PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA

Một phần của tài liệu Luận văn: Ngân hàng tại các vùng duyên hải chuyên về tín dụng phát triển kinh tế biển và du lịch ppsx (Trang 25 - 34)

VÀ NHỎ TẠI NH ĐT&PT ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA

Hiện nay, nhu cầu vay vốn của các DNVVN để phục vụ cho hoạt động sản

xuất kinh doanh là rất lớn, tuy nhiên xuất phát từ thực trạng chung của ác DNVVN

hiện nay như: hầu hết các DNVVN mới thành lập, vốn kinh doanh thấp,... (Số liệu

gần đây của Sở Kế hoạch-Đầu tư cho biết: quy mô vốn bình quân của một DNVVV

là rất thấp: DNTN là 388,2 triệu đồng, Công ty TNHH là 1.261,9 triệu đồng, CTCP

là 3.233,3 triệu đồng.). Ngoài ra, việc sử dụng vốn kém hiệu quả, kinh nghiệm chưa

có, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh không cao, hầu hết các DNVVN không đủ tài sản đảm bảo khi vay vốn... dẫn đến không ít các DNVVN làm ăn thua

lỗ, phá sản hay giải thể... Tất cả các nguyên nhân trên có thể giải thích tại sao doanh

số cho vay ngắn hạn đối với loại hình DNVVN chiếm tỷ trọng thấp và tốc độ tăng trưởng không cao. DSCV năm 2004 đạt mức 37.528 triệu đồng với tốc độ tăng

trưởng là 4,33%.

Về phía các ngân hàng, hầu như đa số các ngân hàng đều đặt mục tiêu an

toàn trong cho vay cao hơn là mục tiêu tăng trưởng hoạt động tín dụng. Do đó yêu cầu thu hồi vốn nhanh, đúng tiến độ kéo theo yêu cầu chặc chẽ, khắc khe trong điều

kiện vay vốn, bảo đảm tiền vay... cũng làm cho hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này có phần hạn chế. Hơn nữa, cơ cấu cho vay truyền thống của hầu

hết các NHTM chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là các Doanh nghiệp Nhà nước. Ví như các NHTM quốc doanh, do bản thân là của Nhà nước, lại ra đời từ rất sớm ngay khi đất nước còn chưa tiến hành đổi mới nên khách hàng truyền thống của các ngân hàng này các DNNN là điều tất yếu. NH ĐT&PT Đà

Nẵng là một NHTM quốc doanh nên số dư nợ của DNNN chiếm hơn 70% tổng dư

nợ cho vay. Điều này chứng tỏ định hướng đầu tư cúa NH tập trung chủ yếu vào

hiện bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế với nhiều

chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh... nên đa phần các NHTM mà điển hình là NH ĐT&PT Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực vượt qua những khó khăn để chuyển hướng hoạt động sang phục vụ các DNVVN. Mặc dù cho vay với loại

hình DNVVN có xuất hiện tình trạng NQH nhưng bằng khả năng và sự nhiệt tình trong công tác của cán bộ, nhân viên NH đả duy trì tỉ lệ NQH ở mức có thể chấp

nhận được.

2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo loại hình doanh nghiệp

Qua bảng phân tích có thể nhận thấy cùng với sự tăng trưởng về số lượng

lẫn về quy mô của loại hình DNVVN trên địa bàn Thành phố thì quy mô tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh cũng có bước tăng trưởng lớn, trong đó đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng đối với các CTy TNHH. Về tỷ trọng, trong khi cho vay đối

với các CTy TNHH luôn chiếm tỷ trọng lớn (đến trên 50% tổng doanh số cho vay...) và có xu hướng ngày càng tăng lên trong tương lai; các Cty CP, DN Tư nhân

với mức vay cũng chiếm tỷ trọng khoảng từ 15% đến 20% doanh số và các loai hình

DNVVN khác như : Cty Hợp danh, các văn phòng chi nhánh đại diên cũng chiếm tỷ

trông nhỏ trông doanh số cho vay, mặt khác tốc độ tăng trưởng trong vay vốn cũng đang có xu hướng giảm xuống trong năm 2004. Cụ thể:

Đối với các Cty CP, tuy có bước tăng trưởng cả về doanh số cho vay, dư nợ cho vay... nhưng thực tế cho thấy tỷ trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp

này ngày càng giảm. Nguyên nhân là hoạt động cổ phần hoá diễn ra ngãy càng sôi nổi nên một số các Cty CP đã được tiếp nhận vốn nhiều hơn từ cổ đông làm cho doanh số hoạt động cho vay đối với loại hình kinh doanh này có phần giảm xuống.

