Chương trình REDD+ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên rừng nhằm xây dựng kế hoạch hành động cho redd+ tại xã khánh yên hạ, huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 27 - 35)

1.2. Cơ sở thực tiễn về REDD+

1.2.2. Chương trình REDD+ tại Việt Nam

gây hiệu ứng nhà kính. Trong khi đó, rừng nhiệt đới lại có thể lưu giữ khí carbon nhiều hơn 50% so với các kiểu rừng khác, nên việc thực hiện REDD ở Việt Nam sẽ cần thiết…Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp & PTNT, tính đến tháng 12 năm 2007, diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam là 10,28 triệu hécta (tương đương với 31% tổng diện tích tự nhiên). Mặc dù trong những năm vừa qua độ che phủ của rừng có tăng (từ 28% năm 1993 lên 38,7% năm 2008), tình trạng mất rừng và suy thoái rừng vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Rừng nước ta có tính đa dạng sinh học cao, là nơi hội tụ của các luồng động, thực vật từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Như vậy, xét theo 3 tiêu chí của Quỹ Đối tác Các-bon trong lâm nghiệp (FCPF): diện tích rừng tự nhiên hiện có, đa dạng sinh học và diễn biến tài nguyên rừng thì Việt Nam đủ tiêu chuẩn được lựa chọn là nước thí điểm tham gia thực hiện REDD.

Việt Nam đã tham gia Công ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC) vào tháng 11/1994 và phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vào tháng 9/2002 nên chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý và tiêu chí quốc tế để tham gia REDD.Tại hội nghị COP 13 Việt Nam là một trong 13 quốc gia được lựa chọn để thí điểm thực hiện chương trình “ Giảm phát thải từ những nỗ lực hạn chế phá rừng, suy thoái rừng”,

Quá trình thực thi REDD tại Việt Nam được chia thành các giai đoạn. Giai đoạn. Giai đoạn I (2009-2013) do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổ Chức Nông Lương của Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường Liên hơp quốc (UNEP), đồng thực hiện đã xây dựng thành công Chương trình hành động REDD+ quốc gia và xây dựng các kĩ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho các bên liên quan. Trong ba năm tới, chương trình sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý rừng và sử dụng đất tại sáu tỉnh thí điểm Bắc Cạn, Bình Thuận, Cà Mau, Hà Tĩnh, Lâm Đồng và Lào Cai.

Không những vậy ngày 07 tháng 01 năm 2011, Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã ký quyết định Số 39/QĐ-BNN-TCCB về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sáng kiến “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon của rừng (REDD+)” tại Việt Nam (gọi tắt là Ban Chỉ đạo về REDD+ Việt Nam). Nhiệm vụ chính của ban chỉ đạo là:

- Đề xuất với Bộ trưởng Bộ NN và PTNT và Ban Chỉ đạo quốc gia thực thi Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu về chủ trương và giải pháp để giải quyết những vấn đề liên quan đến REDD+ và tín dụng cacbon trong lâm nghiệp tại Việt Nam.

- Giúp Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan trực thuộc Bộ và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan trong việc quản lý, điều phối và giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành, liên tỉnh về hoạt động liên quan đến sáng kiến REDD+ tại Việt Nam.

- Chỉ đạo xây dựng và triển khai Chương trình REDD+ Việt Nam; xây dựng chiến lược, kế hoạch, điều phối hoạt động hợp tác quốc tế và thu hút nguồn tài trợ thực hiện sáng kiến REDD+.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao liên quan đến REDD+.

Giai đoạn II sẽ triển khai REDD nếu REDD+ chính thức trở thành một cơ chế tài chính trong các thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu. Chương trình được thực hiện tại Việt Nam dưới sự giúp đỡ từ nhà tài trợ đến từ Na Uy không những về mặt tài chính mà còn giúp Việt Nam trong việc soạn thảo tài liệu, phương pháp, hình thức tập huấn phù hợp với từng đối tượng học viên. Dưới sự giúp đỡ to lớn đó, ở Việt Nam đã tổ chức một số sự kiện chính sách quốc gia liên quan tới REDD+ như: Kế hoạch hành động khung về thích ứng

và giảm thiểu biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển noogn thôn giai đonạ 2008-2020; kế hoạch Hành động Quốc gia về Thích ứng và Giảm biến đổi khí hậu và Quyết định số 380/QĐ-TTg về thử nghiệm chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đồng thời hệ thống quản lý tập trung của Việt Nam phù hợp với cơ sở pháp lý cho REDD+ vì nó quy định trách nhiệm cơ bản của các chủ thể tham gia thiết kế và thực hiện REDD+ từ cấp TW tới địa phương. Để tham gia hiệu quả vào chương trình, Việt Nam đã thành lập Mạng lưới REDD quốc gia với các nhiệm vụ:

- Xây dựng một kế hoạch hành động cho việc xây dựng và thực thi hệ thống REDD của Việt Nam.

