Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli trên đàn vịt

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Bệnh Lý Bệnh Do Escherichia Coli Ở Vịt Bầu Trắng Và Biện Pháp Điều Trị (Trang 50 - 57)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.1. Một số chỉ tiêu sinh lý máu ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli trên đàn vịt

Hưng Yên

* Số lượng hồng cầu

Hồng cầu là loại tế bào đặc biệt chuyên vận chuyển O2 và CO2. Hồng cầu được sản xuất ở tuỷ xương, khi trưởng thành được đưa vào máu lưu thông trong hệ tuần hồn. Bình thường số lượng hồng cầu của các lồi gia súc, gia cầm ln ổn định mang tính chất đặc trưng cho từng lồi. Số lượng hồng cầu thay đổi phụ thuộc vào một số yếu tố như: giống, tuổi, tính biệt, trạng thái cơ thể, chế độ dinh

dưỡng. Vì vậy, việc xác định số lượng hồng cầu có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đốn bệnh. Số lượng hồng cầu tăng cao hay giảm thấp tuỳ thuộc vào trạng thái bệnh lý của cơ thể. Thường số lượng hồng cầu tăng trong các trường hợp mất nước như: tiêu chảy nặng, nôn nhiều, sốt cao, trúng độc (kim loại nặng, hoá chất,...), do thiếu dưỡng khí. Số lượng hồng cầu giảm trong các trường hợp thiếu máu, dung huyết, ký sinh trùng đường máu.

Chúng tôi tiến hành đếm số lượng hồng cầu ở 50 vịt bầu trắng khỏe và 50 vịt bầu trắng ở độ tuổi từ 21 – 30 mắc bệnh E. coli bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.5.

Qua kết quả bảng 4.5 chúng tôi thấy: số lượng hồng cầu trung bình ở vịt bầu trắng khoẻ là 1,69 ± 0,11 (1012/l máu).

Ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli có số lượng hồng cầu trung bình là 2,41 ± 0,07 (1012/l máu). Như vậy, ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli có số lượng hồng cầu tăng lên rõ rệt so với vịt bầu trắng khoẻ mạnh bình thường (đây là hiện tượng tăng giả).

Theo chúng tôi, số lượng hồng cầu tăng lên ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli là do vịt bầu trắng bị viêm ruột tiêu chảy, cơ thể mất nước và mất chất điện giải làm máu bị cơ đặc, từ đó làm cho số lượng hồng cầu tăng (đây chỉ là hiện tượng tăng giả). Trên thực tế khi bị viêm ruột tiêu chảy, con vật ăn ít hay bỏ ăn đồng thời hệ thống niêm mạc đường tiêu hố bị tổn thương nên cơ thể khơng hấp thu được các chất: sắt, protein, vitamin,… dẫn đến thiếu nguyên liệu trong quá trình tạo máu, từ đó số lượng hồng cầu giảm.

Bảng 4.5. Số lượng hồng cầu, tỷ khối huyết cầu, thể tích trung bình của hồng cầuở vịt bầu trắngmắc bệnh E. coli ni tại một số nơng hộthuộc huyện

Khối Châu, tỉnh Hưng Yên Đối tượng

Chỉ tiêu theo dõi

Vịt bầu trắng khỏe (n = 50) Vịt bầu trắngbệnh (n = 50) X ± mx X ± mx P Số lượng hồng cầu (1012/L) 1,69 ± 0,11 2,41 ± 0,07 <0,05 Tỷ khối hồng cầu (%) 31,73 ± 0,42 39,79 ± 0,41 <0,05 Thể tích trung bình hồng cầu (fL) 193,02 ± 3.66 166,13 ±3.59 >0,05

* Tỷ khối huyết cầu

Tỷ khối huyết cầu là tỷ lệ phần trăm hồng cầu trong một thể tích máu nhất định. Thơng qua việc xác định tỷ khối huyết cầu người ta xác định được một số bệnh quan trọng của hệ máu như bệnh thiếu máu, các bệnh làm tăng số lượng hồng cầu.

Đo tỷ khối huyết cầu bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu ở 50 vịt bầu trắng khoẻ và 50 vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.5.

