Một số đặc điểm về sinh lý máu

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Bệnh Lý Bệnh Do Escherichia Coli Ở Vịt Bầu Trắng Và Biện Pháp Điều Trị (Trang 38 - 41)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.7. Một số đặc điểm về sinh lý máu

Máu cùng limpho và dịch mô tạo thành mơi trường bên trong của cơ thể, có thành phần và tính chất lý - hố tương đối ổn định, nhờ đó, các điều kiện cần thiết cho hoạt động sống của tế bào và mô được đảm bảo.

2.7.1. Chức năng

Máu thực hiện chức năng vận chuyển, điều tiết dịch thể (bằng hocmon); bảo vệ (bằng bạch cầu, kháng thể...); giữ nhiệt; ổn định áp suất thẩm thấu và độ pH trong cơ thể...

Máu chiếm tỷ lệ 10 - 13% so với khối lượng cơ thể gia cầm con, khoảng 8,5 – 9,0% gia cầm trưởng thành (gà mái trung bình 8,7%, vịt đẻ 8,6%). Lượng máu của gà nặng 2 - 3,6 kg là 180 – 315 ml, của vịt 4kg là 360 ml, của ngỗng 7 kg là 595 ml, của gà tây 8 kg là 688 ml; nếu bị mất nhanh khoảng 1/4 - 1/3 số máu, gia cầm sẽ chết.

2.7.2. Thành phần và tính chất lý học của máu

- Thành phần máu: Thành phần máu phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ

thể, tuổi, giới tính, điều kiện ni dưỡng và các yếu tố khác. Trong máu gà con có 14,4% chất khơ, của gà trưởng thành có 15,6 - 19,7%.

- Tỷ trọng của máu: Tỷ trọng của máu gà và ngỗng là 1,050, của máu vịt là 1,056. Tỷ trọng máu có thể tăng lên khi máu bị đặc lại và giảm đi khi bị thiếu máu.

- Độ nhớt của máu: Độ nhớt của máu gà trung bình bằng 5 (4,7 - 5,5), nó phụ thuộc vào số lượng hồng cầu, nồng độ protein và muối. Tăng độ nhớt thường gặp khi cơ thể bị mất nước, ví dụ khi bị ỉa chảy hoặc khi tăng số lượng hồng cầu. Khi tăng độ nhớt của máu, huyết áp tăng và giảm sự khuyếch tán nước từ mao quản ra các mô. Áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào nồng độ các muối tan trong đó, trước hết là muối natri clorua.

- Áp suất thẩm thấu: Trong máu và dịch mô, áp suất thẩm thấu tạo thành chủ yếu do NaCl, dung dịch 0,9% NaCl, tương ứng với áp suất thẩm thấu máu của động vật có vú được tính là dung dịch sinh lý. Áp suất thẩm thấu gà bằng dung dịch 0,93% NaCl.

- pH: Độ pH: đối với động vật máu nóng, pH máu thường nằm trong khoảng 7,0 - 7,8%; đối với gà là 7,42 - 7,56.

Theo mức kiềm dự trữ trong máu có thể đốn được sức đề kháng của cơ thể, cường độ của các quá trình sinh lý. Sự dao động lượng kiềm dự trữ trong máu phụ thuộc vào sự thay đổi trạng thái sinh lý của cơ thể. Vào các tháng mùa hè, độ kiềm dự trữ của gà đẻ là 300 - 550 mg%.

- Protein: Tỷ số anbumin/globulin (hệ số protein) phụ thuộc vào lứa tuổi và

sức sản xuất của gia cầm (Hệ số protein của gà chưa đẻ bằng 0,96; của gà đẻ là 0,52. Đối với gà con, lượng abumin giảm đi, còn globulin tăng lên).

Ngồi protein ra, trong huyết tương cịn có các hợp chất nitơ phi protein; urê, axit uric, amoniac, creatin, creatinin, chúng được gọi chung là nitơ cặn, có nồng độ tương đối lớn trong máu gia cầm (44 mg%). Trong máu gia cầm cịn có các chất hữu cơ khác: đường, mỡ, và sản phẩm trung gian của quá trình phân giải các chất này.

- Đường: Bột đường gồm glycogen và glucoza. Nồng độ gloucoza ở gia cầm cao hơn ở động vật có vú tới 1,5 - 2 lần. Ở gia cầm 30 ngày tuổi, khối lượng glucoza trong máu là 130 - 160 mg%; 70 ngày tuổi: 150 - 300 mg%; 150 ngày:

165 - 175 mg%; hàm lượng glucoza trong máu gà giảm dần theo tuổi. Ở gà, hàm lượng glucoza là 130 - 260 mg%; ở ngỗng và vịt là 150 - 180, ở gà tây là 170 - 210 mg%. Hàm lượng glycogen và axit adenozintriphotphoric (ATP) trong máu gà con tăng lên theo quá trình phát triển. Ở gà con một ngày tuổi, nồng độ của ATP là 2,4 - 4,9 mg%, glycogen 24 - 27mg%; ở 150 ngày tuổi tương ứng là 7,8 - 9,4 và 45 - 52 mg%.

- Lipit: Các loại lipit trong máu tồn tại dưới dạng mỡ trung tính, axit béo, photphatit, cholexterin và các este của cholexterin. Khối lượng mỡ trung tính trong huyết tương gia cầm khơng q 0,1 - 0,15%. Ở gà đẻ, hàm lượng lipit lớn hơn ở gà chưa đẻ và gà trống, hàm lượng lipit tăng sau khi rụng trứng. Các hocmon hướng tuyến sinh dục có tác dụng làm tăng lipit trong máu.

- Các thành phần hữu hình của máu: Số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu của gà và vịt trung bình là 3,5; của ngỗng - 3,3; của gà tây - 2,7 triệu. Ở gà con, số lượng hồng cầu thay đổi theo tuổi: 3 giờ sau khi nở ra là 2,8 triệu; đến 3 ngày tuổi - 2,23; 32 ngày tuổi - 2,28; 82 ngày tuổi - 2,79 triệu và đến 3 - 4 tháng tuổi số lượng hồng cầu đạt gần tới mức của gia cầm trưởng thành. Hồng cầu ở cá thể đực nhiều hơn ở cá thể cái.

Số lượng hồng cầu thay đổi phụ thuộc vào mùa. Vào mùa xuân – hè, số lượng hồng cầu tăng hơn so với thu - đông. Số lượng hồng cầu trong máu tăng giảm phụ thuộc vào chế độ nuôi và sức sản xuất. Trong khẩu phần, thức ăn có nguồn gốc động vật làm cho số lượng hồng cầu tăng lên. Khi hấp thu nhiều nước, máu loãng ra làm giảm số lượng hồng cầu và ng ược lại khi thiếu nước, máu đặc lại làm tăng số lượng hồng cầu. Nguyên nhân giảm hồng cầu và huyết sắc tố lâu dài (trong tr ường hợp thiếu máu) có thể là do trong thức ăn thiếu sắt và đồng. Thiếu máu có thể do mất nhiều máu hoặc do hồng cầu bị phá huỷ vì bị nhiễm độc, chức năng tạo máu yếu...

Một phần của tài liệu Đặc Điểm Bệnh Lý Bệnh Do Escherichia Coli Ở Vịt Bầu Trắng Và Biện Pháp Điều Trị (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)