Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kiến trúc chính phủ điện tử và mô hình SAAS (software as a service) cho các dịch vụ phần mềm cấp phường,xã (Trang 38)

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

3.3. Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã

3.3.1. Kiến trúc Thể chế

Thể chế trong Chính phủ điện tử Cấp Phường/Xã bao gồm các quy định, luật lệ bằng văn bản (quy chế) hoặc hình thành như một quy luật trong hoạt động thực tiễn (cơ chế) và các cơ cấu tổ chức có chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ xác định (định chế).

3.3.1.1. Mô hình quy chế

Quy chế bao gồm các chủ trương, chính sách, quy phạm pháp luật và các quy định nội bộ đã được ban hành bằng văn bản. Quy chế tạo hành lang pháp lý cho Định chế và Cơ chế. Xây dựng Quy chế là trọng tâm trong giai đoạn khởi động Chính phủ điện tử. Quy chế Chính phủ điện tử Cấp Phường/Xã bao gồm:

 Các văn bản luật pháp, quy phạm pháp luật - Luật Tổ chức Chính Quyền địa Phương

- Các văn bản quy phạm pháp luật về các nghiệp vụ do cơ quan nhà nước ban hành triển khai tại Cấp Phường/Xã

 Các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của các cấp đối với Chính quyền Cấp Phường/Xã

- Chính sách hiện đại hóa Chính quyền Cấp Phường/Xã - Chủ trương xây dựng Chính phủ điện tử Cấp Phường/Xã - Chủ trương cải cách hành chính

- Chủ trương chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ

- Chính sách sử dụng thông tin, dữ liệu nội bộ và an toàn bảo mật

- Kế hoạch ứng dụng CNTT

 Các quy định nội bộ, văn bản hướng dẫn, chỉ thị

- Quy chế về quản lý đầu tư, tài chính, chi tiêu Cấp Phường/Xã

- Quy chế đầu tư về CNTT, thông tin, dữ liệu và tri thức Cấp Phường/Xã - Quy chế quản lý tài sản và hạ tầng Cấp Phường/Xã

- Quy chế quản lý công chức Cấp Phường/Xã

- Quy chế về đào tạo nguồn nhân lực Cấp Phường/Xã

- Quy định về chức năng nhiệm vụ của mỗi đơn vị trong bộ máy chính quyền Cấp Phường/Xã

- Mô tả vị trí việc làm trong mỗi cơ quan được phê duyệt 3.3.1.2. Mô hình định chế

Định chế bao gồm các cơ cấu-tổ chức, quyền hạn trách nhiệm quản trị các hoạt động, các dự án, nhiệm vụ, năng lực. Trong quá trình phát triển của Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã , các định chế cần được cải tiến thường xuyên bằng các chương trình, đề án, dự án và sáng kiến mới. Định chế luôn được tinh giản và nâng cao năng lực nhờ các quy chế mới phù hợp hơn với trình độ phát triển.

 Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền Cấp Phường/Xã

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền Cấp Phường/Xã

Bộ máy chính quyền Cấp Phường/Xã bao gồm: a) Các tổ chức Chính trị

- Đảng ủy;

- Mặt trận tổ quốc; - Đoàn thanh Niên; - Hội Nông dân; - Hội Phụ Nữ;

- Hội Cựu Chiến Binh.

b) Chính quyền

Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân

- Chủ tịch UBND

- Phó chủ tịch UBND phụ trách Kinh tê; - Phó chủ tịch UBND phụ trách Văn hóa; - Ủy viên UBND – Trưởng công an xã; - Ủy viên UBND – chỉ huy trưởng quân sự.

Cán bộ công chức bao gồm - Công chức Trưởng Công an;

- Công chức Chỉ huy trưởng Quân sự; - Công chức Văn phòng ;

- Công chức Địa chính – đất đai; - Công chức Địa chính – xây dựng; - Công chức Tài chính – kế toán; - Công chức Tài chính – Kế hoạch - Công chức Tư pháp – hộ tịch; - Công chức Văn hóa – xã hội. - Công chức Chính sách xã hội.

