Ao nuôi thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc (bft) trong môi trường nước lợ tại hải phòng (Trang 33 - 43)

Độ mặn nước ao nuôi cấp ban đầu 8‰ đã được tạo biofloc

Mật độ nuôi: Ao I: 6 con/ m2, Ao II: 8 con/m2, Ao III: 3 con/m2 (ao đối chứng, nuôi theo quy trình thông thường, không áp dụng BFT. Quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi nước lợ thông thường hiện nay đang được áp dụng nuôi với mật độ 3 con/m2, nước được thay thường xuyên kể từ tháng nuôi thứ 3, trung bình 1 tuần thay nước 1 lần, lượng nước thay bằng 1/3 lượng trong ao để bảo đảm chất lượng nước).

Cá giống đưa vào làm thí nghiệm là giống cá rô phi đơn tính đực là kết quả lai xa khác loài giữa cá bố Oreochromis aureus và cá mẹ Oreochromis niloticus. Cá giống đã được thuần hóa độ mặn, trọng lượng cá giống thả ban đầu 3,3 ± 0,41g. Trong quá trình nuôi tùy từng điều kiện thực tế tiến hành cấp thêm lượng nước do quá trình bốc hơi hoặc xả bỏ biofloc lắng đọng, đảm bảo độ sâu mức nước trong ao ổn định 1,3 m.

Theo dõi thí nghiệm

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ kiềm được quan trắc liên tục hàng ngày, để kịp thời điều chỉnh trong ao nuôi.

Các yếu tố TAN, TSS , NO2- N, NO3- N, NH3 –N , BOD, COD quan trắc 1 tuần/lần.

Thu mẫu biofloc để xác định chỉ số thể tích (FVI) 1 tuần/lần

Theo dõi đầy đủ lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày ở các bể thí nghiệm

Đánh giá các thí nghiệm

Các chỉ tiêu đánh giá thí nghiệm gồm: + Tỷ lệ sống của cá (S - %)

+ Tăng trưởng khối lượng của cá (WG)

+ Tốc độ sinh trưởng tương đối của cá (SGR - %/ngày) + Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của cá (DGR - gr/ngày) + Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI) (g/con) + Hiệu quả sử dụng thức ăn: hệ số thức ăn (FCR)

+ Hiệu quả sử dụng protein (PER = WG /protein tiêu thụ (g)) + Năng suất cá nuôi

+ Hệ số tiêu tốn thức ăn FCR + Lợi nhuận.

3.2.3. Cách tạo, duy trì biofloc và cho cá ăn ở các thí nghiệm và mô hình thử nghiệm thử nghiệm

Tạo biofloc bằng cách sử dụng hỗn hợp rỉ đường, thức ăn nuôi cá, bột đậu nành (tỷ lệ 3:1:3) được nấu chín, để ở chỗ mát (nhiệt độ 25oC), (30 g rỉ đường chứa 50% carbonhydrate (C): 10 g thức ăn độ đạm 35% : 30 g bột đậu nành / m3 nước) sau đó sử dụng hỗn hợp này ủ với chế phẩm sinh học có chứa chủng vi khuẩn

Bacillus spp chứa mật độ vi khuẩn>107 CFU/g (sử dụng sản phẩm CP-Bioflus 30

g/m3). Quá trình ủ được tiến hành trong điều kiện sục khí, khuấy đảo trong 48 giờ để lên men, sau đó đưa vào ao nuôi liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày một lần vào lúc 9 – 10 h sáng. Khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm tiến hành bổ sung chế phẩm với thành phần chủ yếu là vi khuẩn Bacillus spp chứa mật độ vi khuẩn>107 CFU/g liên tục trong 3 ngày vào lúc 10 h, lượng chế phẩm sử dụng là 0,15g/m3/ngày cho đến khi ao nuôi xuất hiện biofloc, kiểm tra chỉ số FVI (Floc Volume Index) bằng phễu lắng đạt 0,1 – 0,2ml/L thì dừng tạo biofloc.

