Sơ đồ thiết kế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT cho các nhà máy (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ

2.1. Thiết kế mạng trong nhà máy

2.1.1 Sơ đồ thiết kế

Dựa vào các câu hỏi khảo sát khi có câu trả lời thì ta đã có ngay phần nào sơ đồ thiết kế mạng trong nhà máy bằng cách đánh dấu trực tiếp vào bản vẽ các vị trí cần đặt nút mạng. Việc còn lại chỉ đơn giản là vẽ mô tả cụ thể các đường đi của dây mạng từ phòng máy chủ ra tới vị trí của từng nút mạng.Có thể là đường đi trong tường, đường đi ngầm dưới sàn nhà, đường đi trên trần nhà, đường đi theo máng cáp. Tuy nhiên không đơn giản là ta sẽ vẽ thẳng một lèo đường đi từ phòng máy chủ ra tới từng vị trí mà cần xác định độ dài của dây mạng. Theo tiêu chuẩn (TIA/EIA 568-5-A[6, tr 54]) thì độ dài để truyền tải tốt của dây mạng từ 2 thiết bị thu phát tín hiệu là 100m. Còn độ dài từ vị trí nút mạng đến Patch Panel là 90m.

Thêm vào đó ở nhà máy ta khó có thể đảm bảo với mỗi vị trí của người dùng ta có thể cũng cấp cho họ một đường dây mạng nối thẳng từ vị trí của họ tới phòng máy chủ bởi những lý do sau chính sau:

+ Sẽ có rất nhiều đường cáp chạy vào phòng máy chủ. Số nhân viên sử dụng máy tính lên đến hàng trăm người như vậy sẽ có hàng trăm sợi cáp đổ vào phòng máy chủ. Như vậy phòng máy chủ sẽ phải to như thế nào để chứa những bó cáp hàng trăm sợi

+ Chi phí. Tất nhiên chi phí sẽ nhân lên theo đầu số cáp chạy vào phòng máy chủ? Bởi vì không đơn giản là thêm tiền mua cáp mà ta sẽ phải thêm tiền mua Switch, tủ mạng, dây nhảy, Patch Panel…

Giải pháp cho vấn đề này đó là với những cụm 8 bàn làm việc như hình bên dưới ta sẽ sử dụng những Switch nhỏ 8 cổng để chia dữ liệu. Như vậy tổng cộng cho cụm 8 bàn ta cần 2 nút mạng và 1 switch 8 cổng như hình 2.1 bên

Hình 2.1. Mô hình một dãy bàn 8 chỗ cần 2 nút mạng (Nút màu đỏ là nút mạng LAN)

Ở hình 2.1 trên 7 máy tính trên cùng một dãy bàn sẽ được cắm vào 7 cổng của Switch. Ở cổng số 8 trên switch sẽ cắm vào nút mạng số 1. Còn máy tính thứ 8 thì sẽ cắm vào nút mạng số 2.

Đến đây chắc hẳn sẽ có nhiều người thắc mắc tại sao ta không sử dụng giải pháp lắp thêm switch nhỏ mà cứ phải tính đến việc chạy dây thẳng đến phòng máy chủ. Ta cần xét đến điểm mạnh và điểm yếu của từng giải pháp

Với việc chạy dây thẳng :

+ Điểm mạnh : Tốc độ nhanh, ít lỗi, dễ quản lý, dễ xác định lỗi mạng. + Điểm yếu : Chí phí lắp đặt sẽ tốn kém hơn do phải mua thêm nhiều thiết bị, quá nhiều dây chạy đến phòng máy chủ.

Với việc sử dụng Switch nhỏ 8 cổng :

+ Điểm mạnh : Chi phí giảm, không phải lắp đặt nhều dây mạng

+ Điểm yếu : Tốc độ chậm do phải chia sẻ đường truyền, dễ gây lỗi (loop mạng), Khó quản lý, khó xác định lỗi.

1

Đó là thiết kế với những vị trí nút mạng có thể lắp đặt với sợi cáp dài tối đa 90m với cáp CAT 5e. Còn với những vị trí mạng xa hơn ta cần tuy theo tình huống, địa hình, vị trí mà tính toán lắp đặt chia thành nhiều IDF (Intermediate Distribution Facility) rồi nối đến phòng máy chủ nơi đặt MDF(Main distribution facility) bằng cáp UTP CAT 6e hay cáp quang. Với cáp quang ta không phải lo lắng nhiều về độ dài nhưng sẽ phải quan tâm nhiều đến các thiết bị đấu nối cáp quang, đường đi của cáp sao cho không bị gấp khúc. Lựa chọn giải pháp phù hợp với chi phí hợp lý. Để hiểu được ta cần phân biệt được các loại cáp mạng như sau

Theo tiêu chuẩn các tổ chức như Hiệp hội Công nghiệp Viễn thông (TIA) và Hiệp hội Công nghiệp Điện tử (EIA) các loại cáp đồng đôi xoắn được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên mức độ hiệu suất của chúng.

Cáp CAT. 5[6, tr 54] là loại cáp cơ bản nhất gồm loại không bọc giáp (UTP) và bọc giáp (STP); các dây dẫn đồng của cáp thường là lõi đặc (solid) hoặc lõi bện (stranded). Băng thông cáp CAT 5 là 100 Mhz và đáp ứng được 10BASE-T, 100BASE-TX (Fast Ethernet), và 1000BASE-T (Gigabit Ethernet)

Cáp CAT 5e[7, tr 54] (viết tắt của Category 5, enhanced) là loại cáp tương tự như cáp CAT 5. Nhưng, CAT 5e ít bị nhiễu chéo (cross-talk) hơn so với CAT. 5

Cáp CAT 6[7, tr 54] So với CAT 5 và CAT 5e thì CAT 6 là loại cao cấp hơn và cung cấp hiệu suất tốt hơn. Cũng giống như CAT 5 và CAT 5e, CAT 6 được làm từ bốn cặp sợi dây đồng và mỗi cặp dây được xoắn với nhau; nhưng khả năng truyền tải của nó cao hơn các loại cáp CAT 5 vì sự khác biệt về cấu trúc: Nó có thêm lõi chữ thập (cross filler) dọc theo chiều dài dây. Do có sử dụng thêm cross filler, 4 đôi dây được tách biệt hoàn toàn; điều này làm giảm nhiễu chéo (cross-talk) trong quá trình truyền tải và cho phép truyền dữ liệu tốt hơn. Thêm vào đó cáp CAT 6 có băng thông 250 MHz lớn hơn gấp đôi so với CAT 5e (100 MHz) và nó hoàn toàn có thể hỗ trợ ứng dụng 10 Gigabit Ethernet trong khoảng cách ngắn khoảng hơn 30m.

Cáp CAT 6A[9, tr 54] : Cáp CAT 6A ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu truyền dữ liệu ở tốc độ cao 10 Gigabit Ethernet với khoảng cách xa hơn cáp CAT 6. Do

CAT 6A được sử dụng băng thông 500 MHz gấp đôi so với cáp CAT 6, Chính vì vậy CAT 6A hỗ trợ được tốc độ 10 Gigabit Ethernet lên đến khoảng cách 100 m.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT cho các nhà máy (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)