Các tổ chức xã hội - Hội người Cao tuổi; - Hội Chữ thập đỏ;

- Hội Thanh niên xung phong;

- Hội nạn nhân chất độc Da cam-Điôxin; - Hội tàn tật trẻ mồi côi;

- Trung tâm giáo dục cộng đồng; Cán bộ không chuyên trách - Phó Trưởng Công an,;

- Phó chỉ huy quân sự;

- Phó chủ tịch UBMTTQ;

- Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh; - Phó chủ tịch Hội Phụ nữ;

- Phó chủ tịch Hội Nông dân;

- Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; - Văn phòng Đảng uỷ;

- Chủ tịch Hội người cao tuổi; - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ; - Văn thư – Lưu trữ - Thủ quỹ; - Đài truyền thanh;

- Lao động – Thương binh và Xã hội; - Dân số – Gia đình – Trẻ em;

- Văn hoá - Thể thao;

- Cán bộ Khuyến nông viên; - Cán bộ Thú y.

Người hoạt động không chuyên trách ở thôn: - Bí thư chi bộ;

- Trưởng thôn; - Công an viên.  Các dự án đề án - Các dự án xây dựng cơ bản - Các dự án CNTT - Đề án cải cách hành chính  Các năng lực

- Năng lực nghiên cứu các vấn đề chuyên môn ảnh hưởng tới quyết sách - Năng lực giám sát thực thi pháp luật

- Năng lực tổ chức, lãnh đạo

- Năng lực truyền thông và quan hệ công chúng - Năng lực công nghệ và đổi mới

3.3.1.3. Mô hình Cơ chế

Cơ chế bao gồm các hoạt động thực tiễn thực hiện các chức năng nghiệp vụ của Chính quyền Cấp Phường/Xã. Trong điều kiện lý tưởng, mỗi hoạt động đều phải tạo ra các giá trị nghiệp vụ có thể đánh giá định lượng. Cơ chế được thực thi bởi các định chế và được hình thành trong hoạt động thực tiễn. Do đó có những cơ chế được quy định bởi quy chế, có những cơ chế hình thành do nhu cầu của thực tiễn không được văn bản quy định, có những cơ chế chỉ có trên giấy tờ. Chính phủ Điện tử Cấp Phường/Xã có nhiệm vụ không ngừng đổi mới cơ chế. Cơ chế gồm có:

 Cơ chế về phát triển nguồn lực

- Cơ chế phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm cơ chế phát triển hệ thống thông tin và ứng dụng CNTT

- Cơ chế phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng đề bạt nhân tài - Cơ chế cải cách đổi mới nghiệp vụ

 Cơ chế xây dựng thể chế

- Cơ chế khuyến khích cải tiến hệ thống quy chế - Cơ chế tinh giản nâng cao chất lượng định chế

 Cơ chế tác nghiệp

- Cơ chế cho các tác nghiệp giao tiếp

- Cơ chế quản lý hành chính và hoạt động nội bộ - Cơ chế phát triển tiềm lực

3.3.1.4. Phương pháp xây dựng thể chế Chính phủ điện tử Cấp Phường/Xã Trình độ phát triển của một cơ quan thường được thể hiện bằng mức độ tương tác giữa các loại hình thể chế. Nếu giữa các loại hình thể chế không có tương tác hoặc tương tác yếu, Chính phủ điện tử sẽ hoạt động không hiệu quả hoặc không thể tồn tại Quy chế phải mở hành lang pháp lý, khai thông ách tắc cho các định chế, tạo điều kiện hình thành các cơ chế phù hợp với thực tiễn. Định chế phải tinh giản, tạo điều kiện cho cơ chế hoạt động. Cơ chế và định chế phải đề xuất các kiến nghị cải tiến quy chế.

Mô hình xây dựng thể chế gồm 3 bước sau:

- Tăng cường mức độ tương tác giữa các loại hình thể chế.

- Trong quá trình tương tác mạnh, việc điều chỉnh cải cách thể chế là tất yếu. - Việc xây dựng Chính phủ điện tử Cấp Phường/Xã sẽ giúp cho các thể chế này

tương tác ở mức độ cao, dẫn đến cải cách thể chế theo hướng hiện đại và nâng cao hiệu quả hoạt động.

3.3.2. Kiến trúc Nguồn lực

3.3.2.1. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực (Con người) bao gồm các kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng sử dụng cơ sở hạ tầng của cán bộ trong hệ thống Chính quyền Cấp Phường/Xã. Bên cạnh đó, còn việc nâng cao chất lượng phục vụ của hệ thống hành chính công.

