PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kiến trúc chính phủ điện tử và mô hình SAAS (software as a service) cho các dịch vụ phần mềm cấp phường,xã (Trang 68 - 72)

5.1. Kết quả đạt được

Về mặt lý thuyết luận văn tập trung cho 3 vấn đề sau: - Lý thuyết cơ bản về Kiến trúc Chính phủ điện tử. - Lý thuyết về phần mềm hoạt động theo mô hình SaaS. - Nắm được nghiệp vụ chính quyền cấp Phường/Xã

5.1.1. Lý thuyết về Kiến trúc Chính phủ điện tử và mô hình SaaS

Thông qua luận văn, đã làm sáng tỏ được các khái niệm cơ bản các thuật ngữ liên quan như: Kiến trúc tổng thể, Kiến trúc nghiệp vụ, Kiến trúc thông tin, Kiến trúc giải pháp, Kiến trúc công nghệ... Phương pháp phát triển kiến trúc Chính phủ điện tử theo Togaf, Zachman, ITI-GAF.

Luận văn đã nêu lên tình hình phát triển của Chính phủ điển tử ở Việt Nam cũng như trên thế giới, qua đó chỉ rõ những mặt tích cực và hạn chế, những ảnh hưởng của Chính phủ điện tử đối với sự phát triển chung của xã hội.

Luận văn đã đưa ra cái nhìn cơ bản về ứng dụng dạng SaaS, hiểu được ứng dụng SaaS là như thế nào, có khác biệt gì so với các ứng dụng phần mềm được phát triển

theo mô hình truyền thống.

5.1.2. Xây dựng kiến trúc chính phủ cấp Phường/Xã

Luận văn đã chỉ ra phương pháp và xây dựng kiến trúc chính phủ điện tử, đã mở ra được cách làm cho sự phát triển của chính phủ điện tử cấp Phường/Xã.

Với việc nghiệp vụ cấp Phường/Xã là như nhau trên toàn quốc, việc ứng dụng công nghệ SaaS để xây dựng hệ thống ứng dụng tập trung trong phạm vi 1 tỉnh để triển khai cho toàn bộ các Phường, Xã, Thị trấn, giúp tiết kiệm về mặt đầu tư hạ tầng tài nguyên và đầu tư phát triển nâng cấp ứng dụng. Việc quản lý, vận hành tập trung giúp tiết kiệm chi phí vận hành và đặc biệt là cơ sở để hình thành chính quyền điện tử liên thông toàn tỉnh.

5.2. Đánh giá lợi ích, ưu điểm của phương pháp luận

Phương pháp luận kiến trúc cho phép ta xây dựng một kiến trúc toàn diện gồm nghiệp vụ, dữ liệu, ứng dụng, công nghệ và an toàn an ninh.

Phương pháp luận kiến trúc là chuẩn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng như một công cụ để tạo ra sự thống nhất và nhất quán trong cách hiểu cũng như chỉ đạo điều hành và thực hiện việc ứng dụng CNTT, cũng như việc phối hợp, kết hợp các hoạt động giữa các đơn vị trong tổ chức.

5.3. Bài học rút ra khi áp dụng phương pháp luận vào bài toán thực tế

Từ những kết quả tìm hiểu về một số phương pháp luận xây dựng kiến trúc Tổng thể cũng như áp dụng kiến trúc ITI-GAF, một số kinh nghiệm được rút ra như sau:

- Để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát triển ổn định và vững chắc, rất cần thiết phải xây dựng kiến trúc tổng thể. Kiến trúc tổng thể có thể coi như tấm bản đồ dẫn tới thành công cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó.

- Kiến trúc tổng thể sẽ bao gồm tổng hợp tất cả các tài liệu mô tả về toàn cơ quan và mô tả lộ trình ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu và chiến lược của mình.

- Kiến trúc Tổng thể phân định rõ ràng các miền hoạt động của tổ chức, tách bạch và làm rõ các mối quan hệ giữa các hoạt động nghiệp vụ và hoạt động kỹ thuật. Đây là cơ sở cho việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của các thành phần trong toàn tổ chức. Từ đó giúp cho việc hỗ trợ các nghiệp vụ tốt hơn cũng như là cơ sở đề xuất các chiến lược kinh doanh mới từ hạ tầng kỹ thuật hiện có.

- Cần phải có lộ trình thực hiện kiến trúc tổng thể. Để đi được tới đích, kiến trúc tổng thể sẽ phải trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau với các tùy chỉnh theo từng thời kỳ cho phù hợp với các điều kiện thực tế thời điểm đó.

- Khi áp dụng phương pháp luận kiến trúc vào thực tế việc đầu tiên là phải nắm rõ phương pháp luận và biết cách vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với bài toán cụ thể chứ không thể áp đặt. Biết cách lựa chọn các phương pháp và các hướng dẫn phù hợp chứ không nhất thiết phải áp dụng một cách cứng nhắc. Việc thứ hai là phải nắm rõ bài toán thực tế, nắm rõ các yêu cầu, xác định rõ phạm vi và mục tiêu của bài toán.

