Khái toán hiệu quả kinh tế khi áp dụng BFT nuôi cá rô phi trong mô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc (bft) trong môi trường nước lợ tại hải phòng (Trang 64 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Kết quả thử nghiệm mô hình nuôi cá rô phi trong môi trường nước lợ bằng

4.2.4. Khái toán hiệu quả kinh tế khi áp dụng BFT nuôi cá rô phi trong mô

trường nước lợ quy mô thử nghiệm

Bảng 4.11. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu ở các ao thử nghiệm nuôi cá rô phi

Chỉ tiêu theo dõi Ao nuôi I Ao nuôi II Ao III (ĐC)

Tổng lượng cá tăng thêm (kg) 743,2 856,1 363,5

Lượng thức ăn tiêu thụ (kg) 910 1125 730

Lượng Protein tiêu thụ (kg) 234 282,75 178,7

FCR 1,22 1,31 2,01

DFI (kg/con/154 ngày) 0,8 0,7 1,2

PER (kg/kg) 3,18 3,03 2,03 Tỷ lệ sống (%) 96,3 94,6 92,3 Năng suất (kg/m2) 3,7 4,3 1,8 Tổng chi phí (đồng) 17.395.000 21.360.500 10.832.000 Tổng doanh thu (đồng) 24.750.000 28.380.000 12.045.000 Lợi nhuận (đồng) 7.355.000 7.019.500 1.213.000

Tỷ suất lợi nhuận (%) 42,3 32,9 11,2

Lợi nhuận biên (%) 29,7 24,7 10,1

Giá thành sản xuất (đồng/kg cá) 23.045 24.950 29.799

Kết quả bảng cho thấy hệ số thức ăn (FCR) ở ao nuôi I là 1,22; ao nuôi II là 1,31 và ao đối chứng nuôi theo quy trình thay nước, không tạo hạt floc làm thức ăn cho cá rô phi hệ số thức ăn tăng lên đến 2,01. Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI) ở ao nuôi I là 0,8 kg thức ăn/ con/154 ngày; ao nuôi II là 0,7 kg thức ăn/ con /154 ngày; ao nuôi đối chứng là 1,2kg thức ăn/ con /154 ngày. Hiệu quả sử dụng protein (PER) ở ao nuôi I là 3,18 kg cá/ kg protein, ao nuôi II là 3,03 kg cá/kg protein, ao đối chứng là 2,03 kg cá/kg protein. Năng suất cá ở ao nuôi I đạt 37 tấn/ha; ao nuôi II đạt 43 tấn/ha, ao đối chứng đạt 18 tấn/ha. Có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng protein, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận biên ở những ao nuôi ứng dụng BFT cao

hơn so với ao nuôi không ứng dụng BFT, trong đó ao nuôi I cho giá trị cao nhất và hiệu quả kinh tế nhất (bảng 4.12).

Như vậy, với cùng diện tích và môi trường nuôi, ứng dụng công nghệ BFT nuôi cá rô phi cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với ao không áp dụng BFT, lợi nhuận ròng cao hơn từ 5,8 – 6 lần, tỷ suất lợi nhuận cao hơn từ 2,93 – 3,78 lần, trong đó ao nuôi I có hiệu quả cao nhất.

Tiểu kết mục 4.2

Ứng dụng BFT nuôi cá rô phi trong môi trường nước lợ giúp cho hiệu quả làm sạch môi trường tốt hơn, các yếu tố môi trường luôn được điều chỉnh, kiểm soát, đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép, giảm thiểu thay nước đóng góp quan trọng trong việc sử dụng tài nguyên nước, giảm ô nhiễm môi trường.

Nuôi cá rô phi bằng BFT sẽ nuôi được với mật độ cao và cho năng suất lớn hơn hệ thống nuôi thông thường.

Ứng dụng công nghệ BFT nuôi cá rô phi cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với ao không áp dụng BFT, lợi nhuận ròng cao hơn từ 5,8 - 6 lần, tỷ suất lợi nhuận cao hơn từ 2,93 – 3,78 lần.

Trong hệ thống BFT cá sử dụng biofloc như là một nguồn thức ăn giúp giảm hệ số thức ăn (FCR), hiệu quả sử dụng thức ăn tăng lên, tăng năng suất sản lượng cá nuôi, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận so với công nghệ nuôi các rô phi đang áp dụng tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc (bft) trong môi trường nước lợ tại hải phòng (Trang 64 - 66)