Các CTy TNHH, với số lượng đông đảo nhất hiện nay trên địa bàn, trong những năm qua đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển chung của thành phố, do đó đây là đối tượng doanh nghiệp có số dư tín dụng tại chi nhánh nhiều

nhất. Hơn nữa, do trước sự cạnh tranh căng thẳng đối với khối DNNN, chi nhánh đã chủ động sắp xếp lại cơ cấu nợ vay. Ngoài việc giữ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống là các DNNN, các doanh nghiệp lớn, chi nhánh đã mở rộng đầu tư cho vay đối với các DNVVN... vì thế, doanh số cũng như dư nợ cho vay đối với các

doanh nghiệp này không ngừng tăng trưởng trong các năm qua (DSCV tăng 13,82%, DNBQ tăng 9,49%).Mức tăng trưởng nhanh cộng với tỷ trọng trong cơ cấu

cho vay cũng có xu hướng tăng lên hứa hẹn đây là khách hàng tiềm năng của chi

nhánh trong những năm sắp tới.

Cùng với các Cty CP, dư nợ cho vay đối với các DNTN cũng đã có phần

giảm xuống trong cơ cấu cho vay tại chi nhánh trong 2 năm qua. Điều này cũng dể

giải thích bởi lẽ hiện nay các DNTN đang là đối tượng còn mắc nhiều hạn chế nhất

trong hoạt động kinh doanh, đó là

+ Năng lực tài chính rất thấp, quy mô sản xuất nhỏ, thủ công, tỷ lệ vốn tự có

tham gia vào những dự án lớn thấp kéo theo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh thấp, vấn đề tài sản đảm bảo nợ vay phần lớn các DNTN không đủ tài sản thế

chấp, các tài sản không đủ giấy tờ pháp lý... vì vậy, mức độ rủi ro là rất lớn, hạn chế

nhiều đến quá trình mở rộng và tăng trưởng tín dụng đối với thành phần này.

+ Ngoài ra, năng lực kinh doanh, trình độ quản lý của các chủ DNTN hiện nay

là rất thấp, quan hệ cũng như khả năng nắm bắt thông tin kém, khả năng cạnh tranh

“lách luật”, lừa đảo, thành lập các công ty “ma”... trong những năm qua, do đó rất khó để tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.

Với những nội dung phân tích trên cho thấy, việc đầu tư cho vay các

DNVVN tại NH ĐT&PT Đà Nẵng trong những năm qua ngày càng được mở rộng theo hướng không phân biệt đối xử đối với thành phần kinh tế dân doanh, khuyến

khích phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, nhằm huy động mọi nguồn

lực vào quá trình phát triển chung của toàn thành phố... Tuy nhiên, nhìn vào tỷ

trọng cho vay thì loại hình Cty TNHH vẩn đang còn chiếm tỷ trọng cao nhất vì vậy

Ngân hàng cần có sự điều chỉnh cơ cấu như tăng DSCV đối với các doanh nghiệp tư nhân, để các DNTN có cơ sở cũng như những điều kiện cần thiết nhất nhằm

khẳng định vai trò và vị thế của mình trên thị trường.

3. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo ngành kinh tế.

Qua bảng số liệu ta thấy, ngành Thương nghiệp là ngành có doanh số cho

vay cũng như dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất (DNBQ: 49,97% du nợ toàn ngành)

trong cơ cấu cho vay tại chi nhánh. Cùng với DSCV, DSTN và DNBQ cũng của

nhóm ngành này cũng có bước tăng trưởng rất nhanh. Điều này cũng dể hiểu bởi lẽ

hiện nay phần lớn các DNVVN Thành phố đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành này (DNVVN ngành thương mại chiếm75-80% tổng mức bán lẻ toàn Thành phố), nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên, một hạn