Qua bảng 4.5 chúng tôi thấy: tỷ khối huyết cầu của vịt bầu trắng khoẻ mạnh là 31,73 ± 0,42%, trong khi đó tỷ khối huyết cầu của vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli là 39,79 ± 0,41% tăng lên so với vịt bầu trắng khoẻ mạnh. Tỷ khối huyết cầu của vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli tăng hơn so với vịt bầu trắng khoẻ là do cơ thể vịt bầu trắng bệnh bị mất nước nhiều qua phân nên máu bị cô đặc làm số lượng hồng cầu tăng dẫn đến tỷ khối huyêt cầu tăng so với thể tích máu tồn phần (hiện tượng tăng giả). Vì vậy, trong quá trình điều trị cần bổ sung nước và chất điện giải cho con bệnh.

* Thể tích trung bình của hồng cầu

Kết quả bảng 4.5 cũng cho thấy: thể tích trung bình của hồng cầu ở vịt bầu trắng khoẻ trung bình là 193,02 ± 3.66 (fL), ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli có thể tích trung bình của hồng cầu là 166,13 ±3.59 (fL) (P>0,05). Như vậy, thể tích trung bình hồng cầu giữa vịt bầu trắng khỏe và vịt bầu trắng bệnh khơng có sự sai khác nhiều.

* Sức kháng hồng cầu

Sức kháng hồng cầu là sức kháng của màng hồng cầu ở nồng độ muối NaCl loãng. Ở nồng độ muối NaCl loãng hồng cầu bắt đầu vỡ gọi là sức kháng tối thiểu và ở nồng độ NaCl lỗng tồn bộ hồng cầu vỡ gọi là sức kháng tối đa của hồng cầu.

Khi cho hồng cầu vào dung dịch muối nhược trương thì hồng cầu sẽ phồng lên là nhờ màng hồng cầu có tính thẩm thấu. Nhưng sức đề kháng đó chỉ có giới hạn nếu dung dịch quá nhược trương thì hồng cầu sẽ bị vỡ gọi là dung huyết. Ngược lại cho hồng cầu vào dung dịch muối ưu trương thì nó sẽ bị teo nhỏ lại. Hồng cầu trong dung dịch đẳng trương sẽ giữ nguyên hình thái và giữ tốt chức năng của nó. Vì vậy, việc thử sức kháng hồng cầu có ý nghĩa lớn trong việc bổ sung nước và chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp viêm ruột tiêu chảy.

Như vậy, việc bổ sung nước và điện giải trong các trường hợp tiêu chảy là rất cần được chú ý.

Tiến hành kiểm tra sức kháng hồng cầu của 50 vịt bầu trắng khoẻ và 50 vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.6.

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: khi vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli sức kháng hồng cầu giảm, hồng cầu bị phá vỡ hoàn toàn ở nồng độ muối 0,54 – 0,43%NaCl. Còn hồng cầu của vịt bầu trắng khoẻ mạnh chỉ bị phá vỡ hoàn toàn khi nồng độ muối NaCl ở 0,41 – 0,27%NaCl. Điều này cho ta thấy trong điều trị bệnh E.coli cho vịt bầu trắng cần bổ sung dung dịch đẳng trương.

Bảng 4.6. Sức kháng hồng ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli trên đàn vịt bầu trắng nuôi tại một số nơng hộ thuộc huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên

Chỉ tiêu Đối tượng Sức kháng hồng cầu tối thiểu (%NaCl) Sức kháng hồng cầu tối đa (%NaCl)

Vịt bầu trắngkhoẻ (n = 50) 0,59 – 0,52 0,41 – 0,27 Vịt bầu trắng bệnh (n = 50) 0,71 – 0,57 0,54 – 0,43

* Hàm lượng huyết sắc tố, lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu và

nồng độ huyết sắc tố trung bình ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli trên đàn vịt bầu trắng.

Huyết sắc tố (Hemoglobin, Hb) là thành phần chủ yếu của hồng cầu, chiếm 90% vật chất khô của hồng cầu và đảm nhiệm các chức năng của hồng cầu: vận chuyển các chất khí O2, CO2, điều hồ độ pH của máu (chức năng đệm). Khi hồng cầu bị phá huỷ Hb dùng để tổng hợp các chất như: sắc tố mật.

Hàm lượng huyết sắc tố là số gam Hemoglobin trong 100ml máu (g%). Hàm lượng huyết sắc tố trong máu của các loài gia súc, gia cầm thay đổi theo giống lồi, tính biệt, trạng thái dinh dưỡng, bệnh tật và tỷ lệ thuận với số lượng hồng cầu. Như vậy, trong chẩn đoán định lượng hàm lượng huyết sắc tố có ý nghĩa quan trọng khơng những cho ta biết được chức năng của hồng cầu mà tìm được nguyên nhân của trạng thái thiếu máu.