Nguồn lực về con người trong Chính phủ điện tử Cấp Phường/Xã bao gồm - Kỹ năng nghiệp vụ: Để thực hiện các nhiệm vụ được giao

- Kỹ năng sử dụng cơ sở hạ tầng: Sử dụng đúng quy trình, khai thác tri thức, thông tin nâng cao chất lượng công việc, làm chủ các thiết bị, công nghệ nâng cao hiệu quả công việc

- Kỹ năng quản lý hành chính, tài sản, nhân sự: Quản lý các nguồn lực tương ứng. - Kỹ năng giao tiếp và hỗ trợ hoạt động của Chính quyền Cấp Phường/Xã

3.3.2.2. Nghiệp vụ

Nghiệp vụ bao gồm các thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn cho các hoạt động tác nghiệp của Chính phủ Điện tử Cấp Phường/Xã . Trong cải cách hành chính và ứng dụng CNTT, các thủ tục hành chính và quy trình nghiệp vụ cần không ngừng được hiện đại hóa dựa trên việc trao đổi thông tin chất lượng ngày càng cao và ngày càng dễ dàng.

Các nghiệp vụ trong Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã :

 Trong lĩnh vực nội vụ

- Các thủ tục về xét tặng giấy khen, danh hiệu - Các thủ tục về tín ngưỡng, tôn giáo

- Các thủ tục về thanh tra, kiểm tra

- Các thủ tục về tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo

 Trong lĩnh vực Lao động, Thương binh Xã hội

- Các thủ tục về người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh - Các thủ tục về hỗ trợ, trợ cấp khó khăn

- Các thủ tục về học nghề, tổ chức lao động

 Trong lĩnh vực Tư pháp, Hộ tịch

- Các thủ tục khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn - Các thủ tục về việc nhận cha, mẹ, con, giám hộ - Các thủ tục về thay đổi, bổ sung hộ tịch

- Các thủ tục về cho thuê, mua bán, chuyển nhượng nhà ở - Các thủ tục về công chứng, chứng thực

- Các thủ tục về tư vấn pháp luận

- Các thủ tục về xác nhận thông tin công dân

 Trong lĩnh vực Địa chính, Đô thị, Môi trường - Các thủ tục về quyền sử dụng đất

- Các thủ tục về đất nhà ở, đất rừng, nông nghiệp - Các thủ tục về cấp phép xây dựng

 Trong lĩnh vực Nông, Lâm, Thủy sản

- Các thủ tục về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật - Các thủ tục về kiểm dịch sản phẩm thủy sản - Các thủ tục về khai thác, cải tạo rừng - Các thủ tục về chăn nôi thú ý

- Các thủ tục về thủy lợi và phòng chống lụt bão

- Các thủ tục về phát triển nông thông: làng nghề, làng nghề truyền thống, hợp tác xã...

 Trong lĩnh vực Tài chính bao gồm: - Các thủ tục về vay vốn

- Các thủ tục về quyết toán dự án, công trình

- Các thủ tục về thẩm tra, phê duyệt, quyết toán vốn đầu tư xây dựng

 Trong lĩnh vực Văn Hóa, Thông tin

- Các thủ tục về tổ chức biểu diễn nghệ thuật, lễ hội dân gian - Các thủ tục về thành lập câu lạc bộ thể thao

- Các thủ tục về kinh doanh văn hóa, thư viện - Các thủ tục về di tích, lịch sử

- Các thủ tuc về thành lập cơ sở giáo dục, đào tạo - Các thủ tục về vệ sinh an toàn thực phẩm 3.3.2.3. Hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở Hạ tầng bao gồm các thiết bị kỹ thuật (đặc biệt là các hệ thống thông tin) và cơ sở vật chất kỹ thuật (bao gồm mặt bằng, điện nước, phương tiện kết nối liên lạc), tạo điều kiện và môi trường đảm bảo hoạt động thực tiễn của Chính quyền Phường/Xã có chất lượng cao.

 Hạ tầng cơ sở:

- Mặt bằng, nhà cửa, điện, nước - Trang thiết bị, vật tư văn phòng

- Trang thiết bị, máy móc, phương tiện giao thông, công cụ

 Hạ tầng thông tin, tri thức - Thông tin quảng bá, truyền thông - Tri thức nghiệp vụ

- Tri thức chuyên ngành - Thư viện

 Hạ tầng công nghệ

- Hạ tầng CNTT: Bao gồm kết nối Internet, kết nối mạng WAN, LAN, thiết bị máy trạm, máy chủ,…và các giải pháp đảm bảo an toàn an ninh dữ liệu.

