Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên rừng nhằm xây dựng kế hoạch hành động cho redd+ tại xã khánh yên hạ, huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 36 - 41)

2.4.1. Ngoại nghiệp

2.4.1.1. Thu thập thông tin và số liệu điều tra hiện trường

Thu thập những tài liệu liên quan tới tài nguyên rừng tại điểm nghiên cứu như: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất qua các năm, diện tích rừng …

2.4.1.2. Phương pháp đo đếm bể chứa cacbon trên mặt đất

Đo đếm chỉ với tầng cây cao trên mặt đất. Lập ô tiêu chuẩn theo từng trạng thái rừng:

Đối với rừng tự nhiên diện tích đo đếm là 1000m2.

Được tiến hành đo đếm tại hai thôn Nản và thôn Sung, mỗi thôn sẽ tiến hành đo đếm mỗi trạng thái rừng là một ô tiêu chuẩn với diện tích là 1000 m2

đại diện cho từng thôn.

Điều tra toàn diện tầng cây cao trong OTC bằng cách dùng sơn đánh số thứ tự toàn bộ số cây điều tra trên ô, xác định tên cây từng cá thể theo tên phổ thông và tên địa phương. Sau đó tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng:

+ Đường kính ngang ngực (D1.3, cm) được đo bằng thước kẹp kính tại vị trí 1.3m tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên.

+ Chiều cao vút ngọn (Hvn, m) được đo bằng thước đo cao Blumler, đo tất cả các cây có đường kính từ 6 cm trở lên.

- Đối với rừng trồng diện tích đo đếm là 400 m2.

+ Đo đếm rừng tre ta cũng phân cấp tuổi. Phân cấp tuổi của tre căn cứ theo tài liệu “ nghiên cứu tre trúc” và qua thu thập số liệu. Tuổi của tre được xác định dựa vào màu sắc của thân khí sinh và lá. Tiến hành đo đếm 12 cây trên OTC.

2.4.1.3. Sử dụng các công cụ PRA sau đây để thu thập các thông tin và số liệu:

- Phỏng vấn bán định hướng: Nhằm thu thập thông tin điều tra từ các cá nhân, HGĐ trong sản xuất lâm nghiệp ở điểm nghiên cứu.

+ Phỏng vấn cán bộ xã/thôn: Phỏng vấn cán bộ của 2 thôn nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn, bản như: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng …

+ Phỏng vấn các HGĐ: Bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước nhằm thu được các thông tin về tình hình của từng HGĐ. Phỏng vấn 15 HGĐ với đầy đủ các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo . Nội dung phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, các nguồn thu nhập, sinh kế của cộng đồng địa phương, các hình thức và nguyên nhân tác động của cộng đồng rừng, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết các hạn chế trong sử dụng tài nguyên rừng do chính cộng đồng đưa ra. Đây là những thông tin quan trọng để phân tích tác động của người dân tới rừng.

- Thảo luận nhóm : Nhóm khoảng 5 – 6 người được hướng dẫn bởi thúc đẩy viên, trong quá tình thảo luận các thành viên được tự do thảo luận về chủ đề định hướng.

Kết quả được ghi vào mẫu biểu phỏng vấn hộ gia đình.

2.4.2. Nội nghiệp

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu và các số liệu đã có các vấn đề liên quan

Xử lý số liệu thứ cấp có liên quan về vấn đề nghiên cứu: sau khi được thu thập, toàn bộ số liệu này được xử lý, tính toán, phản ánh thông qua bảng thống kê dùng để so sánh, đối chiếu đánh giá và rút ra những kết luận cần thiết.

Xử lý số liệu sơ cấp: toàn bộ số liệu thu thập được trên các phiếu điều tra đều được kiểm tra bổ sung, chỉnh lý sau đó nhập bảng Excel xử lý, tổng hợp và phân tích thông tin số liệu vào những chỉ tiêu cụ thể nhằm đặt được mục đích nghiên cứu đề ra.

Kế thừa các kết quả các công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện có liên quan đến nội dung để tài.

2.4.2.2. Sử dụng bản đồ số

Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng qua các năm để đánh giá được diễn biến, hiện trạng rừng và đất rừng tại điểm nghiên cứu.