Duy trì biofloc trong bể nuôi, ao nuôi bằng việc bổ sung carbonhydrate và chế phẩm sinh học chứa chủng vi khuẩn chủ yếu là Bacillus sp, với mật độ vi khuẩn>107 CFU/g, định kỳ tuần/lần. Sử dụng sản phẩm CP-Bioflus, lượng chế

phẩm 0,15g/m3/lần. Nguồn cac bon là mật rỉ đường chứa 50% carbonhydrate (C). Xác định lượng carbonhydrate bổ sung theo Avnimelech (2007). Công thức để ứng dụng tính nhanh lượng C (rỉ đường) bổ sung trong ao nuôi như sau:

X = [C/N (% protein x % Nprotein) - %C thức ăn]/%C rỉ đường

Trong đó: X là số lượng rỉ đường cần thêm vào để đạt tỷ lệ C/N mong

muốn; C/N là tỷ lệ C/N cần đạt; % Nprotein là hàm lượng nitơ có trong 1g protein; % C thức ăn là % các bon trong thành phần thức ăn; % C rỉ đường là % các bon trong thành phần rỉ đường.

Theo hướng dẫn của Avnimelech (2012) và các kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ C/N trong hệ thống BFT nuôi cá rô phi nước lợ của Nguyễn Xuân Thành, 2019 đã xác định tỷ lệ C/N = 15/1 là phù hợp. Rỉ đường chứa 50% carbonhydrate, lượng rỉ đường được bổ sung từ 30 - 40% lượng thức ăn cho cá ăn, tính từ lần bổ sung rỉ đường trước tùy theo độ đạm trong thức ăn, định kỳ bổ sung 1 tuần /1 lần. Cho cá ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp dạng nổi, không tan trong nước của tập đoàn thức ăn thủy sản CP group. Giai đoạn đầu sử dụng thức ăn có độ đạm cao từ 30 – 35% (hàm lượng Protein thô trong thức ăn) khi cá lớn trên 300 g/con cho ăn thức ăn có độ đạm thấp hơn (thức ăn có độ đạm 18 – 20%). Cho cá ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát (7 h và 16h). Khi khối lượng cá < 100 g/con, cho ăn 5 -7% tổng khối lượng cá trong ao. Cá đạt khối lượng > 100 gr cho ăn 3 – 4%. Khối lượng cá > 300g cho ăn 2%. Lượng thức ăn cho ăn tùy thuộc vào tình hình thời tiết và sức khỏe của cá, lượng thức ăn cá ăn trong 1 giờ là đủ.

3.2.4. Phương pháp phân tích

Các yếu tố môi trường nền được đo bằng máy đo nhanh: Nhiệt độ, DO đo bằng máy đo DO hiệu YSI 55 - Mỹ; pH đo bằng máy cầm tay - hiệu pH315i/set - Đức; độ mặn đo bằng khúc xạ kế - hiệu ATAGO - Nhật.

Các yếu tố môi trường dinh dưỡng gồm, tổng nitơ dạng amonia (TAN), Tổng chất răn lơ lửng (TSS), nitorite (NO2-N), nitorate (NO3–N), amoniac ( NH3- N), Nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD), nhu cầu ô xy hóa học (COD) được thu, phân tích mẫu và xử lý số liệu đối với từng thông số theo tài liệu hướng dẫn của APHA (1998) “Standard methods for the examination of the water and wastewater (22nd ed.)

Cụ thể:

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) được xác định bằng phương pháp trọng lượng (lọc- sấy - cân).

Các chất dinh dưỡng: TAN, nitorite (NO2-N), nitorate (NO3– N), ammonia (NH3 -N), được xác định bằng phương pháp so mầu trên quang phổ kế DR/2000 (hãng HACH, USA).

Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) được xác định theo TCVN 6001-1 : 2008 ISO 5815-1 : 2003 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu Oxy hóa học (COD) được xác định bằng theo TCVN 6491: 1999; ISO 6060: 1989

Phương pháp xác định chỉ số thể tích Biofloc (FVI): Chỉ số thể tích biofloc được xác định theo mô tả De Schryver (2008). Đong 1000 ml nước bể nuôi đưa vào phễu đo Imhoff để lắng 20 -30 phút, ghi thể tích biofloc lắng.

