IV. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO
B. ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.
Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành về tài chính nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cả về nghĩa vụ và các ưu đãi của Nhà nước đối
với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Thông qua các chính
sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách đầu tư khai thác và huy động mọi tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp, phát huy thế mạnh và tính
năng động của các DNVVN trong nền kinh tế.
Nhà nước cũng nên khẩn trương quan tâm nghiên cứu và sớm ban hành các quy
định riêng cho DNVVN (luật hoặc Nghị định), thành lập Hiệp hội các DNVVN ... Qua đó các DNVVN có điều kiện giao lưu trao đổi kinh nghiệm hợp tác; Hiệp hội
sẽ xác định được đối tượng các doanh nghiệp cần hỗ trợ, tiêu chi phân loại, xác định
lĩnh vực ngành nghề ưu tiên, ưu đãi, đơn giản hóa các thủ tục hành chính... Khi
khung pháp lý cho các DNVVN ra đời sẽ khẳng định rõ ràng hơn về chủ trương
khuyến khích phát triển DNVVN của Nhà nước.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực lưu thông
hàng hóa ở nông thôn, góp phần thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển, thu hút
lực lượng lao động nông thôn, góp phần thay đổi cơ cấu lao động. Có chính sách
khuyến khích phát triển các DNVVN hoạt động trong các lĩnh vực, các ngành mà các doanh nghiệp lớn không có lợi thế, chính sách liên kết DNVVN với các doanh
nghiệp lớn trong sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đào
đạo tay nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh
cho các DNVVN.
NHNN sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách chương trình trợ giúp các DNVVN. Trước mắt, cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy chế thành lập tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN vốn
trong nước thực hiện được theo quy định. Đây là bước đi quan trọng để có thể tháo
gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển sản xuất của các DNVVN trong cả nước.
Bên cạnh Quỹ bảo lãnh tín dụng, cần nghiên cứu thành lập các Quỹ bảo hiểm tiền
vay và Quỹ đầu tư mạo hiểm để khuyến khích các DNVVN đầu tư vào các hoạt động công nghệ cao để hướng tới hình thành nên những doanh nghiệp công nghệ
cao. Mặt khác, tăng cường hỗ trợ cho các DNVVN thông qua hạ bớt thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp để doanh nghiệp có điều kiện tự tạo vốn, đẩy mạnh cho vay ưu đãi qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ xúc tiến thương mại.
Triển khai xây dựng hệ thống khai thác dữ liệu thông tin và tư vấn tài chính giúp cho các DNVVN phát triển mạnh mẽ theo định hướng của Nhà nước. Về phía
NHNN nên có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng đặc biệt là Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước.
Chính phủ cần sớm ban hành cơ chế quản lý tài chính đối với các DNVVN, bổ sung
chế độ kế toán cho phù hợp với trình độ DNVVN. Quy định chế độ kiểm toán chặc
chẽ, bắt buộc hằng năm đối với các doanh nghiệp nhằm cung cấp những báo cáo tài
chính chính xác hơn cho ngân hàng trong việc quyết định cho vay nhằm hạn chế rủi
ro, nâng cao hiệu quả cho vay.
Trong thời gian qua, các chương trình trợ giúp cho các DNVVN của các tổ chức nước ngoài như: ADB, EU, UNDP, WB... đã tỏ ra khá hiệu quả. Do đó trong những năm tới Nhà nước cần tiếp tục mở rộng các quan hệ đối ngoại để tăng cường và tranh thủ các chương trình và dự án tài trợ không hoàn lại trong trợ giúp và phát triển các DNVVN...