với 90 con vịt bầu trắng mắc bệnh, chúng tôi xây dựng 2 phác đồ điều trị thử nghiệmvà tiến hành điều trị trong 3 đợt (đợt 1, đợt 2, đợt 3). Mỗi đợt chúng tôi chia làm 2 lô, mỗi lô chúng tôi theo dõi 30 vịt bầu trắngbệnh và điều trị theo 2 phác đồ.

* Phác đồ I:

bổ sung nước và điện giải (Chúng tôi đã trình bày chi tiết ở phần phương pháp thí nghiệm).

* Phác đồ II:

Chúng tôi sử dụng kháng sinh Flo - Doxy, kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực, bổ sung nước và điện giải như phác đồ I.

● Bio – Flo + Doxy - Thành phần gồm: Florfenicol: 20g Doxycyline: 10g Tá dược vừa đủ: 100g Tác dụng:

+ Florfenicol là kháng sinh thế hệ mới nhất của nhóm Phenicol, là kháng

sinh tổng hợp phổ rộng, có hiệu quả trong điều trị các bệnh do vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).

+ Doxycyclin thuộc nhóm tetracyclin có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn gram (+) và gram (-) như Bordetella; E.Coli, Ampylobacter; Salmonella;

Staphylococcus; Doxycyclin cũng có tác dụng tốt đối với Mycoplasma

Rickettsiaapp. Tác động của Doxycyclin đối với vi khuẩn là sự ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn.

Chỉ định:

Phòng và trị bệnh: CRD, E. coli, tụ huyết trùng, thương hàn, tiêu chảy.

Octamix

- Thành phần gồm:

+ Amocyclin trihydrat: 100mg + Colistin sunfat: 50mg

- Tác dụng:

+ Amocyclin: Amocyclin là amino penicillin, bền trong môi trường axit, có phổ tác dụng rộng hơn Bezyl penicillin, đặc biệt có tác dụng chống trực khuẩn gram (-).Amocyclin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sinh tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn Invito, Amocyclin hấp thu dễ dàng qua đường uống, nồng độ đạt đỉnh cao trong huyết thanh sau khi uống 1-2 giờ.

+ Colistin: là thuốc kháng sinh nhóm polymycin, thường dùng để điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn gram (-), phổ kháng khuẩn và cơ chế tác dụng của Colistin cùng tương tự như polymicin B, nhưng dạng Colistin sunfat thì có tác dụng hơi kém hơn, còn dạng Colistin sunfomethat thì có tác dụng kém hơn polymicin B rất nhiều: Colistin có tác dụng đối với các vi khuẩn như: E.Coli; Klebsiella; Salmonella; Haemophillus.

- Chỉ định:

+ Octamix được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa và hô hấp gây ra bởi vi sinh vật nhạy cảm với Amocyclin và Colistin như E.coli; Salmonella; Haemophillus; Pasteurella, …

Như chúng tôi đã nêu ở trên, với 90 vịt bầu trắng nuôi thịt mắc bệnh E.coli được chúng tôi tiến hành điều trị theo 2 phác đồ và tiến hành trong 2 đợt. Kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Kết quả điều trị thử nghiệm bệnh E.coli ở vịt bầu trắngtrên đàn vịt bầu trắngtại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Đợt thí nghiệm

Lô thí nghiệm Tên kháng sinh

Số lượng vịt bầu trắng bệnh được điều trị (con) Số vịt bầu trắng khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi (%) Đợt 1 Lô I: (phác đồ I) Octamix 30 24 80 Lô II: (phác đồ II) Bio - Flo + Doxy 30 28 93 Đợt 2 Lô I: (phác đồ I) Octamix 30 25 83 Lô II: (phác đồ II) Bio - Flo + Doxy 30 27 90 Đợt 3 Lô I: (phác đồ I) Octamix 30 26 86 Lô II: (phác đồ II) Bio - Flo + Doxy 30 28 93 Tổng Lô I: (phác đồ I) Octamix 90 75 83 Lô II: (phác đồ II) Bio - Flo + Doxy 90 83 92 Kết quả bảng 4.15 cho thấy: với 2 phác đồ điều trị thử nghiệm, cả 2 phác đồ đều cho hiệu quả cao (từ 83 – 93%). Nhưng phác đồ II có hiệu quả cao hơn. Cụ thể với 90 con vịt bầu trắngđược điều trị sau 5 ngày có 83 con khỏi bệnh (đạt tỷ lệ 92%). Ở phác đồ I cũng với số ngày điều trị như phác đồ I, nhưng chỉ có 75/90 con khỏi bệnh (đạt tỷ lệ 83%).