Thành phần dinh dưỡng của biofloc được phân tích theo phương pháp sau: - Xác định hàm lượng protein thô (P) theo TCVN 4328-86

- Xác định hàm lượng Lipid (L) theo TCVN 4331-86 - Xác định hàm lượng tro thô (T) theo TCVN 4327-1993 - Xác định độ ẩm (W) theo TCVN-4326-86

Phương pháp đánh giá tăng trưởng của cá nuôi và hiệu quả sử dụng thức ăn: + Tăng trưởng khối lượng của cá (WG) (g) = Khối lượng cá trung bình lúc thu Wf (g) − Khối lượng trung bình cá lúc thả Wi (g)

+ Tốc độ sinh trưởng tương đối của cá (SGR - %/ngày) tính theo công thức sau:

SGR (%.ngày-1) = x 100

+ Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của cá (DGR – g/ngày) tính theo công thức sau:

DGR g. ngày 1 –

Wi và Wf theo thứ tự là khối lượng lần trước và khối lượng lần sau t là số ngày theo dõi thí nghiệm.

+ Xác định tỷ lệ sống (%) và năng suất cá nuôi sau khi kết thúc thí nghiệm. Tỷ lệ sống (%) = (số cá còn sống/số cá thả nuôi) x 100

Năng suất (tấn/ha) = Tổng khối lượng cá trong ao/diện tích ao + Hệ số tiêu tốn thức ăn FCR

(LnWf -LnWi) t

FCR= Tổng lượng thức ăn đã cho cá ăn /tổng lượng cá tăng thêm lúc thu hoạch. + Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI)

DFI (g/con)= Tổng lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (g)/số cá nuôi + Hiệu quả sử dụng protein (PER): PER = WG /protein tiêu thụ (g) + Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

+ Tỷ suất lợi nhuận (%) = Lợi nhuận/Tổng chi phí x 100 + Lơi nhuận biên (%) = Lợi nhuận/Tổng doanh thu x 100 + Giá thành sản phẩm (đồng/kg) =Tổng chi phí/ sản lượng cá

3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm ứng dụng Microsoft Office Excel 2010 để phân tích, tính toán, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, đồ thị. Dùng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định sự sai khác có ý nghĩa các yếu tố môi trường, sinh trưởng của cá trong các thí nghiệm.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ PHI NUÔI THÂM CANH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ PHI NUÔI THÂM CANH TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LỢ BẰNG BFT

4.1.1. Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm

4.1.1.1. Kết quả quan trắc các yếu tố môi trường nền

Các yếu tố môi trường nền như nhiệt độ, pH, DO, độ mặn giữa các nghiệm thức được quan trắc và điều chỉnh để có sự tương đồng giữa các nghiệm thức thí nghiệm, tỷ lệ C:N được quan trắc, phân tích để điều chỉnh phù hợp thí nghiệm.

Kết quả quan trắc các yếu tố môi trường nền thể hiện tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Biến động các yếu tố môi trường nền trong quá trình thí nghiệm

Yếu tố môi trường Nghiệm thức thí nghiệm mật độ cá nuôi

NT I NT II NT III NT IV (ĐC) Nhiệt độ (0C ) Sáng 29,8 ± 0,4 (27,8 ÷ 30,6) 29,8 ± 0,4 (27,8 ÷ 30,6) 29,8 ± 0,4 (27,8 ÷ 30,6) 29,8 ± 0,4 (27,8 ÷ 30,6) Chiều 30,7 ±0,6 (28,6 ÷ 31,8) 30,7 ±0,6 (28,6 ÷ 31,8) 30,7 ±0,6 (28,6 ÷ 31,8) 30,7 ±0,6 (28,6 ÷ 31,8) pH (1-14) Sáng 7,7± 0,3 (7,4 ÷ 8,5 ) 7,6 ±0,5 (7,3 ÷ 8,4) 7,5 ±0,4 (7,3 ÷ 8,2) 7,8±0,5 (7,4 ÷ 8,6) Chiều 7,9 ±0,4 (7,6 ÷ 8,4) 7,9 ±0,5 (7,6 ÷ 8,5) 8,1 ±0,4 (7,7 ÷ 8,6) 7,9 ±0,5 (7,6 ÷ 8,5) DO (mg/l) Sáng 6,2 ±0,6 (5,2 ÷ 6,8) 5,9 ±0,4 (4,8 ÷ 6,5) 4,8 ±0,5 (4,6 ÷ 6,2) 4,5 ±0,6 (3,8 ÷ 5,4) Chiều 6,8 ± 0,7 (5,6 ÷ 7,9) 6,6 ±0,6 (5,4 ÷ 7,6) 5,6 ±0,5 (4,8 ÷ 6,8) 5,5 ±0,7 (4,6 ÷ 6,9) Độ mặn ( ‰) Sáng 7 ± 1 (6 ÷ 8) 7 ± 1 (6 ÷ 8) 7 ± 1 (6 ÷ 8) 7 ± 1 (6 ÷ 8) Chiều 7 ± 1 (6 ÷ 8) 7 ± 1 (6 ÷ 8) 7 ± 1 (6 ÷ 8) 7 ± 1 (6 ÷ 8)

