Biến động giá trị TAN trong quá trình thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc (bft) trong môi trường nước lợ tại hải phòng (Trang 43 - 44)

Khi cá nuôi từ tuần thứ 7 trở đi lượng thức ăn cho cá ăn nhiều hơn, cùng với quá trình phân rã của biofloc do cá không sử dụng hết, nên trong bể nuôi quá trình tích lũy N cao dẫn đến hàm lượng TAN có xu hướng tăng cao, cao nhất là ở tuần nuôi thứ 9 và phải tiến hành hút bỏ biofloc lắng đáy. Ở nghiệm thức đối chứng do quá trình thay nước 20% ở tuần thứ 4, thứ 5 và thay 50% nước ở tuần nuôi thứ 9 làm cho giá trị TAN giảm đi sau đó.

Các kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả của Emerenciano & cs. (2017). Khi áp dung BFT, yếu tố TAN trong môi trường được Emerenciano & cs. (2017) và Azim & Little (2008) đề nghị nên duy trì hàm lượng TAN dưới 1 mg/L, các quy chuẩn về môi trường nuôi cá rô phi chưa đưa ra mức giới hạn về TAN. TAN có xu hướng tăng lên giữa các nghiệm thức, sau đó giảm dần khi bổ sung nguồn cacbon, biofloc phát triển nhanh, lúc này vi khuẩn dị dưỡng đã có.

Giá trị TSS (Total suspended solids)

Qua các đợt quan trắc trong các lô thí nghiệm cho thấy. Giá trị TSS ở nghiệm thức I đạt từ 57,3 – 409 mg/l, trung bình 274,1 mg/l; nghiệm thức II đạt từ 132 – 437 mg/l, trung bình 307 mg/l; nghiệm thức III đạt từ 142 – 445 mg/l, trung bình 330 mg/l; nghiệm thức đối chứng đạt từ 38,7 - 331 mg/l, trung bình 188,8 mg/l.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 H àm ợn g T A N ( m g/ l) Đợt NT I NT II NT III NT IV (ĐC)

TSS được hình thành ngay ngày từ đầu thí nghiệm khi đưa cá vào nuôi, do quá trình gây tạo biofloc hình thành những chất lơ lửng trong nước. TSS có xu hướng tăng trong quá trình nuôi do quá trình đưa thức ăn vào nuôi cá và biofloc phát triển. Ở nghiệm thức đối chứng không bổ sung nguồn cac bon vào trong môi trường nước nuôi, biofloc không phát triển nhiều nên TSS có xu hướng thấp hơn sơ với các nghiệm thức thí nghiệm. Ở đợt quan trắc thứ 4 và 5 nghiệm thức đối chứng là quá trình thay nước 20% ở tuần thứ 4 và thứ 5 cũng khiến cho TSS giảm đi. Những đợt sau lượng thức ăn cho cá ăn nhiều hơn, cùng với quá trình phân rã của biofloc dẫn đến TSS tăng nhanh, cao nhất là ở tuần nuôi thứ 9. Sau đó ở các nghiệm thức thí nghiệm tiến hành hành hút bỏ biofloc lắng đáy và bổ sung thêm nước sạch, ở nghiệm thức đối chứng tiến hành thay 50% nước làm cho TSS giảm xuống, quá trình cho ăn và bón bổ sung nguồn cacbon, TSS lại tiếp tục tăng trở lại. Ở nghiệm thức đối chứng không bổ sung nguồn cac bon vào trong môi trường nước nuôi nên TSS có xu hướng thấp hơn sơ với các nghiệm thức thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc (bft) trong môi trường nước lợ tại hải phòng (Trang 43 - 44)