2.4.2.3. Tính trữ lượng cacbon cho từng trạng thái rừng

Kế thừa các kết quả nghiên cứu về tính trữ lượng cacbon áp dụng cho từng trạng thái rừng tại Việt Nam.

Để dự đoán trữ lượng cacbon rừng trước hết nghiên cứu tính toán khối lượng sinh khối khô, sau đó quy đổi ra trữ lượng cacbon theo hệ số 0,5 (IPCC 2006).

Tiến hành lập 6 OTC, mỗi ô tiêu chuẩn được lập và đại diện cho trạng thái rừng của từng thôn nghiên cứu. Do diện tích rừng trồng chủ yếu ở thôn Nản nên được tiến hàng đo đếm ô tiêu chuẩn tại thôn này, theo điều tra rừng trồng chủ yếu là 2 loại cây trồng là keo và tre.

Bảng 2.1: Các OTC được bố trí tại điểm nghiên cứu

OTC Trạng thái rừng có OTC

OTC 01 là ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên là rừng giàu tại thôn Nản OTC 02 là ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên là rừng nghèo tại thôn Nản OTC 03 là ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên là rừng giàu tại thôn Sung OTC 04 là ô tiêu chuẩn đo đếm rừng tự nhiên là rừng giàu tại thôn Sung OTC 05 là ô tiêu chuẩn đo đếm rừng trồng keo tại thôn Nản

Dựa vào số liệu điều tra toàn bộ các cây tầng cao trong OTC, tiến hàng các bước xử lý nội nghiệp để chia tổ ghép nhóm thành các cấp cỡ kính tiến hành tính toán đường kính bình quân theo cấp kính theo phương pháp bình quân cộng.

Đề tài sử dụng phương trình áp dụng cho rừng lá rộng thường xanh khu vực phía đông bắc do chương trình UN-REED Việt Nam thưc hiện tháng 10 năm 2012.

AGB = 0.0547 × D2.1148 × H0.6131 (3.1) AGB là sinh khối trên mặt đất (kg).

D là đường kính ngang ngược (cm). H chiều cao (m)

Đối với rừng trồng áp dụng phương trình cho một số loài cây như sau:

Rừng trồng Keo để tính sinh khối khô trên mặt đất ta sử dụng phương trình áp dụng cho một số tỉnh phía bắc (nghiên cứu của Vũ Tấn Phương và CS – 2008):

ABG = 0,0478 * D1.32.7041 * H (3.2)

ABG là sinh khối trên mặt đất (kg/cây). D là đường kính ngang ngực(cm)

Rừng trồng tre tính sinh khối khô áp dụng phương trình trong chương trình nghiên cứu tre khu vực phía đông bắc của UN- REDD Việt Nam thang 10 năm 2012.

AGB = 0,2184 * D1.8517 * H0.2528 (3.3)

Trong đó AGB là sinh khối trên mặt đất (kg/cây). D là đường kính ngang ngực (cm).

Sau khi tính được trữ lượng cacbon của một OTC, ta tính lượng cacbon cho 1 ha rừng:

Mc/ha = Mc/otc * 10000 / Sotc (3.4)

Mc/ha là trữ lượng cacbon cho 1ha. (tấn/ha).

Mc/otc là trữ lượng cacbon cho 1 OTC (tấn/cây)

Sotc là diện tích OTC (ha)

Mc = Mc/ha * STTR (3.5) Mc là lượng cacbon cho từng trại thái rừng (tấn/ha).

STTR là diện tích từng trạng thái rừng của xã.

2.4.2.4.Phân tích số liệu điều tra (PRA)

Mã hóa các yếu tố trong điều tra nhằm chỉ ra nguyên nhân dẫn đến mất và suy thoái rừng tại điểm nghiên cứu.

Sử dụng phương pháp SWOT:

Phương pháp này đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của việc giảm mất và suy thoái rừng. Qua đó, giúp cho việc đề xuất các giải pháp phục cũng như kế hoạch hoạt động cho REDD+. Kết quả đánh giá được tổng hợp ở bảng sau:

S: Điểm mạnh (Strengths) W: Điểm yếu (Weakness)

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên rừng nhằm xây dựng kế hoạch hành động cho redd+ tại xã khánh yên hạ, huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)