Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 36 - 40)

1.3.1. Về cơ chế chính sách, quy định của nhà nước

Cơ chế chính sách, quy định của nhà nước có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý thu NSNN. Sự phù hợp với thực tế của Luật và các quy định trong chính sách của Nhà nước, chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu NSNN có tác động đến kết quả, hiệu quả của công tác quản lý thu NSNN ở địa phương. Nếu cơ chế, chính sách phù hợp, linh hoạt sẽ góp phần đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời các nguồn thu NSNN, đồng thời nuôi dưỡng nguồn thu, tăng thu NSNN. Những cơ chế, chính sách và quy định không phù hợp gây khó khăn trong công tác quản lý thu NSNN, gây khó khăn cho các doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Các quy định không rõ ràng dẫn đến việc vận dụng ở các địa phương khác nhau dẫn đến tình trạng không minh bạch trong công tác quản lý thu NSNN kéo theo tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng tại các địa phương. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải có cơ chế, chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tế của địa phương thì công tác quản lý thu NSNN mới đảm bảo hiệu quả.

1.3.2. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên

Đặc điểm điều kiện tự nhiên là nhân tố khách quan tác động đến quản lý thu NSNN. Đặc điểm điều kiện tự nhiên là nhân tố tác động đến kết quả thu NSNN cấp huyện. Đối với các địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú thì nguồn thu từ việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất lớn, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Ngược lại, đối với các địa phương không có điều kiện tự nhiên thuận lợi thì việc phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn, cần phải rà soát, mở rộng các khoản thu NSNN để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương. Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên thì đất đai là nguồn tài nguyên rất quan trọng, là yếu tố quan trọng để phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc sử dụng đất đai hiệu quả, hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương. Đánh giá đúng tiềm năng của đất đai là căn cứ xác định mức độ thích nghi của đất đai đối với loại hình nào đó, từ đó đưa ra phân tích khoa học để sử dụng đất hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường. Ngược lại nếu không đánh giá đúng tiềm năng của đất đai sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí, không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường…

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là nhân tố tác động lên thu NSNN tại địa phương. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, kinh tế - xã hội của các địa phương nếu phát triển sẽ tạo môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư cho địa phương, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương cũng như tăng trưởng các nguồn lực tài chính, nguồn thu nhập cho các tổ chức, cá nhân. Các địa phương có hạ tầng kỹ thuật phát triển, có vị trí chiến lược sẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá, phát triển kinh tế - xã hội, các cá nhân, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp ngày càng phát triển từ đó đóng góp nguồn thu lớn cho NSNN.

Ngược lại, các địa phương có hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, trình độ phát triển kinh tế xã hội kém sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh không thuận lợi, việc thu hút các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, kinh tế phát triển chậm, khả năng tạo ra nguồn thu cho

NSNN thấp. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương dành ra nguồn thu để đầu tư phát triển hạ tầng ảnh hưởng khả năng cân đối thu - chi ngân sách.

1.3.3. Tổ chức bộ máy và trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC trong bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước trong bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước

Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý thu NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN là mô hình tổ chức bộ máy và các cán bộ quản lý quản lý thu NSNN, các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quản lý quá trình quản lý thu NSNN. Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN có vai trò quan trọng đến công tác quản lý thu NSNN. Bộ máy quản lý thu NSNN được tổ chức hợp lý, khoa học, phân công nhiệm vụ các bộ phận rõ ràng sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả công tác thu NSNN. Nếu việc phân định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giữa các cấp, giữa các bộ phận trong tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN không rõ ràng, khoa học sẽ dẫn đến sự chống chéo về chức năng, nhiệm vụ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm, đùn đẩy né tránh trách nhiệm hoặc là lạm quyền trong quản lý thu NSNN.

Năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo quản lý công tác thu NSNN rất quan trọng gồm khả năng hoạch định chiến lược ngân sách, phác thảo ra kế hoạch triển khai công việc rõ ràng, khoa học, hợp lý giúp cho điều hành công tác quản lý thu NSNN đạt hiệu quả. Nếu năng lực quản lý của lãnh đạo có trình độ thấp sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình tổ chức quản lý thu NSNN.

Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý thu NSNN tại các địa phương là yếu tố quyết định đến hiệu quả trong công tác quản lý thu NSNN. Đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn cao, sử dụng thành thạo ứng dụng công nghệ thông tin giúp quản lý thu ngân sách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đảm bảo các khoản thu NSNN kịp thời, thu đúng, thu đủ góp phần tăng quy mô thu NSNN tại địa phương. Ngược lại, trình độ cán bộ yếu kém dẫn đến tình trạng thất thu ngân sách, bội chi dẫn đến mất cân đối ngân sách.

Vì vậy, tổ chức bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý thu NSNN có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến

quá trình tổ chức quản lý thu NSNN. Việc đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy quản lý thu NSNN và đổi mới cơ chế quản lý thu NSNN là rất cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, trong đó việc hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách, phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách và tăng cường sự tự chủ, tự quyết của ngân sách cấp dưới trong hệ thống ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình đổi mới để việc quản lý thu NSNN đạt hiệu quả cao.

1.3.4. Các nhân tố về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ - thông tin

Các nhân tố về hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin có ý nghĩa rất lớn đến công tác quản lý thu ngân sách. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp giải quyết công việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, độ chính xác cao về mặt xử lý dữ liệu trong quản lý thu ngân sách. Việc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho công tác quản lý thu NSNN sẽ tạo điều kiện giảm chi phí hành thu, cung cấp các thông tin về thu NSNN một cách kịp thời, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, từng bước hiện đại hoá công tác quản lý thu NSNN. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý thu ngân sách, từng bước nâng cao mức độ hài lòng của các cá nhân, tổ chức đối với các dịch vụ công liên quan đến công tác thu ngân sách. Vì vậy, yếu tố hạ tầng kỹ thuật, CNTT có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý thu ngân sách nhà nước.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)