Các kết quả tại bảng 4.1 cho thấy, tại các nghiệm thức nhiệt độ dao động từ 27,8 – 31,80C, pH từ 7,3 – 8,6, DO từ 3,8 – 6,9 mg/l, độ mặn duy trì 7‰.

Nhiệt độ là một trong những yếu tố sinh thái quan của hệ sinh thái thủy vực. Mặc dù biên độ dao động của nhiệt độ trong thủy vực không lớn so với trên cạn nhưng ảnh hưởng của nó đối với sinh vật thủy sinh lại rõ rệt hơn. Các sinh vật ở nước lại rất nhạy cảm hơn và khả năng chống chịu với biên độ dao động rộng của nhiệt độ kém hơn sinh vật trên cạn. Vì vậy, đối với nuôi cá rô phi nói riêng và nuôi thủy sản nói chung, việc duy trì độ ổn định nhiệt trong khoảng cho phép cho môi trường là rất cần thiết. Nhất là đối với việc áp dụng BFT, nhiệt độ có tầm quan trọng đối với sự trao đổi chất của vi khuẩn, nhiệt độ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng ôxy hòa tan trong nước, do vậy nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hình thành và hình thái của biofloc. Nhiệt độ trong ngày của tất cả các bể thí nghiệm đều như nhau. Sự biến động nhiệt độ trung bình trong ngày của các bể thí nghiệm nằm trong khoảng 27 - 32oC, biên độ dao động nhiệt giữa sáng và chiều trong khoảng 1- 2oC. Các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ dưới 15oC và trên 35oC sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển biofloc, nhiệt độ nước thích hợp từ 20 - 25oC là tốt nhất để biofloc ổn định. Kết quả theo dõi cho thấy, nhiệt nước độ dao động trong ngày và giữa các ngày trong tất cả các bể thí nghiệm không nằm trong khoảng nhiệt độ tối ưu, nhưng đều nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho biofloc hình thành và phát triển. Ở các tỉnh phía Bắc, vào mùa nóng, biên độ nhiệt ngày đêm của không khí thường dao động từ 7 - 9 0C. Để hạn chế ảnh hưởng nhiệt độ từ không khí vào nước, không có cách nào khác ngoài biện pháp làm tăng lượng nước chứa trong ao như xây dựng ao đủ tiêu chuẩn độ sâu hoặc bơm thêm nước vào ao. Mùa đông, nhiệt độ trung bình khoảng dưới 20oC, nhiệt độ trung bình vào tháng 1và tháng 2 vào khoảng 16-17oC. Đặc biệt trong những đợt gió mùa đông bắc mạnh,nhiệt độ không khí xuống thấp tới 10-11oC, kéo dài 5-7 ngày. Đây là cản trở lớn đối với nghề nuôi cá vào những tháng đầu năm. Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-32oC, thích hợp nhất là 25-30oC, khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8 - 42oC, cá bắt đầu chết nóng ở 42oC, dưới 18°C cá sinh trưởng kém và dễ bị nhiễm bệnh; dưới 11 oC kéo dài vài ngày cá sẽ bị chết rét (Trần Văn Vỹ & cs., 2014).