chế là các doanh nghiệp trong ngành hoạt động với mức vốn đầu tư thấp quy mô

còn nhỏ, thời gian quay vòng vốn nhanh, nhu cầu vay vốn chủ yếu để bổ sung vốn lưu động... do đó các doanh nghiệp có khuynh hướng vay mượn nhiều. Xét về trách

không cao. Đây là điều đấng ngại khi Ngân hàng có xu hướng nâng cao dư nợ cho

vay đối với ngành này

Chiếm tỷ trọng sau ngành thương nghiệp là ngành CN-XD có sự gia tăng về dư nợ theo tốc độ tăng của nhóm ngành này( GTSX Công nghiệp dân doanhThành phố tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2003) .Ngành Xây dựng là một trong những

ngành rất phát triển hiện nay ở nước ta cũng như ở địa bàn Thành phố nói riêng.

Năm qua, tốc độ Đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng ở Thành phố diễn ra tấp nập,

khẩn trương cùng với đó là việc giải toả đền bù và bố trí tái định cư cho người dân...

làm cho nhu cầu vốn đầu tư trong xây dựng rất lớn. Chính thực trạng phát triển hết

sức khả quan trên của ngành CN-XD Thành phố như trên trong những năm qua đã

có tác động không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực này của chi nhánh.

Cho vay ngắn hạn đối với DNVVN ngành vận tải chưa chiếm tỷ trọng lớn trong DSCV nhưng năm 2004 DSCV, DNBQ đối với ngành này đật tốc độ tăng

trướng là do năm 2004 Thành phố có chủ trương tiếp tục hoàn thiện, mở rộng và xây dựng những tuyến đường mới. Để hoàn thành tuyến đường này các đơn vị thi

công phải vay vốn ngắn hạn của NH để trả lương cho công nhân và mua vật liệu

phục vụ cho quá trình thi công.

Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư tín dụng vào các ngành trên Ngân hàng còn

đầu tư vào các ngành như :ngành Nông-Lâm-Thủy sản, dịch vụ...tuy cũng có bước tăng trưởng nhưng luôn là nhóm ngành chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân trực tiếp

khiến hoạt động cho vay đối với nhóm ngành này giảm xuống là do trong thời gian

gần đây, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành gặp rất nhiều khó khăn,

động phức tạp, sự thiếu thông tin, kinh nghiệm trong kinh doanh... Ví như các vụ

kiện bán phá giá cá tra, cá basa, rồi đến con tôm ở thị trường Mỹ đã làm không ít các doanh nghiệp trong ngành phải điêu đứng. Với những khó khăn và thực trạng

kinh doanh trên thì việc tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng là điều vô cùng

khó khăn đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này.

Khó khăn là như vậy, tuy nhiên với sự nỗ lực cố gắng của cả hai phía, ngân

hàng và các doanh nghiệp, đặc biệt một số doanh nghiệp vay vốn để đầu tư đổi mới

trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nên doanh số cho

vay của chi nhánh đối với các doanh nghiệp này cũng đã có bước tăng trưởng nhất định với doanh số cho vay năm 2004 cũng đạt tới hơn 37.528 triệu đồng.

4. PT tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNVVN theo hình thức đảm bảo tiền

vay.

Đảm bảo tiền vay luôn là vấn đề được các NH hiện nay quan tâm và coi đó như là một trong những nguyên tắc quan trọng của một HĐTD. Nếu công tác thẩm định, xử lý, định giá tài sản đảm bảo tiền vay không tốt, NH nhiều khả năng sẽ là

người bị thiệt hại trong hoạt động kinh doanh của mình

Nhìn vào cơ cấu cho vay trên dể nhận thấy hình thức cho vay không đảm bảo

bằng tài sản đối với các DNVVN trong những năm qua là không được áp dụng ở

NH mặc dù hình thức cho vay này vẫn chiếm một phần đáng kể trong cơ cấu cho vay chung. Điều này có thể giải thích dựa trên thực trạng phát triển không ổn định

hiện nay của các DNVVN làm cho NH chưa dám thực hiện cho vay tín chấp đối với DNVVN. Hơn nữa, về phía ngân hàng, do mục tiêu hoạt động an toàn vẫn đặt lên trên mục tiêu tăng trưởng hoạt động tín dụng do đó ngân hàng đã không quá mạo

thể nói, hiện nay toàn bộ doanh số cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh đều phải được thực hiện dưới hình thức có đảm bảo bằng tài sản.

