MỘT SỐ DỰ BÁO VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN DN DÂN

Một phần của tài liệu Luận văn: Ngân hàng tại các vùng duyên hải chuyên về tín dụng phát triển kinh tế biển và du lịch ppsx (Trang 42 - 44)

DOANH THỜI GIAN ĐẾN.

1. Tình hình cạnh tranh

Ngày nay, với tốc độ phát triển ngày càng cao của nền kinh tế kéo theo sự tăng trưởng mạnh của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường Ngân hàng. Bên cạnh đó tốc độ tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng của các Ngân hàng Cổ

phần Thương mại, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng hợp tác quốc tế và Ngân hàng quốc tế...đã khiến cho các thị trường, đặc biệt là thị trường vốn hoạt động ngày càng

sôi động hơn. Thành phố Đà Nẵng hiện nay có 20 tổ chức tín dụng đang hoạt động

,tới hơn 25 chi nhánh cấp một của các Ngân hàng TMQD và TMCP, còn chi nhánh cấp hai, cấp ba đã và đang mở rộng với tốc độ chóng mặt.Vì vậy, vấn đế cạnh tranh

giữa các Ngân hàng là điều không thể tránh khỏi, NH ĐT&PT Đà Nẵng cũng không

thể loại khỏi vòng cạnh tranh này.

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó thành phố đang có

những bước đổi thay để xứng tầm với danh hiệu Thành phố loại một. Cùng với sự

phát triển của thành phố, số lượng các DN cũng đang ngày càng gia tang nhanh

chóng, đặc biệt là các DNVVN. Các DNVVN đã có những đóng góp quan trọng vào sưü phát triển của thành phố và đang được thành phố quan tâm tạo điều kiện

phát triển. Ngoài ra, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã khiến các Ngân hàng mở

rộng hoạt động sang cho vay đối với các DNVVN ngày càng nhiều. Xu hướng

chung của các Ngân hàng sắp tới sẽ tạo những điều kiện thích hợp để việc cho vay đối với các thành phần này được dễ dàng và thuận tiện hơn. Đây là thuận lợi to lớn để các DNVVN mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao uy tín và chất lượng kinh

2. Triển vọng mới của mảng tín dụng ngắn hạn đối với DNVVN hiện nay.

Hiện nay, DN đã phát triển nhanh chóng trong tất cả các ngành và ở khắp các địa phương, đặc biệt là thành phần kinh tế dân doanh. Đây là xu hướng tất yếu của

của nền kinh tế đang trên đà phát triển của Việt Nam. Việc các Ngân hàng tài trợ

vốn cho các DNVVN càng nhiều đã chứng tỏ triển vọng phát triển trong tương lai

của thành phần kinh tế này rất cao. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 4 năm từ năm 2000 đến năm 2003, khối lượng vốn Tín dụng cho vay đối với

khu vực dân doanh đã đạt mức tăng trưởng lên tới 21-24%/năm. Riêng dư nợ cuối năm 2003 đã vượt gấp 2,2 lần so với cuối năm 2000. các TCTD cũng có sự điều

chỉnh cơ cấu cho vay theo hướng giảm dần tỉ trọng cho vay đối với các DN Nhà

nước và mở rộng cho vay đối với DNVVN.

Lĩnh vực đăng ký kinh doanh cũng đã đạt được tiến bộ rõ rệt. Thời gian đăng ký đã từ 15 xuống còn 7 ngày hoặc thậm chí là 3 ngày. Phần lớn các tỉnh đã thực

hiện chính sách một cửa, một dấu nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính. Các kênh truyền thông cũng tăng cường đối thoại nhằm mục đích phát triển kinh tế tư

nhân. Các tỉnh tổ chức Hội nghị thường niên để lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu, giải đáp và thắc mắc của doanh nghiệp.

Nhận thức được những ưu thế của DNVVN, các Ngân hàng đang rất chú

trọng đến mảng cho vay này, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Bởi vì các DNVVN hoạt động với qui mô nhỏ lẻ và tốc độ quay vòng vốn nhanh nên họ đang cần một lượng

vốn Tín dụng ngắn hạn để hỗ trợ cho hoạt đọng kinh doanh của mình. Đối với các Ngân hàng Thương mại, Tín dụng ngắn hạn sẽ giúp giảm thiểu bớt rủi ro Tín dụng đồng thời mang lại lợi nhuận cao hơn.

Sự gặp nhau giữa cung và cầu Tín dụng ngắn hạn trên thị trường sẽ giúp tháo

gỡ những vướng mắc, hạn chế của các DN nói chung và các DNVVN nói riêng. Sự

hợp tác hai bên cùng có lợi sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của các DNVVN phát

triển ngày càng bền vững hơn và qua đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng của nền

kinh tế.

Một phần của tài liệu Luận văn: Ngân hàng tại các vùng duyên hải chuyên về tín dụng phát triển kinh tế biển và du lịch ppsx (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)