CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ
2.4. Hệ thống CAMERA
Việc thiết kế hệ thống CAMERA nên được thực hiện bởi những công ty chuyên về hệ thống bảo mật việc của người quản lý hệ thống thông tin là cấp cho họ dải IP cho Camera và cổng trên Switch.
2.5. Thiết kế hệ thống
2.5.1 Sơ đồ thiết kế hệ thống
Dựa vào các thông tin ta đã khảo sát và dựa vào sơ đồ thiết kế mạng LAN, điện thoại ta có thể tiến hành xây dựng hệ thống. Với lĩnh vực này ta có thể hoàn
- Switch : Số lượng dây mạng được kéo vào trong phòng máy chủ sẽ cho ta biết lượng Switch và số cổng mạng là bao nhiêu. Giải pháp cho cáp quang cho ta biết sẽ cần Switch loại gì tính năng như thế nào? Có lắp modul quang hay không? Số lượng người, số lượng thiết bị sử dụng giúp ta thấy lượng địa chỉ IP ta cần sử dụng. Các cụm mạng giúp ta thấy cần phải chia thành các dải địa chỉ IP như thế nào? Ví dụ ta có thể phân cho số lượng máy chấm công, máy đọc thẻ, kiểm soát ra vào vào một dải IP nào đó, các máy CAMERA phân vào một dải IP nào đó, các máy chủ vào một dải IP nào đó … để dễ quản lý. Rồi ta quyết định sử dụng switch Layer 3 hay không?
- Router : Tùy thuộc vào vị thế của công ty và nhà máy mà sẽ quyết định router. Ta sẽ sử dụng router như thế nào? Mấy Router thì đủ. Công ty có sử dụng thuê đường truyền riêng hay không? Hay chỉ đơn thuần sử dụng Internet. Quan trong nhất đó là ta sẽ phải biết hệ thống của mình phải kết nối đến những đâu. Cần sử dụng các tính năng gì rồi từ đó mới xác định loại Router cần dùng.
- Fire wall và Proxy Server : Mỗi hệ thống có kết nối ra bên ngoài đều cần có Firewall. Tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống mà ta sẽ lựa chọn tính năng cho tương xứng. Còn Proxy Server. Hầu hết các nhà máy đều cần có proxy server để kiểm soát các kết nối internet. An toàn là 1 chuyện, nhưng hầu hết các lãnh đạo không muốn nhân viên lướt web trong giờ làm việc để đọc tin tức , cho nên họ muốn tạo ra các truy cập bị hạn chế với các tài khoản người dùng được cấp bởi proxy server
- Hệ thống Máy chủ : Dựa vào thông tin đã khảo sát mà ta đã có để chọn lựa ra hệ thống máy chủ. Ta sẽ đưa ra số lượng máy chủ, các máy chủ kết nối với nhau như thế nào, các loại hình dịch vụ cần triển khai trên máy chủ…
- SAN và NAS : Do nhu cầu lưu trữ dữ liệu ngày càng tăng mà dung lương ổ cứng trên server hạn chế nên việc có NAS hoặc SAN trong hệ thống chỉ là vấn đề thời gian. Thêm vào đó việc sử dụng ảo hóa trong hệ thống ngày càng nhiều nên càng khiến việc lắp đặt SAN nhiều hơn.
- Các loại máy in, FAX, máy đa chức năng.
2.5.2 Một số bản vẽ thiết kế hệ thống.
Với loại bản vẽ này ta sẽ có 1 cái nhìn tổng quát với các MDF và IDF, Nắm rõ được số lượng các dây mạng dùng để kết nối các khu vực với nhau đảm bào không bị thừa, không bị thiếu. tính toán được số lượng, chủng loại Switch cũng như đặc tính của Switch . Từ đó ta sẽ tính được số lượng vật tư ta cần đáp ứng cho hệ thống.
Để làm được bản vẽ này ta cần xác đinh vị trí sẽ đặt các IDF. Sau đó sẽ xác định các đường dây nối đến các IDF đó. Tiếp theo ta sẽ xác định đường nối đến là đường dây loại gì rồi mới quyết định chọn loại vât tư phù hợp. Cuối cùng ta tính tổng ra số lượng vật tư sẽ sử dụng trong đó. Để ra được chính xác sơ đồ loại này thi ta cũng phải tham khảo thêm sơ đồ vị trí của các nút mạng và thoại (Hình 2.16)
- Sơ đồ vị trí các nút mạng và điện thoại (Hình 2.16)
Dựa vào những thông tin ta đã khảo sát và hỏi mà có thể đưa ra được vị trí trên sơ đồ này. Tuy nhiên sơ đồ này con số được đánh dấu cho mỗi vị trí chính là con số trên patch panel nối đến vị trí nút mạng đó. Ta sẽ nói rõ hơn về việc đánh số này
- Sơ đồ kết nối mạng (Hình 2.16)
Sơ đồ này thể hiện rõ sự kết nối giữa các thiết bị trong hệ thống mạng. Nói cách khác nó thể hiện toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của nhà máy. Sơ đồ này giúp cho người quản lý hệ thống thông tin có được cái nhìn tổng quát về hệ thống của mình để rồi từ đó dễ dàng quản lý và cho quyết định chiến lược trong tương lai về hệ thống này.
- Sơ đồ mạng lưới điện thoại (Hình 2.18)
Sơ đồ này cũng giống như sơ đồ mạng LAN ở hình 2.15. Để xây dựng sơ đồ này ta phải xác định các cụm điện thoại (số lượng điện thoại, vị trí đặt IDF) ở từng khu vực trước rồi sau đó mới quyết định dây kết nối đến là loại dây gì? Dây 5 đôi hay 10 đôi hay 20 đôi. Thông thường những đường dây này ta sắp xếp đi cùng với các tủ mạng để tiết kiệm không gian.
- Sơ đồ tủ mạng (Hình 2.19)
Sơ đồ tủ mạng này sẽ giúp cho ta nắm được bao nhiêu tủ thì đủ cho các thiết bị, phải sắp xếp thiết bị như thế nào để việc kết nối giữa các thiết bị phù hợp và đẹp. Để thiết kế ra sơ đồ tủ mạng ta không cần phần mềm gì đặc biệt mà chỉ cần phần mềm Excel là đủ. Xem hình ví dụ ở hình 2.18
2.5.3 Phần mềm và Bản quyền
Việc mua phần mềm bản quyền và bản quyền sử dụng dịch vụ nghe qua tưởng đơn giản nhưng thực tế không hề đơn giản tý nào. Chắc chắn rằng người quản lý thông tin sẽ tốn không ít thời gian cho công việc này bởi vì nó sẽ góp phần quyết định ta sẽ sử dụng sản phẩm gì? Sẽ rất rắc rối bởi mỗi hãng sẽ có những quy định khác nhau, cơ chế bán hàng khác nhau. Ví dụ như về Firewall dùng để kết nối VPN. Có hãng sẽ miễn phí nhưng có hãng sẽ thu phí dựa trên số người sử dụng.Không chỉ phần mềm cài đặt trên máy tính hay server ta cần phải mua bản quyền mà thậm chí đôi khi có những dịch vụ được cung cấp trên thiết bị mà ta sẽ phải mua.
CHƢƠNG 3. QUẢN LÝ HỆ THỐNG
Qua chương trước người quản lý hệ thống thông tin đã tập hợp được rất nhiều tài liệu để thiết kế hệ thống. Người quản lý hệ thống thông tin có thể bổ sung thêm một số tài liệu vào tài liệu thiết kế hệ thống là cũng sẽ tạo thành một bộ tài liệu quản lý hệ thống.