5.4. Các vấn đề còn tồn tại

- Tôi nhận định đây là 1 đề tài khó, bởi khối lượng kiến thức cần tìm hiểu là rất nhiều, do thời gian thực hiện luận văn còn hạn chế nên tôi chưa thể nghiên cứu sâu một số nội dung quan trọng khác của khung kiến trúc TOGAF như: Một số hướng dẫn trong các kỹ thuật; Kho tư liệu kiến trúc và giải pháp của tổ chức; Khung năng lực kiến trúc. Do đó kết quả ứng dụng vào bài toán thực tế chưa được toàn diện và chưa được tối ưu về mọi mặt.

- Trong thực tiễn, Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã là 1 vấn đề khó bởi quy mô bài toán, nghiệp vụ cấp Phường/Xã là rất lớn. Đồng thời để xây dựng thành công chính phủ điện tử cấp Phường/Xã cần có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về các văn bản, cơ chế, chính sách cho hoạt động CNTT Cấp Phường/Xã nên trong phạm vi luận văn chưa thể nêu chi tiết, đầy đủ, còn nhiều thiếu sót.

- Việc xây dựng Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã còn nhiều bất cập, khó khăn ở cả 3 góc nhìn của kiến trúc, cả về Thể chế, nguồn lực và tác nghiệp. Cần phải có sự đầu tư, chú trọng hơn nữa của cơ quan nhà nước các cấp để tạo chính sách phát triển cho Chính phủ điện tử cấp Phường/Xã.

- Mặc dù đã rất cố gắng với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng việc xây dựng ứng dụng sẽ không tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong quí thầy cô và bạn bè tận tình góp ý.

5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo

- Nghiên cứu sâu hơn về một số nội dung của khung kiến trúc TOGAF như: Một số hướng dẫn trong các kỹ thuật; Kho tư liệu kiến trúc và giải pháp của tổ chức; Khung năng lực kiến trúc để có thể ứng dụng phương pháp này vào các bài toán cụ thể được tối ưu về mọi mặt.

- Tiếp tục tìm hiểu sâu hơn các hoạt động, văn bản Cấp Phường/Xã để hoàn thiện đầy đủ, và chi tiết các nội dung chưa đạt được của luận văn.

- Tiếp tục xây dựng ứng dụng cho Cấp Phường/Xã và nghiên cứu về định cỡ hệ thống triển khai cho toàn tỉnh, tiến tới cài đặt thử nghiệm và đề xuất mô hình triển khai Chính phủ điện tử Cấp Phường/Xã phường vào thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]Nguyễn Ái Việt, “Mô hình ITI-GAF”, Viện CNTT- Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2013.

[2]Nguyễn Ái Việt (2011), Mô hình cơ quan điện tử ba cấp thành phố Hà Nội. [3]Công văn số 270/BTTTT-UDCNTT ngày 06/02/2012 của Bộ Thông tin và

Truyền thông về hướng dẫn mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp tỉnh; [4]Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng kiến trúc công nghệ thông

tin và truyền thông và các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam”, mã số KC.01.18 thuộc Chương trình nghiên

cứu khoa học trọng điểm về Công nghệ thông tin và truyền thông KC.01, giai đoạn 2006 – 2010 – Chủ nhiệm đề tài Bộ Thông tin và Truyền thông – Năm 2010.

Tiếng Anh

[5]John Zachman (1982) Business Systems Planning and Business Information Control Study: A comparison in IBM Systems Journal 21

[6]John A. Zachman (1987). A Framework for Information Systems Architecture. In: IBM Systems Journal, vol 26, no 3. IBM Publication G321-5298.

[7]Zachman (2014), Zachman Enterprise Architecture Framework, version 3.0 [8]The Open Group (2014), The Open Group Architectural Framework, version

9.1

[9]USA (2013), Federal Enterprise Architecture Framework, version 2.0 [10] NIST General Information. Retrieved on August 21, 2010

[11] Department of Defense (1996). Technical Architecture Framework for Information Management. Vol. 1. April 1996

[12] Germany, Standards and Architectures for Government Applications

[13] E-Government Interoperability – United Nations Development Programme Regional Centre in Bangkok – Published in 2007

[14] Chief Information Officer Council (2001) A Practical Guide to Federal Enterprise Architecture Version 1.0 Preface. February 2001.

[15] United Nations Department of Economic and Social Affairs. "United Nations E-Government Survey 2014". UN. Retrieved 2014-09-16.

[16] Proposed Security Assessment and Authorization for U.S Government Cloud Computing – Draff version 0.96 – November 2, 2010

[17] Programming Window Azure – Sriram Krishman – O’Reilly Media, Inc, 1005 Gravenstein Highway North, Sebastopol, CA 95472 – May 2010: Fisrt Edition.

[18] Developing Application for the Cloud on the Microsoft Windows Azure Platform – Domimic Betts, Scott Densmore, Ryan Dunn, Masashi Narumoto, Eugenio Pace, Matias Woloski – Microsoft 2010.

[19] http://www.merriam-webster.com,The Merriam Webster Dictionary and Thesaurus

[20] http://www.iso-architecture.org/ieee-1471/afs/frameworks-table.html [21] http://standards.ieee.org/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng kiến trúc chính phủ điện tử và mô hình SAAS (software as a service) cho các dịch vụ phần mềm cấp phường,xã (Trang 68 - 72)