- Thiết lập các mốc và thời gian cho việc thực hiện từng hợp phần của kế hoạch hành động.

- Điều phối đóng góp của các đối tác phát triển quốc tế, đảm bảo sử dụng hỗ trợ cho việc thực thi kế hoạch hành động.

- Tiến hành xem xét và đánh giá thường kỳ công tác thực hiện kế hoạch hành động và tìm kiếm giải pháp khắc phục các vấn đề liên quan.

Song song với mục đích chính là giảm thiểu khí thải nhà kính, Giai đoạn II cũng mang lại những lợi ích môi trường và xã hội khác. Để đạt được những mục tiêu này, dự án đã bắt đầu tiến hành các bước chuẩn bị cho việc lập kế hoạch REDD+ ở cấp địa phương có sự tham gia của người dân tại tỉnh Lâm Đồng. Trong những tháng tới đại diện cơ quan nhà nước, chủ rừng và cộng đồng địa phương sẽ cùng thảo luận để thống nhất các biện pháp hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, thúc đẩy bảo tồn quản lý rừng bền vững và nâng cao trữ lượng các bon rừng. Các bên cũng sẽ thảo luận những khuyến khích vật chất hoặc những lợi ích đối với người sử dụng đất, đối tượng chủ chốt để có thể mang lại những thay đổi cần thiết tại địa phương.

Lâm Đồng là tỉnh được chọn để triển khai thí điểm cơ chế REDD tại hai huyện Di Linh và Lâm Hà. Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất của khu

vực Đông Nam Á được UNDP và Na Uy lựa chọn triển khai chương trình này. Với kinh nghiệm của một quốc gia có diện tích rừng lớn và quản lý rừng hiểu quả cùng với sự giúp đỡ của Na Uy ( quốc gia tại trợ trong thí điểm REDD tại Việt Nam) REDD tại Việt Nam sẽ cố gắng trở thành một cơ chế giúp nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển rừng. Ngoài sự giúp đỡ đến từ Na Uy, Việt Nam và các đối tác ở cả cấp trung ương và cơ sở cần phải được tăng cường năng lực đàm phán để qua đó thu hút được các nguồn lực đóng góp của cộng đồng quốc tế trên nguyên tắc minh bạch, công khai và có cơ sở pháp lý khoa học.

Như nhiều quốc gia khác Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc ban hành những quy định quản lý làm thế nào để đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa quy định mới với quy định hiện hành để ngăn chặn mất rừng, suy thoái rừng và thực hiện các hoạt động REDD+ khác. Tuy nhiên cho tới nay, Việt Nam đã hoàn thành xong giai đoạn I của chương trình REDD, cả 4 kết quả triển khai thí điểm tại Lâm Đồng cơ bản đã hoàn thành sau 16 lớp tập huấn và 400 lượt người tham gia vào tập huấn, đó là:

- Quy hoạch và bảo về phát triển rừng

- Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích có sự tham gia của cộng đồng vào thiết kế

- Tổ chức cộng đồng tham gia triển khai - Nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp

Các chuyên gia cũng đánh giá việc triển khai ở tỉnh Lâm Đồng như một đột phá mới, được áp dụng các nguyên tắc: “Tự nguyện”, “ Được tham vấn”, “ Được cung cấp đầy đủ thông tin” và “ Đồng thuận” trong bối cảnh REDD+. Các sáng kiến của Việt Nam trong quá trình triển khai chương trình tỏ ra phù hợp với nhiều nước đang được hưởng lợi từ những chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam.

Sau khi thực hiện thành công đo đạc, báo cáo và thẩm định mức độ giảm khí thải carbon ở Giai đoạn II, sẽ chuyển sang giai đoạn III - thực hiện đầy đủ chương trình REDD+ trong đó những nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của các nước đang phát triển được đền bù. Giai đoạn II cũng cung cấp những bài học kinh nghiệm, cho việc thực Chương trình hành động REDD Quốc gia sẽ được thực hiện trong phạm vi cả nước.

Sau thí điểm tại Lâm Đồng, 5 tỉnh có độ che phủ rừng lớn sẽ được tham gia : Cà Mau, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Bắc Cạn và Lào Cai. Trong năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “ Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các- bon rừng” (gọi tắt là Chương trình REDD+) cho giai đoạn 2011 - 2020. Mục tiêu giai đoạn 2011 – 2015 là mạng lưới REDD+ quốc gia được hình thành và hoạt động hiệu quả, góp phần bảo vệ diện tích rừng hiện có, nâng cao chất lượng và giá trị của rừng, giảm phát thải khí nhà kính, tạo thêm việc làm và thu nhập của người dân thông qua việc tổ chức thực hiện các dự án thí điểm REDD+ tại ít nhất 8 tỉnh. Giai đoạn 2016 – 2020 là quản lý và phát triển bền vững tài nguyên rừng, nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 44 – 45%, bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng hóa và cải thiện sinh kế cho các chủ rừng và người dân.

