Thông tin vị trí các nút điện thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT cho các nhà máy (Trang 58 - 60)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ

3.1. Tài liệu quản lý hệ thống mạng LAN

3.1.2 Thông tin vị trí các nút điện thoại

Việc tiến hành đo đạc, đánh dấu vị trí, của các nút điện thoại cũng không khác nhiều so với đánh dấu nút mạng LAN. Ta có thể tiến hành đồng thời với nút mạng LAN. Và cách đánh dấu tại các vị trí nút điện thoại trong nhà máy cũng giống như vậy. Ta nên lưu ý rằng màu của nhãn điện thoại và ký hiệu nên

Vì các nút điện thoại khác với nút mạng LAN nên sẽ không dùng Patch Panel mà sẽ dùng các phiến điện thoại (Hình 3.4) để đấu nối tín hiệu.Trường hợp duy nhất mà sử dụng Patch panel đấu nối với tổng đài điện thoại đó là khi nối giữa tổng đài điện thoại với cạc E&M được gắn trên Router cho hệ thống IP phone.

Hình 3.4. Phiến Krone để đấu nối điện thoại

Mỗi nút điện thoại sẽ được gán cho một số điện thoại nội bộ cho nên ta dán nhãn luôn vào vị trí đó (Nhãn màu vàng ở hình 3.3) và dán luôn vào máy điện thoại để người sử dụng biết số của mình. Sau đó lập một danh bạ số điện thoại nội bộ để đưa đi phân phát cho các phòng ban.

Còn thông tin trên phiến điện thoại ta sẽ sử dụng bảng mẫu như hình 3.5 sau để điền thông tin vào. Bao giờ ta cũng có 2 cụm phiến điện thoại khác nhau. 1 cụm sẽ nhận tín hiệu đầu vào và một cụm phát tín hiêu ra các vị trí. Hai vị trí đó sẽ được nối với nhau bởi dây nhảy dành cho tủ điện thoại ta sẽ ghi lại tên vị trí nốt trên phiến điện thoại và tên của vị trí. Cuối cùng ta nên lưu trữ backup lại toàn bộ cấu hình của tổng đài.

Bảng 3.1. Bảng đánh dấu số điện thoại nội bộ và tên vị trí đã được đánh dấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sổ tay hướng dẫn thiết kế, xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT cho các nhà máy (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)