Hàm lượng huyết sắc tố, lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli trên đàn vịt bầu

trắng nuôi tại một số nơng hộ thuộc huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên được thể hiện tại bảng 4.7.

Bảng 4.7. Hàm lượnghuyết sắc tố, lượng huyết sắc tố trung bìnhcủa hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình của vịt bầu trắngmắc bệnh E. coli

trên đàn vịt bầu trắngnuôi tại một số nông hộ thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Chỉ tiêu Đối tượng Hàm lượng huyết sắc tố (Hb) (g/L) Lượng huyết sắc tố trung bình (pg) Nồng độ huyết sắc tố trung bình (%) X ± mx P X ± mx P X ± mx P Vịt bầu trắng khoẻ (n = 50) 8,59 ± 1,07 <0,05 46,32 ± 0,95 <0,05 2,73 ± 0,21 <0,05 Vịt bầu trắng bệnh (n = 50) 14,06 ± 0,51 50,44 ± 0,13 3,32 ± 1,09

Hàm lượng huyết sắc tố: Chúng tôi tiến hành kiểm tra định lượng hàm lượng

huyết sắc tố ở 50 con vịt bầu trắng khoẻ mạnh và 50 con vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli (bảng 4.7) thấy: hàm lượng huyết sắc tố ở vịt bầu trắng khỏe là 8,59±1,07 g/L. Trong khi đó, ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli hàm lượng huyết sắc tố là 14,06±0,51g/L, tăng tương ứng với sự tăng số lượng hồng cầu ở vịt bầu trắng khỏe.

Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu: chúng tơi thấy lượng huyết sắc tố trung bình trong mỗi hồng cầu ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli cũng tăng so với vịt bầu trắng khỏe. Cụ thể: lượng huyết sắc tố trung bình trong mỗi hồng cầu của vịt bầu trắng khoẻ là 46,32±0,95pg, còn lượng huyết sắc tố trung bình trong mỗi hồng cầu của vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli tăng lên tới 50,44±0,13pg, (P<0,05).

Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu: Qua bảng 4.7 chúng tơi thấy nồng độ huyết sắc tố trung bình ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli cũng tăng so với vịt bầu trắng khỏe; cụ thể nồng độ huyết sắc tố trung bình ở vịt bầu trắng khỏe là 2,73±0,21%, cịn nồng độ huyết sắc tố trung bình ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli tăng lên 3,32 ± 1,09%, (P<0,05).

Như vậy, ở vịt bầu trắng viêm ruột tiêu chảy do E.coli thì tình trạng bệnh lý cũng ảnh hưởng đến lượng huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu.

* Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli trên đàn vịt bầu trắng nuôi ở một số nơng hộ thuộc huyện Khối Châu, tỉnh

Hưng n.

Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Mỗi loại gia súc, gia cầm đều có số lượng bạch cầu nhất định nhưng hay dao động và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể. Ở trạng thái sinh lý bình thường bạch cầu thường tăng sau khi vận động, khi có thai, giảm theo độ tuổi. Đặc biệt khi cơ thể lâm vào tình trạng thái bệnh lý, số lượng bạch cầu thay đổi rất rõ rệt: bạch cầu thường tăng khi bị viêm nhiễm, có sự xâm nhập của vi khuẩn và vật lạ; giảm nhiều khi bị suy tuỷ, nhiễm phóng xạ, các loại siêu vi trùng, viêm não.

Đếm số lượng bạch cầu ở 50 vịt bầu trắng bệnh và 50 vịt bầu trắng khoẻ bằng máy huyết học 18 chỉ tiêu. Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy: số lượng bạch cầu trung bình của vịt bầu trắng khoẻ là 36,65 ± 1,24 (109/L máu).

Khi vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli, số lượng bạch cầu trung bình là 43,21 ± 0,67 (109/L máu). Như vậy khi vịt bầu trắng mắc bệnh E. coli, số lượng bạch cầu tăng lên so với vịt bầu trắng khỏe (P<0,05). Theo chúng tôi khi các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn) xâm nhập vào cơ thể thì cơ thể có đáp ứng miễn dịch, cơ quan tạo máu bị kích thích sản sinh nhiều bạch cầu để tiêu diệt mầm bệnh giúp cơ thể nhanh chóng bình phục.

