Cơ cấu ngành kinh tế thị xã Sơn Tây 2017-2020

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Đơn vị tính: %

Nội dung 2017 2018 2019 2020 Cơ cấu ngành kinh tế 100 100 100 100

Công nghiệp - Xây dựng 42,6 42,9 44,8 48,2

Dịch vụ 45,0 44,8 44,3 40,6

Nông - Lâm nghiệp, thuỷ

sản 12,4 12,3 10,9 11,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh tế xã hội thị xã Sơn Tây 2017-2020)

Cơ cấu ngành kinh tế thị xã Sơn Tây theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2017-2020 chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, Thuỷ sản.

Ngành Công nghiệp - Xây dựng:Là ngành kinh tế trọng điểm của thị xã Sơn Tây bao gồm các ngành như: cơ kim khí - điện, dệt may, công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, đồ gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông… Hiện tại có khoảng 265 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng, 800 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 42,6% năm 2017 lên 48,2% năm 2020, bình quân cả giai đoạn đạt 44,6%.

Ngành dịch vụ: Là ngành có tốc độ phát triển tương đối cao, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thị xã Sơn Tây. Cơ cấu ngành dịch vụ giai đoạn này dao động khoảng 40,6%-45%, bình quân đạt khoảng 43,7%. Thị xã hiện có khoảng 565 doanh nghiệp, hợp tác xã và 8.139 hộ hoạt động kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu thị xã Sơn Tây bao gồm: Ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận tải, nhà hàng, khách sạn, bưu chính, viễn thông ngày càng phát triển, phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu dịch vụ của nhân dân. Các hoạt động dịch vụ chăm sóc y tế, giáo dục đang từng bước phát triển với chất lượng ngày càng được cải thiện và nâng cao. Hạ tầng thương mại, dịch vụ được cải tạo, nâng cấp, xây mới một số chợ đầu mối trên địa bàn thị xã, hệ thống siêu thị mini phủ sóng hầu hết các phường trên địa bàn thị xã. Sự phát

triển của hệ thống siêu thị, các cửa hàng tiện lợi như hệ thống siêu thị Lan Chi, chuỗi các cửa hàng tiện lợi của Vinmart và nhiều cửa hàng tiện lợi khác góp phần làm phong phú các hình thức cung cấp nhu yếu phẩm cho nhân dân trên địa bàn.

Ngành du lịch ngày càng được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quảng bá truyền thông, tổ chức bán các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Thị xã đã có thêm nhiều địa điểm thu hút đông khách tham quan như: Chùa Khai Nguyên, đền Măng Sơn, chùa Linh Thông, Văn Miếu Sơn Tây, Đền, Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ ở Đường Lâm, khu du lịch hồ Đồng Mô…

Ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, Thủy sản:Là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất, đóng góp không nhiều cho nền kinh tế thị xã. Cơ cấu ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp, Thuỷ sản giảm dần qua các năm từ 12,4% xuống 11,2%. Các hoạt động của ngành chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản. Ngành nông nghiệp thị xã từng bước dần chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra các sản phẩm sạch, có chất lượng cao như chuyển đổi dần các hình thức trồng lúa, ngũ cốc sang vùng sản xuất rau, hoa giá trị kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa, mang lại thu nhập khá cho người nông dân. Ngành Chăn nuôi từng bước chuyển từ số lượng sang chất lượng, giá trị; phát triển theo hướng trang trại, gia trại an toàn dịch bệnh; tỷ trọng giá trị chăn nuôi ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông dân dần chuyển sang đầu tư phát triển một số con đặc sản có giá trị kinh tế cao và xây dựng được thương hiệu như: Nuôi ong lấy mật Kim Sơn, nuôi gà Mía Sơn Tây, nuôi gà thả vườn bằng thảo dược, nuôi đà điểu thương phẩm theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng, nuôi chim bồ câu pháp, nuôi dê. Thị xã Sơn Tây đã tích cực chỉ đạo chuyển đổi mô hình cơ cấu kinh tế nông nghiệp cây trồng, vật nuôi; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Bên cạnh đó, thị xã đã bước đầu xây dựng được một số mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, bao tiêu đầu ra cho nông dân và có 01 mô hình nông nghiệp công nghệ cao của công ty cổ phần PANFARM triển khai tại thôn Trại Láng xã Cổ Đông.

Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn thị xã Sơn Tây giai đoạn 2017-2020 đã từng bước được cải thiện, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)