Trong các hình thức đảm bảo đang áp dụng cho các DNVVN tại NH thì chiếm tỷ trọng nhiều nhất (trên 70% DSCV cũng như DNBQ) là hình thức đảm bảo

bằng chính tài sản của khách hàng: cầm cố, thế chấp; kế đến là đảm bảo bằng tài sản

hình thành từ vốn vay; chiếm tỷ trọng thấp nhất là hình thức bảo lãnh bằng tài sản

của bên thứ ba. DSCV theo hình thức báo lãnh của bên thứ ba năm 2004 cũng chỉ là 1.599 triệu đồng (4,26%). Như vậy là DSCV theo hình thức này giảm cả về tỷ trọng

lẫn độ tăng trưởng. Nguyên nhân là do hầu như chưa có một tổ chức chính thức nào chấp nhận đứng ra bảo lãnh cho các DNVVN để họ có thể có thể vay vốn ngân

hàng. Các bên thứ ba bảo lãnh cho DNVVN hiện nay chủ yếu là các tổ chức do các

doanh nghiệp tự giới thiệu mà ngân hàng thì có quá ít thông tin về họ, quá trình thẩm định lại gặp phải nhiều khó khăn... Ngoài ra, các doanh nghiệp được bảo lãnh

thường có tâm lý ỷ lại vào sự bảo lãnh do đó sẽ không nỗ lực, cố gắng trong hoạt

động kinh doanh để trả nợ... Thực tế trên làm cho việc giải ngân cũng từ đó gặp

nhiều trở ngại.

Cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay trong những năm qua,

chính nhờ sự linh hoạt tăng quy mô hoạt động cho vay theo hướng này nên DSCV tại NH có bước tăng trưởng khá lớn, giúp cho chi nhánh đa dạng hóa được hoạt động đầu tư, hạn chế rủi ro kinh doanh.

Như đã nói, hình thức đảm bảo tiền vay bằng chính tài sản của khách hàng

đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng hoạt động cho vay DNVVN và cả hai đều

gắn liền với hoạt động cho vay ngắn hạn tại NH . Như vậy, cơ cấu cho vay giữa hai

DSCV bằng hình thức cầm cố vẫn có phần nhiều hơn tuy nhiên về tốc độ, cho vay

bằng hình thức thế chấp đã có bước tăng trưởng nhanh chóng; đặc biệt, tỷ trọng cho

vay hình thức này trong cơ cấu cho vay chung đối với DNVVN đã dần dần tăng lên. Sở dĩ DSCV thế chấp trong những năm qua thường thấp hơn cho vay dưới

hình thức cầm cố là do tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản như đất đai, nhà

xưởng... Tuy nhiên thực trạng các DNVVN vốn dĩ gặp nhiều khó khăn trong vần đề đất đai, mặt bằng kinh doanh, do phần lớn là đi thuê, diện tích nhỏ hẹp, giá trị

không cao... vì thế đã gây khó khăn cho các DNVVN trong việc đáp ứng các thủ

tục, giấy tờ cũng như giá trị tài sản đảm bảo cần thiết để được vay vốn; trong khi đó, với hình thức cầm cố mà đa số là các thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, dây

chuyên sản xuất, hàng hóa... với số lượng nhiều sẽ là nguồn đảm bảo dể dàng cho

các DNVVN để được giải ngân từ các ngân hàng.

Hiện nay tỷ trọng cho vay theo hình thức cầm cố giảm đi trong khi cho vay

thế chấp lại tăng lên là do: Trong hoạt động cho vay cầm cố; các tài sản chủ yếu là các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa... khi cầm cố quyền sử dụng tài sản nhiều khả năng thuộc về người đi vay, mặt khác tài sản này là động sản nên dể

dàng bị mất, hư hỏng, hao mòn, giá cả biến động lớn... đó là chưa kể nhiều bên đi

vay có thể làm thay đổi một số chi tiết trên tài sản nhằm thu lợi khi phát mãi tài sản,

NH không thể kiểm soát được. Ngược với hình thức cầm cố, thế chấp hiện nay là

Một phần của tài liệu Luận văn: Ngân hàng tại các vùng duyên hải chuyên về tín dụng phát triển kinh tế biển và du lịch ppsx (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)