Những giải pháp được Chương trình nhấn mạnh bao gồm:

- Nâng cao năng lực về REDD+ cho cán bộ các cấp, đặc biệt là cấp xã và thôn, bản vùng sâu, vùng xa.

- Xây dựng cơ chế liên kết chặt chẽ khu vực tư nhân và mô hình hợp tác công – tư.

- Khuyến khích sự tham gia của các đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát.

- Lồng ghép thực hiện REDD+ với “Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu”, “Chiến lược tăng trưởng xanh”, “Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020”, “Sáng kiến nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu”, “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES)”; khuyến nông, khuyến lâm, xóa đói giảm nghèo và các chương trình, dự án có liên quan nhằm tăng cường tính hiệu quả và bền vững.

Để hoàn thành tốt giai đoạn II này, chính quyền các cấp cũng như các bên liên quan cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc thực thi chương trình. Đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức cùng hướng tới mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính. Không những thế các thể chế, chính sách cũng cần có sự điều chỉnh hợp lý để phù hợp và tọa điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chương trình tại Việt Nam, ngoài ra chúng ta cần làm tốt công tác tổ chức, các cuộc hội thảo để đưa ra các bài học, rút kinh nghiệm, học hỏi cũng như chia sẻ để chương trình REDD, REDD+ có những bước đi vững chắc trên con đường chống biển đổi khí hậu toàn cầu.

Nhằm tăng cường khả năng phối hợp và lống ghép Chương trình, dự án, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cũng như huy động mọi thành phần kinh tế và các nhà tài trợ tham gia thực thi REDD, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ TN và MT và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Chương trình REDD quốc gia.

Sau 3 năm thực hiện giai đoạn I, với những kết quả đạt được, Việt Nam được chọn là một trong 47 nước đối tác UN-REDD được chuyển sang giai đoạn II và thực hiện theo Kế hoạch hành động Quốc gia REDD+ ở 6 tỉnh. Với 89% diện tích tự nhiên của tỉnh là đất lâm nghiệp cùng những thành quả khá tích cực đạt được trong công tác phát triển rừng thời gian qua, Bắc Kạn được chọn là 1 trong 6 tỉnh trên cả nước thực hiện thí điểm Chương trình REDD+

(cùng với Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau). Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II với mục tiêu nâng cao năng lực để Việt

Nam có thể hưởng lợi từ việc chi trả dựa vào kết quả thực hiện REDD+ trong tương lai và hỗ trợ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Chương trình được triển khai trong vòng 3 năm (2013 - 2015).

Theo tiến sĩ Đinh Đức Thuận, Văn phòng REDD+ Việt Nam, trong giai đoạn 2009-2014, ở Việt Nam có 24 dự án liên quan đến REDD+ đã kết thúc với kinh phí hỗ trợ 18,65 triệu USD; 20 dự án đang hoạt động với kinh phí hỗ trợ 65,66 triệu USD, đã giải ngân được 37,77 triệu USD, chiếm 44,58%. Các nhà tài trợ chính gồm chính phủ các nước, chủ yếu là Mỹ, Đức, Nhật Bản và Na Uy; các tổ chức đa phương từ UN-REDD, FCPF, GEF và IFAD; Liên minh châu Âu, các quỹ tư nhân và các công ty.

Thành công của REDD+ phụ thuộc vào năng lực thực thi của các tỉnh. Cần trả lời nhiều câu hỏi về hưởng dụng rừng và thiết kế điều tra rừng trước khi khởi động các dự án REDD+. Vì vậy trong nhưng năm sắp sẽ có thời gian để các tỉnh tăng cường năng lực thực thi REDD+. Các tỉnh cần phân tích thực trạng tài nguyên rừng và đo đếm tài nguyên rừng hiện có thông qua các cuộc điều tra toàn quốc một cách chính xác và sau đó ước tính lượng cacbon tàng trữ trong rừng. Cần phải dự báo luợng cacbon này sẽ thay đổi ra sao trong tương lai dựa trên các bằng chứng hiện có tốt nhất, bao gồm cả các xu hướng lịch sử về mất rừng và nhu cầu trong tương lai về tài nguyên rừng và đất nông nghiệp. Sự dự báo này sẽ được sử dụng để đánh giá thành công trong việc xây dựng kế hoạch hành động cho REDD+.

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tài nguyên rừng nhằm xây dựng kế hoạch hành động cho redd+ tại xã khánh yên hạ, huyện văn bàn, tỉnh lào cai​ (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)