Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về bệnh hại hạt giống và khả năng truyền lan của chúng hiện nay còn rất ít. Một số nghiên cứu đi sâu về bệnh nấm trên hạt giống ngô nhưng chỉ mới tập trung vào một số loài có khả năng gây nguy hiểm cho cả người và động vật.
Kết quả điều tra của Viện Bảo vệ thực vật (BVTV) năm 1967-1968 đã phát hiện loài Aspergillus niger Tiegh. Roger (Viện BVTV, 1976) và tới năm 1977- 1978 phát hiện ra loài Aspergillus flavus Link. Roger thuộc chi Aspergillus sp gây bệnh cho cây trồng ở Việt Nam (Viện BVTV, 1999).
Nấm Aspergillus niger là nấm đất phổ biến cũng là nấm hạt trên hạt điển
hình. Theo Lê Lương Tề (1977), bệnh do nấm Aspergillus niger gây ra trên lạc được gọi là bệnh héo rũ gốc mốc đen, một số tác giả khác thì gọi là bệnh thối đen cổ rễ hay bệnh thối cổ rễ. Là nấm hoại sinh, nấm Aspergillus niger ngoài tồn tại trên củ, hạt, trong đất, trên tàn dư cây trồng và còn tồn tại cả trong điều kiện không khí nhiều bụi bặm.
Nguyễn Phùng Tiến và cs. (1983) đã nghiên cứu mức độ nhiễm mốc trên ngô, kết quả là 38 mẫu bảo quản trong kho lương thực của thành phố Thanh Hóa đã nhiễm nấm mốc thuộc các chi sau: Aspergillus, Cladosporium, Penillium,
Sporotrichuro, Saccharomycess, Trichooderme viride, Geotrichum.
Tác giả Đậu Ngọc Hào và Nguyễn Thị Thuận (1994) đã nghiên cứu mức nhiễm mốc và aflatoxin trên ngô của các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa. Kết quả
phân tích của 24 mẫu ngô hạt và 24 mẫu ngô bột cho thấy các mẫu này đã nhiễm nhiễm A. flavus với tỷ lệ từ 50-80%. Các loài như Aspergillus glaucus,
Aspergillus candidus cũng nhiễm với tỷ lệ khá cao. Loài Aspergillus ochraceus
đã phát hiện thấy ở tỷ lệ thấp. Các loài của chi Fusarium đã nhiễm với tỷ lệ 15%. Kết quả nghiên cứu mức nhiễm aflatoxin ở các mẫu ngô trên đã cho thấy là 33% mẫu ngô hạt đã nhiễm aflatoxin B1 từ 10- 40 ppb, 8.3% số mẫu nhiễm aflatoxin B2 từ 10-20 ppb, 72% số mẫu ngô bột đã nhiễm aflatoxin B1 từ 25–250 ppb, 9,5% số mẫu nhiễm aflatoxin B2 từ 10-20 ppb.
Tác giả Nguyễn Thị Ly và Phan Bích Thu (1993) đã xác định có khoảng 33%-85% số mẫu lạc kiểm tra có khả năng sản sinh độc tố aflatoxin. Kết quả điều tra thành phần bệnh chết héo lạc ở miền Bắc Việt Nam đã xác định được 10 loài vi sinh vật gây bệnh héo, trong đó có 2 loài nấm gây bệnh xuất hiện phổ biến thuộc nhóm loài Aspergilllus sp. là Aspergillus flavus và Aspergillus niger.
Nguyễn Thụy Châu và cs. (1995) đã nghiên cứu mức độ nhiễm nấm mốc và aflatoxin trên nông sản của Việt Nam. Mức độ nhiễm aflatoxin trên ngô và gạo ở một số địa phương cho thấy tần suất nhiễm aflatoxin trên ngô ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam là cao từ 73,3%-95,8% trong đó hàm lượng aflatoxin trung bình cao nhất là 63,8ppb và hàm lượng aflatoxin trung bình thấp nhất là 16,25 ppb đối với các tỉnh khác nhau.
Kết quả nghiên cứu thành phần bệnh ngô của Viện BVTV (1967-1968),đã phát hiện 32 loại bênh trên ngô gồm 30 loại do nấm, 2 loại bệnh sinh lý, trong đó bệnh sợi đen ngô (Sphacelotheca reiliama) được phát hiện tại Hà Giang, Bắc Thái, Lạng Sơn và Nghệ An.
Kết quả thành phần bệnh ngô của viện BVTV (1973-1975), đã phát hiện 34 bệnh hại tại miền Bắc Việt Nam, trong đó có 26 bệnh do nấm. Bệnh sợi đen
ngô (Sphacelotheca reiliama) được phát hiện tại Lạc Thủy-Hòa Bình. Đến năm
1977-1978 bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở các tỉnh phía nam là Lâm Đồng và Đồng Nai.
Ngô Bích Hảo kết hợp với Viện Nghiên cứu bệnh hạt giống Đan Mạch điều tra giám định thành phần nấm bệnh hại hạt giống ngô sản xuất trong nước và nhập khẩu cho thấy các loài nấm phổ biến trên hạt giống ngô gồm có: F.
moniliforme, F. graminearum, F. subglutians, B. maydis, Penicillium sp. và
Theo tài liệu nghiên cứu của Ngô Bích Hảo (năm 2007) chỉ ra rằng có 6 loại nấm chính gây bệnh trên hạt giống đậu tương ở Việt Nam gồm: bệnh thối hạt đậu tương (Macrophomina phaseolina), bệnh thán thư đậu tương (Colletotrichum
truncatum), bệnh đốm lá đậu tương (Cercospora sojina), bệnh đốm tím hạt đậu
tương (Cercospora kikuchii), sương mai đậu tương (peronospora manshurica),
thối hạt (Phomopsis vexans).
Theo Trần Văn Điền(2007), Đậu tương là cây trồng lấy hạt, cây có dầu quan trọng bậc nhất trên thế giới, đứng hàng thứ 4 sau cây lúa mì, lúa nước và ngô. Do khả năng thích ứng rộng nên nó đã được trồng ở khắp năm châu lục, nhưng tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ trên 70%, tiếp đến là châu Á.
Phần lớn các loài nấm bệnh trên hạt giống thuộc các nhóm bán ký sinh và bán hoại sinh, một số ít trong số chúng là ký sinh chuyên tính. Nhiều loài nấm trong số chúng còn có khả năng sản sinh độc tố mà tiêu biểu và quan trọng nhất trong số đó là nhóm các loài nấm Aspergilus sp., Fusarium sp. và Penicilium sp. Ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, số lượng các loài trong 3 nhóm trên không chỉ giới hạn xuất hiện trên lương thực dạng hạt mà còn trên cả các sản phẩm chế biến từ hạt. Hiện tại đã xác định và mô tả được khoảng 15 loài
Aspergilus, 9 loài Fusarium và 18 loài Penicilium có khả năng sinh độc tố và
những hợp chất thứ cấp khác. Khi dùng phương pháp agar plug và phương pháp HPLC người ta đã xác định được 74 loại độc tố sản sinh từ 3 nhóm trên (Kulwant Singh, 1991). Điển hình là các loài thuộc nhóm Aspegillus sp., chúng có thể sản sinh các độc tố gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người và vật nuôi.