+ Tuy nhiên, sau quá trình điều trị vẫn có những con còi cọc, yếu chân, và đều ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng. Trong thực tế, các đàn vịt bầu trắng nuôi thịt mắc E. coli nuôi trong điều kiện vệ sinh kém, khi điều trị bệnh không cải thiện được môi trường, không tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và bổ sung điện giải, vitamin, glucoza, thì tỷ lệ chết có thể trên 70%.

PHẦN 5. KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận:

- Tỷ lệ vịt bầu trắng mắc bệnh, chết do bệnh thường cao nhất vào mùa xuân, giảm dần vào mùa hạ và mùa thu, thấp nhất vào mùa đông.

- Tỷ lệ vịt bầu trắng nghi mắc bệnh E. coli và chết trong giai đoạn 1 – 10 ngày tuổi là cao nhất (chiếm 4,64% và 2,36%) Khi vịt bầu trắnglớn dần lên, tỷ lệ mắc bệnh và chết do bệnh cũng giảm dần theođộtuổi.

- Biểu hiện lâm sàng ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli thường là kém ăn, ủ rũ, tiêu chảy phân xanh, vàng, nhày, có khi lẫn máu và khó thở.

- Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, hàm lượng huyết sắc tố ở vịt bầu trắngmắc bệnh E.coli cao hơn so với vịt bầu trắngkhỏe.

- Ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli số lượng bạch cầu tăng so với vịt khỏe mạnhvà bạch cầu ái toan giảm.

- Độ dự trữ kiềm và hàm lượng đường huyết ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli giảm so với vịt bầu trắngkhỏe.

- Hàm lượng protein huyết thanh ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli cao hơn so với vịt bầu trắngkhỏe.

- Hàm lượng natri và kali trong huyết thanh của vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli giảm nhiều so với vịt bầu trắngkhỏe.

- Khi vịt bầu trắngmắc bệnh E. coli tổn thương bệnh lý chủ yếu ở đường ruột: ở tá tràng và manh tràng. Với tổn thương vi thể là hiện tượng lông nhung biến dạng, niêm mạc sung huyết, xuất huyết và có tế bào viêm thâm nhiễm ở hạ niêm mạc.

- Trong điều trị bệnh E. coli ở vịt bầu trắng, ngoài việc loại trừ những sai sót trong nuôi dưỡng, dùng kháng sinh đặc hiệu diệt vi khuẩn còn phải dùng thuốc tăng cường giải độc cho cơ thể và bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể. Trong các cơ sở chăn nuôi vịt bầu trắng khi điều trị bệnh E. coli theo chúng tôi dùng cả hai phác đồ điều trịthử nghiệm trên đều cho hiệu quả cao.

5.2. KIẾN NGHỊ

Kết quả nghiên cứu trên của đề tài chỉ thực hiện trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và trong thời gian ngắn. Vì vậy, cần có những

nghiên cứu tiếp về đặc điểm của bệnh ở nhiều địa phương, xây dựng được các phác đồ điều trị hiệu quả nhất tại từng địa phương và trong thời gian dài hơn để đưa ra được đánh giá tổng quan về dịch bệnh từ đó có biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi, góp phần phát triển kinh tế trong chăn nuôi vịt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alastair Johnston (2007). Curent diseases of ducks and their control. www. Wattpoultry.com/Poultry International.

Andrews, S.C, Robinson, A.K., & Rodriguez – Quinones, R. (2003). “ Bacterial iron homeostsis” FEMS Microbiology Letters, 27 (2-3): 215 – 237.

Blanco, J.E., Blanco, M., Mora, A….and Blanco, J (1998). Serotypes of Escherichia coli isolated from septicaemic chickens in Galicia (Northwest Spain). Veterinary Microbiology. (61): 229 – 235.

Bree A; M. Dho & J.P Lafont (1989). Comparative infectivity of axenic and specific pathogen free chickens of O2 Escherichia coli strains with or without virulence factor, avian disseases (33): 134 – 139.

Bullen, J.I (1981). The singnificance of iron in effection, Rewier of Infectious Diseases

(3): 1127 – 1138.

Carlson, H.C & Whenham, G.R. (1968). Coliform baeteria in effection, Rewjez of infections diseases (3): 1127 – 1138.

Chu Văn Tường (1991). Ỉa chảy cấp ở trẻ em. Bách khoa thư bệnh học, tập 1. NXB trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam.

CollignonP., John H. Powers., Tom M. Chiller., Awa Aidara – Kane, and Frank M. Aarestrup to their Improtance in Human Medicine: A Critical Step for Developing Risk Managenment Strategies for the Use of Antimicrobials in Food production Animals,

Frederick J. Angulo, Section Editor.

