Số lượng mẫu lợn nghi mắc bệnh DTLCP thu thập được

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Đặc Điểm Bệnh Lý Chủ Yếu Của Lợn Mắc Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc Việt Nam (Trang 52 - 55)

TT Địa điểm Sốlượng ca bệnh thu thập Thời gian thu thập

1 Hà Nam 13 10/2019-01/2020 2 Hà Nội 7 07-09/2019 3 Hưng Yên 22 08/2019 – 2/2020 4 Nam Định 9 08-10/2019 5 Thái Bình 19 09/2019 – 02/2020 Tổng 70

Kết quả bảng 4.1 cho thấy đã thu thập 70 ca bệnh của lợn nghi mắc bệnh DTLCP ở 5 tỉnh phía Bắc gồm các tỉnh Hà Nam, thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình. Hầu hết các ca bệnh được thu thập có những triệu chứng lâm sàng như lợn sốt cao, bỏăn, khó thở, xuất huyết ngoài da và có tỷ lệ lợn chết cao trong đàn.

Tại thời điểm nghiên cứu, bệnh DTLCP đang có diễn biến vô cùng phức tạp. Theo Cục Thú y, tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, nguy cơ phát sinh dịch rất cao, số lượng buộc phải tiêu hủy rất lớn, vì hầu hết là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi gần nhau, khó có thể đảm bảo an toàn sinh học, các hộ giết mổ nhỏ lẻ, phương thức vận chuyển, kiểm soát giết mổ gặp rất

nhiều khó khăn…(Cục Thú y, 2019). Nhóm nghiên cứu lựa chọn trong số các trưởng hợp nhiễm bệnh DTLCP có thông tin được cung cấp đầy đủvà có tính đại diện vềđịa lý, lứa tuổi và quy mô chăn nuôi.

Nhằm phát hiện chính xác lợn nhiễm virus DTLCP, đề tài thực hiện chẩn đoán bệnh bằng kỹ thuật Realtime PCR với cặp mồi, đầu dò đặc hiệu theo khuyến cáo của tổ chức Dịch tễ thế giới OIE. Kết quả chẩn đoán lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng kỹ thuật Realtime PCR được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả chẩn đoán lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng kỹ thuật Realtime PCR

STT Địa điểm Số mẫu thu thập (con) Số mẫu dương tính Tỉ lệdương tính(%) 1 Hà Nam 13 10 76,92 2 Hà Nội 7 4 57,14 3 Hưng Yên 22 20 95,23 4 Nam Định 9 8 88,88 5 Thái Bình 19 15 78,94 Tổng 70 57 81,42

Kết quả bảng 4.2 cho thấy trong tổng số 70 mẫu thu thập từ lợn nghi mắc bệnh tại các trại lợn tại 5 tỉnh nghiên cứu phát hiện có 57 mẫu dương tính với virus DTLCP, chiếm tỷ lệ 81,42%. Kết quả tại thời điểm nghiên cứu cho thấy dịch bệnh do virus DTLCP xuất hiện phổ biến với tỷ lệ nhiễm cao tại các tỉnh phía bắc Việt Nam, phù hợp với tình hình dịch tễ bệnh theo thông báo của Cục Thú y (2020). Trong đó tỷ lệ mẫu dương tính với virus DTLCP ở Hưng Yên là cao nhất chiếm tỷ lệ 95,23%, tiếp theo là Nam Định (88,88%), Thái Bình (78,94%), Hà Nam (76,92%).

Trong 57 lợn được chẩn đoán dương tính với DTLCP, thông qua kết quả mổ khám ban đầu và nhận định dựa trên bệnh tích đại thể tại thực địa xuất hiện các bệnh tích, tổn thương điển hình do các vi khuẩn A. pleuropneumoniae, H. parasuis,...và để phân biệt với một số triệu chứng, bệnh tích rất dễ nhẫm lẫn với bệnh do virus dịch tả cổđiển (CSFV), tai xanh (PRRS) gây ra, chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu sàng lọc một số mầm bệnh đồng nhiễm do virus và vi khuẩn để lựa chọn được các ca bệnh đạt tiêu chuẩn cho nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sàng lọc được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra đồng nhiễm với các tác nhân gây bệnh khác ở lợn mắc DTLCP Stt Địa điểm Số mẫu kiểm tra