- Cơ sở dữ liệu: Hệ thống phần mềm để quản lý dữ liệu an toàn với hiệu năng cao. - Các ứng dụng CNTT: Bao gồm các ứng dụng dùng chung và nghiệp vụ.

- Cổng thông tin và các dịch vụ trực tuyến. 3.3.2.4. An toàn, an ninh thông tin

 An toàn an ninh cho dữ liệu

- Đảm bảo tính bí mật: Thông tin trong hệ thống không được tiết lộ cho những người không có thẩm quyền.

- Đảm bảo tính thống nhất: Dữ liệu có cấu trúc và định dạng thống nhất.

- Đảm bảo tính toàn vẹn: Toàn bộ dữ liệu đều được tạo chữ ký số để đảm bảo việc sửa đổi dữ liệu được hợp pháp.

- Đảm bảo tính sẵn sàng: Luôn ở trong trạng thái sẵn sàng truy cập ở mọi thời điểm.

- Đảm bảo tính xác thực: Mọi truy cập phải được kiểm tra hợp lệ. - Đảm bảo tính thừa nhận, chống chối từ.

- Được sao lưu thường xuyên: Thực hiện các kế hoạch sao lưu hàng ngày, hạn chế mất mát dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố.

 An toàn an ninh cho ứng dụng

- Có cơ chế phân quyền đảm bảo người sử dụng tùy theo chức năng, nhiệm vụ có thể được sử dụng các chức năng, tài nguyên, khai thác các vùng thông tin khác nhau.

- Bắt buộc sử dụng mật khẩu mạnh: Tối thiểu 8 ký tự, phải có ký tự viết hoa, viết thường, số, ký tự đặc biệt.

- Hệ thống phần mềm trung tâm được áp dụng các kỹ thuật bắt lỗi bảo mật như Local Attack (Shell), XSS, SQL Injection. Được áp dụng các kỹ thuật chống tấn công DDos trên web như chống IFrame, thiết lập Captcha, giới hạn số lượng kết nối tại cùng một thời điểm…

 An toàn an ninh mạng và hạ tầng thông tin - Được cài đặt SSL.

- Xác định rõ các điểm nối ra ngoài.

- Cài đặt thiết bị tường lửa, thiết bị lọc gói, thiết bị phát hiện xâm nhập và chống thâm nhập.

- Có hệ thống đánh giá an toàn thực hiện dò tìm các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và các phần mềm sử dụng: Phát hiện lỗ hổng cả từ bên ngoài lẫn bên trong. 3.3.3. Kiến trúc Tác nghiệp

Các ứng dụng tác nghiệp bao gồm các ứng dụng hoạt động nội bộ; các ứng dụng giao tiếp với người dân, doanh nghiệp; các ứng dụng xây dựng tiềm lực

3.3.3.1. Mô hình tác nghiệp Nội bộ

Tác nghiệp nội bộ bao gồm các hoạt động thường xuyên có sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể trong UBND Xã như các hoạt động hành chính, hỗ trợ,... tác nghiệp nội bộ bao gồm:

 Tác nghiệp quản lý hành chính

- Quản lý công văn, giấy tờ và các văn bản - Quản lý, điều hành luồng công việc

- Quản lý báo cáo phục vụ lãnh đạo, báo cáo thường xuyên, báo cáo theo yêu cầu và báo cáo thống kê

- Điều phối các hoạt động tạo điều kiện hợp tác và chia sẻ.

 Tác nghiệp quản lý nguồn lực - Quản lý tài chính

- Quản lý tài sản - Quản lý nhân sự

 Tác nghiệp hỗ trợ hoạt động của Chính quyền Xã - Hỗ trợ hoạt động của Các tổ chức chính trị, xã hội - Hỗ trợ các hoạt động của UBND Phường/Xã

- Hỗ trợ các hoạt động giám sát thực thi pháp luật

- Bao gồm các ứng dụng quản lý điều hành nội bộ Chính quyền Cấp Phường/Xã 3.3.3.2. Mô hình tác nghiệp Giao tiếp

Tác nghiệp giao tiếp bao gồm các hoạt động có giao tiếp với các chủ thể bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kiến trúc chính phủ điện tử và mô hình SAAS (software as a service) cho các dịch vụ phần mềm cấp phường,xã (Trang 38)