Costa.D, Peta.P & Sawsen zy (2006). Detection of Escherichia coli harbouring extended – spectrum β – lactaurases of the CTX – M, TEM and SHV classes in feacal samples of wild animals in for portugal J Antimierob chemother (58): 31-32.

Davies, D.L., Falkiner, F.R. & Hardy, K.G. (1981). Colicin V production by clinical isolates

of Escherichia coli, Infection and Immunity (31): 574 – 579.

Delicato. E.R. & Benito Guimaraes de Brito (2003). Virulence – associated genes in

Escherichia coli isolates from poultry with Colibacillosis, Veterinary microbiology (94): 97 – 103.

Derosa M. & H.J Barnes (1992). Acute airsacculitis in untreated and cyclophosphamide – pretreated broiler chickens inoculated with Escherichia coli or Escherichia coli

cell – free culture filtrate, Vet Pathol.Jan; 29 (1): 68 – 78.

Dho – Moulin M. & J.P Lafont (1999). Escherichia coli colonization of the trachea in poultry: comparison of virulence and avirulence strains in gnotoxenic chickens,

Đỗ Ngọc Thúy. Darren Trot, Alan Frost, Kirsty Townsend, Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Xuân Huyên, Âu Xuân Tuấn,Văn Thị Hường & Vũ Ngọc Quý (2002). Tính kháng kháng sinh của các chủng Escherichia coliphân lập từ lợn tiêu chảyở một số tình miền Bắc Việt Nam, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập IX. Dozois C.M. & J.M. Fairrother (1992). Pap – and pil – relatde DNA sequences and

other virulence determinants associated.

Ellis M.G; L.H Arp & S.J Lanmont (1988) serum resistance and virulence of

Escherichia coli isolated from turkeys, Am, J. Vet. Res (49): 2034 – 2037.

Emery D.A., D.P. Shaw (1992). Virulence factors of Escherichia coli associated with colisepticemia in chickens and turkeys, Avian Diseases (36): 504 – 511.

Emery D.A; K.V Nagarajo & D.P Shan (1992). Virulence factions of Escherichia coli

associated with colisepticemia in chickens and tierys, Avian diseases (36): 504 – 511. Ewers, C; Janssen, T & Wieler, L.H (2003). Avian pathogenic Escherichia coli (APEC).

Berl. Muncl. Tierarztl wochenschr (116): 381-395.

Fantinatti F. & A.F Castro (1994). characteristics assocciatted with pathogenicity of avian septicaemic Escherichia coli trains, Veterinary Microbiology (41): 75 - 86.

Fernandez – Beros ME, Kissel V, Lior H (1990). Virulence – related genes in Col V plasmids of Escherichia coli isolated from human blood and intestines, J Clin Microbiol: 742 - 746.

Gross. W.G. (1994). Diseases due to Escherichia coli in poultry.In Escherichia coli in Domestic Animals and Humans, Edited by C.L. Gyles. Wallingford, England:

CAB International: 237 - 259.

Hacker J (1992) “ Rose of Fimbriae adhensins in pathogenesis of Escherichia coli

infertions”, J Microbiol (38): 720 - 727.

Harnett N.M & Gyles, C. L (1985). Linkage of genes for heat – Stable enterotoxin, drung resistance, k99 antigen, and colicin in bovine and porcin strains of entero Aoxigenic

Escherichia coli American journal of Vet. Researes (46). pp. 428 – 433.

Isaacson R.E & Richter P. (1981). Escherichia coli K99 pili are compose of one subunit species, FEMS Microbiology (12): 329 - 332.

Kallenius G., R Mollby & S.B. Svenson (1981). occurrence of Fimbriated Escherichia coli urinary tract infections, Lancent (2): 1369 - 1372.

La ragione, R.M & Woodward, M.J (2002). Virulence factors of Escherichia coli

serotypes associated with aviam colisepticaemia, Res. Vet. Sci (73): 27 – 35. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui &Đoàn Băng Tâm (1993). Xác định

các yếu tố gây bệnh di truyền bằng plasmid của vi khuẩn E. coli để chộn giống sản xuất vacxin, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật (1990-1991). NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 77-81.

Linggood M.A & Roberts (1987). Incidence of the aerobactin on uptake system amoog

Escherichia coli isolates from infections of fazm amials, J. Gen, Micribiol (133): 835 – 842.

Mcpeake, SJ.W; J.A. Smyth & H.J. Ball (2005). charaterisation of avian pathogenic

Escherichia coli (APEC) associatet with colisepticaemia companed to faecal isolates from heathy birds, veterinary microbiology (110): 224 – 253.

Mellata, M. & M. Dho – Moulin (2003). Genotypicvand phenotypic characterisation of Potential Virulence Factors in Resistance of Avian Pathogenic Escherichia coli to serum and pathogenicity, Infecton and immunity, Jan: 536 – 540.

Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần thị Lan Hương (2001). Giáo trình vi sinh vật thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Thị Nội (1985). tìm hiểu vai trò E. coli trong bệnh phân trắng lợn con và vác cin dự phòng.Luận án PTS khoa học, Hà Nội.

Nguyễn Xuân Bình (2006).43 bệnh gia cầm.NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nolan, L.K; Horn, S.M. Giddiys, c – w; Foley, S.L, Johnson, J.J, Lynne, A.M; skyberg, J (2003). Resistance to serum complement, iss, and virulence of avian Escherichia coli. Vet. Res. Comman (27): 101 – 110.

Olsen A; A Jonhson& S Normark (1989). Fibronection binding mediated by a novel class of suface organeues on Escherichia coli, Nature (338): 652 – 655.

Orndoff P.E. (1994). Escherichia coli type I pili in Molecular Genetics of bacterial pathgenesis, ASM Press, Washington D.C: 91 – 111.

Oudhuis GJ, verbon A. (2008). Anfimicrobial resistance in the newthelands, 1998 – 2005, Int Antimicrob Agent (31): 58 – 63.

Phạm Khắc Hiếu &Bùi Thị Tho (1995). Kết quả kiểm tra tính kháng thuốc của E. coli

trong 20 năm qua, Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học, khoa chăn nuôi thú y, Đại học Nông nghiệp I. NXB Nông nghiệp, Hà Nội: 195-196.

Phạm Ngọc Thạch, Hồ Văn Nam &Chu Đức Thắng (2006). Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Phạm Ngọc Thạch &Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2011). Bệnh gia cầm ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

Pourbakhsh So, M. Dho – Moulin, A. Bree, C. Desautels, B. Martineau – Doize & J.M. Fairbrather (1997a). Localizatim of the in viwo expression of pand F1 fimbrine in checkens exprimentally in culated with pathogenic Escherichia coli, Microbiol. Pathog. (22). pp.331 – 341.

Pourbaklish, S.A. Boulianne, M; Marineau – Doize, B. & Fairbrother J.M; (1997b). Virulence mecchanisus of avian Fimbriated Escherichia coli in experimen tally chickens, veterinary Mcrobio logy (58): 195 – 213.

Smith H.W; Walton (1976). The haemolysisns of Echerichia coli, J. Pathol. Bacterial, pp. 197-212.http://www.E+CL/An Overview of Avian Pathology.htm.

Tô Liên Thu (2004). “Tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Salmonella và E. coli

phân lập được từ thịt lợn và thịt gà tại vùng đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y.

Tsuji, T., Joya, J.E. & Honda, T. (1990). A heat – labile enterotoxin (LT) purified from chicken enterotoxigennic Escherichia coli is identical to porcine LT, FEMS Microbiology Letters (55): 329 – 332.

Vandekerchove, F. Vandemeale & C. Adriaensen (2005). Virulence associated traits in avian Escherichia coli comparison between isolates from colibacilosis affected and climically healthy layer flocks veterinary mierobiology (108). pp. 75 – 87. Watanabe, T. (1963). Infective heredity of multiple drug resistance in bacteria,

Bacteriological Reviews (27): 87 – 115.

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUA TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Vịt nuôi khô Vịt nuôi thả tự nhiên

Nuôi cấy vi khuẩn E. coli Vi khuẩn E. Coli trên môi trường Macconkey

PHỤ LỤC 2

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

(Phiếu này dành cho thu thập thông tin bệnh E. coli trên vịt bầu trắng trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu “Đặc điểm bệnh lý bệnh do Escherichia coli ở vịt bầu

trắng và biện pháp điều trị”)

Ngày đi điều tra: ...

Người điều tra:...

1. Thu thập thông tin Tên chủ hộ hoặc người cung cấp thông tin:…… … ………..SĐT…………...

Huyện:... Xã:...

Thôn:... Xóm...

Ngày phát hiện ca bệnh đầu tiên: ...

Ngày phát hiện ca bệnh cuối cùng: ...

Loại hình chăn nuôi: Hộ gia đình □ Trang trại vừa □ Trang trại lớn □

Khác (ghi rõ) ...

Mục đích nuôi: Vịt giống □ Vịt thịt □ Khác (ghi rõ) ...

2. Đặc điểm của bệnh 2.1. Tình hình mắc Tổng số vịt nuôi của hộ (con) Số ốm (con) Số chết (con) 2.2. Lứa tuổi mắc

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Bệnh Lý Bệnh Do Escherichia Coli Ở Vịt Bầu Trắng Và Biện Pháp Điều Trị (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)