Các công nghệ cần thiết để xây dựng mô hình SaaS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kiến trúc chính phủ điện tử và mô hình SAAS (software as a service) cho các dịch vụ phần mềm cấp phường,xã (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

2.4. Mô hình SaaS (Software asa Service)

2.4.3. Các công nghệ cần thiết để xây dựng mô hình SaaS

Hiện nay có nhiều nhà cung cấp công nghệ điện toán đám mây như: Microsoft Google, Salefore, IBM... Trong phạm vi của luận văn này, tôi sẽ trình bày cụ thể kiến trúc CPĐT được đề xuất cho Chính phủ cấp Phường/Xã và xây dựng các ứng dụng dạng SaaS trên nền tảng Microsoft Azure.

2.4.3.1. Nền tảng Microsoft Azure

Microsoft Azure là một nền tảng điện toán đám mây và các dịch vụ Internet quy mô tổ chức tại trung tâm dữ liệu được quản lý và hỗ trợ bởi Microsoft. Nó bao gồm nhiều tính năng riêng biệt với các dịch vụ phát triển tương ứng mà có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau.

Microsoft cung cấp một cổng thông tin để quản lý các nhóm dịch vụ mà Azure cung cấp. Thông qua cổng thông tin, người dùng có thể đăng ký và sử dụng hầu hết các dịch vụ mà Azure cung cấp.

Hình 2.13: Các thành phần của Microsoft Azure Các thành phần của Microsoft Azure:

 Compute: cung cấp các dịch vụ tính toán trên Azure, bao gồm các máy chủ ảo, các ứng dụng (Website) và các dịch vụ trên nền đám mây.

- Các máy chủ ảo này là phương thức sử dụng hạ tầng như 1 dịch vụ (IaaS), chúng ta có thể tạo các máy chủ ảo sau đó dựng các ứng dụng trên các máy chủ này hoặc dựng môi trường phát triển, kiểm thử trên các máy chủ ảo.

Hình 2.14: Mô hình Máy chủ ảo của Microsoft Azure

- Các ứng dụng được triển khai trên azure có thể được lập trình từ các công nghệ: .NET, PHP, Node.JS, Java, Python và các hệ cơ sở dữ liệu như SQL Server, My SQL. Các ứng dụng này được triển khai như các dịch vụ (SaaS) cung cấp tới các đối tượng người dùng khác nhau.

Hình 2.15: Mô hình ứng dụng trong Microsoft Azure

 Data managerment: cung cấp các dịch vụ về quản lý và lưu trữ dữ liệu như SQL, Dữ liệu không có cấu trúc (Blobs), Dữ liệu dạng bản (Tables), Dịch vụ lưu trữ file (file), chuyển đổi dữ liệu.

Hình 2.16: Dữ liệu trong Microsoft Azure

 Networking: cho phép kết nối với các điểm, trung tâm dữ liệu, tạo nên kiến trúc mạng trên nền Azure.

Hình 2.17: Networking trong Microsoft Azure

 Developer & IT Service: cung cấp các công cụ để lập trình viên có thể xây dựng và triển khai các ứng dụng trên nền Azure, bao gồm: Visual studio online, Azure SDK, Azure tools for visual studio, Automation và APIs.

Hình 2.18: Mô hình phát triển ứng dụng trong Microsoft Azure

 Identity & Access: cung cấp dịch vụ định danh và xác thực, cho phép quản lý người dùng tập trung và xác thực việc truy cập hệ thống của các thiết bị.

Hình 2.19: Mô hình xác thực qua các thiết bị

 Mobile: cung cấp dịch vụ cho phép người dùng tạo các ứng dụng trên di động nhưng được quản lý là lưu trữ dữ liệu trên azure.

Hình 2.20: Mô hình kết nối các ứng dụng trên mobile

 Backup: cung cấp dịch vụ cho phép người dùng sao lưu lại dữ liệu, các ứng dụng hoạt động trên nền azure.

 Messaging & Integration: cung cấp các dịch vụ tích hợp và xử lý trong azure.

 Compute assistance: cho phép lập lịch, thiết lập chế độ hoạt động của các ứng dụng

 Performance: quản lý hiệu suất của ứng dụng, để cải tiến tốc độ truy xuất dữ liệu, azure cung cấp cơ chế lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ cache, giảm thiểu thời gian truy xuất dữ liệu.

 Big Compute & Big Data: Các dữ liệu được lưu trữ trên azure được tổ chức đảm cơ chế dữ liệu lớn và tính toán dữ liệu lớn thông qua cơ chế HDInsight (cơ chế lưu trữ dữ liệu dựa trên Hadoop của Azure).

 Media: cho phép quản lý và hiển thị các nội dung Video trên Azure.

Hình 2.21: Mô hình các dịch vụ media

Commerce: quản lý việc cung cấp các ứng dụng như là dịch vụ và việc thương mại hóa các dịch vụ này.

CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG KIẾN TRÚC CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CẤP PHƯỜNG/XÃ

Trên cơ sở phương pháp luận xây dựng kiến trúc Chính phủ điện tử và đặc trưng nghiệp vụ, cơ sở hạ tầng, khung pháp lý, trình độ phát triển công nghệ thông tin tại Chính quyền cấp Phường/Xã. Việc lựa chọn kiến trúc ITI-GAF (mô tả tại Chương 2 - mục 2.3) là phù hợp để xây dựng Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã.

Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã theo ITI-GAF bao gồm các thành phần:

 Kiến trúc thể chế: thể chế bao gồm 3 thành phần

- Mô hình Định chế: mô tả về cơ cấu, năng lực của Phường/Xã, như mô hình tổ chức chính quyền, các dự án công nghệ thông tin.

- Mô hình Quy chế: mô tả về các văn bản, quy định về phát triển công nghệ thông tin cấp Phường/Xã

- Mô hình Cơ chế: các phương án triển khai ứng dụng CNTT, quản lý giám sát việc triển khai ứng dụng CNTT từ đó nâng cấp, thay đổi tầm nhìn kiến trúc.

 Kiến trúc Nguồn lực, bao gồm 3 thành phần:

- Mô hình Nguồn nhân lực: mô tả cơ cấu tổ chức, nguồn lực con người của Phường/Xã

- Mô hình Nghiệp vụ: mô tả kiến trúc nghiệp vụ

- Mô hình Hạ tầng kỹ thuật: mô tả hạ tầng công nghệ thông tin, kiến trúc cơ sở dữ liệu sử dụng, kiến trúc công nghệ

 Kiến trúc Tác nghiệp, bao gồm 3 thành phần

- Mô hình tác nghiệp Nội bộ: mô tả kiến trúc ứng dụng phục vụ công tác quản lý nội bộ

- Mô hình tác nghiệp Giao tiếp: mô tả kiến trúc ứng dụng phục vụ công tác hành chính công, giao tiếp với người dân, doanh nghiệp bên ngoài

- Mô hình tác nghiệp xây dựng tiềm lực: kiến trúc ứng dụng phục vụ công tác giám quản hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kiến trúc chính phủ điện tử và mô hình SAAS (software as a service) cho các dịch vụ phần mềm cấp phường,xã (Trang 32 - 37)