Giá trị của pH được coi là thích hợp đối với cá trong khoảng từ 7,5 đến 8,5. Ở ngoài khoảng đó đều gây bất lợi cho cá nuôi và môi trường. pH nằm ngoài ngưỡng thích hợp và sự biến động lớn (khoảng dao động vượt quá 0,5 độ) sẽ gây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sốc cho cá, làm tổn thương phần phụ, phần mang và ảnh hưởng đến quá trình lột và làm cứng vỏ. pH nhỏ hơn 7 và lớn hơn 9 làm cho cá sinh trưởng chậm.Cá sẽ chết khi pH trong môi trường nhỏ hơn 4 hoặc lớn hơn 11. Ngoài ra pH còn ảnh hưởng gián tiếp cho cá . Khi pH ở ngưỡng thấp sẽ làm tăng các phản ứng giải phóng kim loại nặng, tăng tính độc của H2S. Ngược lại khi pH cao sẽ tăng tính độc của NH3. pH trong môi trường phụ thuộc bởi nhiều yếu tố: tính chất của nền đáy,độ pH của nguồn nước cấp, sự phát triển của tảo trong ao nuôi (Trần Văn Vỹ & cs., 2014). Để đánh giá sự biến động của chỉ tiêu pH, chúng tôi đã tiến hành đo pH hàng ngày vào 6h và 14h. Kết quả cho thấy, pH trong ngày của tất cả các bể thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa. pH trong các bể thí nghiệm giữa sáng và chiều rất ít biến động, pH trung bình giữa các ngày trong các bể thí nghiệm từ 7,4 - 8,5. Nhìn chung pH trong khoảng thích hợp để vi khuẩn phát triển ở pha tăng trưởng mà không sản sinh bào tử và các biofloc sẽ hình thành. pH ổn định đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của vi sinh vật, ngoài ra còn giảm độ độc của các yếu tố môi trường khác như NH3, H2S, do vậy pH cũng đóng vai trò quan trọng để biofloc hình thành (Avnimelech, 2012).

Cá sống ở tầng nước dưới và đáy, có thể chịu đựng được ở vùng nước có hàm lượng ôxy hòa tan thấp 1 mg/lít và ngưỡng gây chết cho cá khoảng 0,3 - 0,1 mg/lít. Hàm lượng oxy giữa sáng và chiều ở các bể thí nghiệm hầu như không có biến động và hàm lượng oxy trung bình trong các ngày thí nghiệm > 4 mg/l. Hàm lượng oxy hòa tan ảnh hưởng đến kích thước, thể tích của bio-floc và thành phần vi khuẩn. Vi khuẩn dị dưỡng là vi khuẩn hiếu khí do đó hàm lượng oxy hòa tan thích hợp cho sự hình thành biofloc và phát triển của vi khuẩn trong môi trường cần được duy trì từ 2 mg/L trở lên. Trong các thí nghiệm, hàm lượng oxy dao động trong khoảng giới hạn thích hợp cho biofloc hình thành và phát triển .Hàm lượng DO cũng ảnh hưởng đến chỉ số thể tích của floc. Hàm lượng DO không chỉ cần thiết cho hoạt động để tổng hợp tế bào của vi sinh vật hiếu khí trong Biofloc mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển cấu trúc biofloc (Avnimelech, 2012). Kết quả cho thấy nhiệt độ và pH và hàm lượng oxy hòa tan trung bình giữa các nghiệm thức tương tự nhau và ít biến động do thí nghiệm được bố trí trong phòng.

Độ mặn là một trong các yếu tố sinh thái có quan hệ mật thiết đến đời sống của thuỷ sinh vật. Mỗi loài sinh vật chỉ sống và thích ứng được với một giới hạn độ mặn nhất định. Cá rô phi là loài khả năng thích ứng rộng với độ mặn (0- 30 ‰). Theo các tài liệu cho thấy cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong

môi trường nước nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0 - 40‰.Cá phát triển tốt nhất ờ vùng nước có độ mặn dướỉ 5‰. Trong môi trường nước lợ (độ mặn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc (bft) trong môi trường nước lợ tại hải phòng (Trang 33 - 43)