Số mẫu dương tính với các bệnh Tổng

mẫu lợn nhiễm ghép Tổng mẫu lợn đạt yêu cầu CSFV PRRSV PCV2 PM* HP* APP* 1 Hà Nam 10 0 1 1 0 2 2 6 5 2 Hà Nội 4 0 0 0 0 1 0 1 3 3 Hưng Yên 20 0 1 1 1 3 2 8 10 4 Nam Định 8 0 0 0 1 2 1 4 5 5 Thái Bình 15 1 1 1 1 2 2 8 7 Tổng 57 1 3 3 3 10 7 27 30

Ghi chú: CSFV: classical swine fever virus; PRRSV: Porcine reproductive and

respiratory syndrome virus; PCV2: porcine circovirus type 2; PM: P. multocida; HP: H. parasuis; APP: A. pleuropneumoniae; * Các mẫu được kiểm tra bằng phương pháp phân lập

Dựa vào kết quả bảng 4.3 thấy rằng trong tổng số 57 ca bệnh dương tính với vi rút DTLCP có 27 trường hợp đồng nhiễm với các virus và vi khuẩn khác. Trong đó, có 01 mẫu đồng nhiễm vớivirus dịch tả cổ điển (CSFV), 3 mẫu đồng nhiễm với virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRSV), 3 mẫu đồng nhiễm với hội chứng còi cọc ở lợn (PCV2), 3 mẫu đồng nhiễm với vi khuẩn tụ huyết trùng (PM), 10 mẫu đồng nhiễm với vi khuẩn H. parasuis gây bệnh viêm phổi thể kính, 7 mẫu đồng nhiễm với vi khuẩn A. pleuropneumoniae gây bệnh viêm phổi dính sườn. Như vậy, tổng số 27 lợn đã bị loại sau sàng lọc do lợn bị nhiễm ghép với các virus CSFV, PRRSV, PCV2 và vi khuẩn đường hô hấp khác như P. multocida, H. parasuis; A. pleuropneumoniae. Tại Hà Nam có 06 lợn bị loại, trong đó 01 lợn bị đồng nhiễm virus PRRSV và vi khuẩn HP; 01 lợn bị đồng nhiễm virus PCV2 và vi khuẩn APP; 03 lợn bị nhiễm vi khuẩn HP hoặc APP. Tại Hà Nội có 01 lợn bị loại, trong đó 01 lợn bị đồng nhiễm với virus PCV2 và vi khuẩn HP. Tại Hưng Yên, 01 lợn bị đồng nhiễm với virus PRRSV, vi khuẩn PM và APP; 01 lợn bị đồng nhiễm PCV2 và vi khuẩn HP; 04 lợn bị đồng nhiễm với vi khuẩn HP; 02 lợn bị đồng nhiễm vi khuẩn HP và APP . Tại Nam Định có 04lợn bị loại, trong đó 01 lợn đồng nhiễm với virus PRRSV và vi khuẩn HP; 01 lợn bị đồng nhiễm với vi khuẩn HP và PM; 01 lợn đồng nghiễm

với vi khuẩn HP và APP. Tại Thái Bình, có 08 lợn bị loại, trong đó 01 lợn bị đồng nhiễm với virus PRRSV và vi khuẩn HP; 01 lợn bị đồng nhiễm virus CSFV và vi khuẩn APP; 01 lợn bị đồng nhiễm virus PCV2; 01 lợn bị đồng nhiễm với vi khuẩn HP và APP; 01 lợn đồng nghiễm với vi khuẩn HP và PM; 02 lợn đồng nhiễm với vi khuẩn HP.Như vậy có 30 lợn chỉ nhiễm vi rút DTLCP mà không bị đồng nhiễm với các bệnh do các virus và vi khuẩn sàng lọc; 30 ca bệnh này tiếp tục được xác định về triệu chứng lâm sàng đặc trưng, cũng như bệnh tích đại thể, vi thể của bệnh DTLCP.

4.1.2. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn mắc bệnh DTLCP

Kết quả phân tích, thống kê một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu của 30 lợn mắc bệnh DTLCP đạt yêu cầu nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.4.

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Đặc Điểm Bệnh Lý Chủ Yếu Của Lợn Mắc Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi Tại Một Số Tỉnh Phía Bắc Việt Nam (Trang 52 - 55)