Túi khí của các gia cầm bị nhiễm bệnh thường dầy lên, có cazein (casein) đặc ở bề mặt của đường hô hấp. Các biến đổi vi thể sớm nhất có thể quan sát thấy là hiện tượng phù và có sự xâm nhiễm của các bạch cầu trung tính. Trong vịng 12 giờ, có sự xâm nhiễm của các đại thực bào đơn nhân. Sau đó, các đại thực bào đơn nhân trở nên phổ biến hơn, các tế bào khổng lồ ngăn cách với vùng hoại tử có chứa xác của các bạch cầu trung tính ở trong các khối cazein (Gross, 1994). Mellata và cs (2003) đã thông báo về kết quả gây nhiễm thành công thực nghiệm nhiễm trùng túi khí trên gia cầm.

Để biết rõ sự tiến triển của bệnh, ngoài việc đếm số lượng bạch cầu người ta còn phải tiến hành phân loại bạch cầu. Mặt khác mỗi loại bạch cầu có chức năng riêng và tăng giảm trong các bệnh khác nhau nên muốn chẩn đốn bệnh chính xác, chỉ dựa vào số lượng bạch cầu thì chưa đủ cịn phải dựa vào cơng thức bạch cầu để tìm nguyên nhân bệnh.

Trong quá trình bệnh lý số lượng và hình thái của các loại bạch cầu có sự thay đổi tương ứng:

- Bạch cầu ái toan tăng trong các bệnh ký sinh trùng đường ruột, hen suyễn, u ác tính, bệnh ở các cơ quan tạo máu ở thời kỳ hồi phục. Bạch cầu ái toan còn tham gia vào sự điều hoà miễn dịch bằng cách ức chế hiện tượng phản vệ thông qua cơ chế tiết histaminaza.

- Bạch cầu trung tính có chức năng thực bào mạnh. Ngồi ra, nó cịn tham gia vào q trình gây sốt thơng qua chất gây sốt nội sinh. Bạch cầu này thường tăng khi cơ thể nhiễm khuẩn, thiếu oxy,…

Bảng 4.8. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu ở vịt bầu trắngmắc bệnh E. coli trên đàn vịt bầu trắngnuôi tại một số nông hộc thuộc huyện

Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Chỉ tiêu Đối tượng Số lượng bạch cầu (109/L) Cơng thức bạch cầu(%) Bạch cầu trung tính Bạch cầu ái toan Bạch cầu đơn nhân Lâm ba cầu (lymphocyte) X ± mx P X ± mx X ± mx X ± mx X ± mx Vịt bầu trắng khoẻ n = 50 36,65±1,24 P<0,05 47,56±2,17 2,11±0,19 1,42±0,33 42,39±1,78 Vịt bầu trắng bệnh n = 50 43,21±0,67 49,36±1,58 1,51±0,27 1,61±0,29 45,61±2,29

- Bạch cầu đơn nhân lớn có chức năng thực bào toàn diện, tăng trong các bệnh truyền nhiễm mạn tính, bệnh của máu. Số lượng giảm trong các bệnh bại huyết cấp tính, các bệnh mà bạch cầu trung tính tăng.

- Lâm ba cầu được tạo ra từ tuỷ xương, túi Fabricius và hạch lâm ba. Lâm ba cầu tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mạn tính, các bệnh do virus, phân loại bạch cầu theo Schelling ở 50 vịt bầu trắng khoẻ mạnh bình thường và 50 vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli, (bảng 4.8) chúng tôi thấy: tỷ lệ các loại bạch cầu trung tính, lâm ba cầu và đơn nhân lớn ở vịt bầu trắng mắc bệnh E.coli đều tăng so với tỷ lệ các loại bạch cầu tương tứng ở vịt bầu trắng khoẻ (P<0,05). Nhưng bạch cầu ái toan ở vịt bầu trắng bệnh lại giảm từ 2,11 ở vịt bầu trắng khỏe xuống còn

1,51% ở vịt bầu trắng bệnh (P<0,05). Theo Vũ Triệu An (1978) bạch cầu ái toan tăng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng và giảm trong trường hợp nhiễm khuẩn. Như vậy, trong trường hợp nghiên cứu của chúng tơi chứng tỏ q trình viêm ruột ở này chủ yếu là do quá trình nhiễm khuẩn.

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Bệnh Lý Bệnh Do Escherichia Coli Ở Vịt Bầu Trắng Và Biện Pháp Điều Trị (Trang 50 - 57)