3.1.1. Diễn biến tài nguyên rừng tại điểm nghiên cứu
Xã Khánh Yên Hạ nằm cách trung tâm huyện Văn Bàn 8 km về phía Nam, có tổng diện tích tự nhiên là: 6.421,0 ha.
Địa hình của xã thuộc địa hình đồi núi cao, có độ cao từ 200 m đến 2.700 m. Địa hình của xã chia thành 2 vùng rõ rệt, vùng phía Bắc và phía Nam.
Ở vùng phía bắc diện tích chiếm 1/8 Là khu vực dân cư sinh sống tập trung với mật độ cao, chiếm 90 - 95% dân số toàn xã. Phía nam chiếm phần đa là rừng và đồi núi.
Hiện nay diện tích rừng của xã còn lại là 5264,1ha chiếm 85,22% diện tích tự nhiên. Trong đó:
Đất rừng sản xuất: 3.771,2 ha chiếm 0,59% diện tích tự nhiên. Bao gồm Đất có rừng tự nhiên sản xuất: 3.467,2 ha. Trong đó rừng non phục hồi sau khai thác kiệt, rừng non phục hồi sau nương rẫy và rừng nghèo sau khai thác kiệt chiếm 1.555,36 ha. Loại rừng này có kết cấu một tầng, rải rác còn sót lại một số cây to của rừng trước, tổ thành phần lớn các loài cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh như: Giẻ, Kháo, Thẩu tấu, Hoóc quang, Vối thuốc... Rừng trung bình và rừng giàu, chủ yếu tập trung ở những vùng cao xa, trong đó rừng còn nhiều loài gỗ quý như: Đinh, Lim, Sến, Pơ mu. Đặc biệt ở vùng giáp ranh của xã với tỉnh Yên Bái trên dãy núi Hoàng Liên có một số loài cây đặc hữu như Bách tán đài loan. Độ tàn che: 0,7 0,8, D = 70 80 cm, H = 30 40 m. Do vậy cần được bảo vệ quản lý tôt.
Đất có rừng trồng sản xuất: Tổng diện tích là 304 ha, chủ yếu là rừng Tre, nứa, vầu và Keo được trồng bằng vốn 327 và vốn của lâm trường Văn Bàn, một số hộ dân cũng trồng. Nhìn chung rừng sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu ở đây. Tuy nhiên cần có sự đầu tư
chăm sóc và bảo vệ hơn nữa để nâng cao năng suất và giá trị sử dụng. Còn đối với rừng người dân trồng do không theo kỹ thuật nên cho năng suất chưa cao.
Đất rừng phòng hộ: 1.695,1 ha chiếm 26,43% diện tích tự nhiên. Diện tích này chủ yếu là đất có rừng tự nhiên phòng hộ.
Xã có diện tích rừng tự nhiên lớn cũng là bể chứa cacbon trên mặt đất, cần được giữ gìn và bảo vệ. Nhưng theo thống kê của kiểm lâm huyện Văn Bàn về diện tích rừng qua các năm thì diện tích rừng có sự thay đổi. Diên tích rừng ngày càng giảm. Không những diện tích rừng tự nhiên mà ngay cả rừng trồng cũng có xu hướng giảm.
Theo thống kê diện tích rừng của Hạt kiểm lâm huyện Văn Bàn năm 2010 diện tích rừng là 5461.8 ha. Nhưng đến năm 2015 diện tích chỉ còn 5264,1 ha. Ta thấy rõ hơn qua bảng, biểu đồ và bản đồ sau:
Bảng 3.1: Thống kê diện tích rừng qua các năm (đơn vị: ha)
Năm 2010 2015 Diện tích bị mất
Tổng diện tic rừng 5461,8 5264,1 19766
Diện tích rừng giàu 3864,2 3735,7 128,4
Diện tích rừng nghèo và đất trống 1295,9 1249,1 46,71
Diện tích rừng trồng 301,7 279,2 22,5
(Nguồn thống kê của hạt kiểm lâm huyện Văn bàn 2015)
Năm 2010 tổng diên tích rừng là 5461,8 ha. Trong đó rừng giàu là 3853 ha, rừng nghèo và đất trống 1301,4 ha. Rừng trồng là 301,7 ha. Ta có thể thấy qua bảng hiện trạng đất đai năm 2010 của xã Khánh Yên Hạ tại phụ biểu 01. Và được thể hiện trong phụ biểu 02 và 03 diện tích theo từng trạng thái rừng. Năm 2015 thống kê diện tích rừng là 5264,1 ha. Trong đó rừng giàu là 3735,75 ha, rừng nghèo và đất trống 1249,19 ha. Rừng trồng là 279,2 ha So với năm 20010 thì năm 2015 giảm diện tích rừng là khoảng 197,66 ha, rừng giàu giảm 128,45 ha, rừng nghèo và đất trống giảm 46,71 ha. Rừng trồng giảm 22,5 ha.
Qua thống kê trên ta thấy diện tích rừng ngày càng giảm qua các năm. Mất rừng cũng là một trong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu đang là vấn đề được quan tâm trên toàn cầu. Do vậy cần phải tăng cường bảo vệ và có biện pháp kịp thời, phù hợp nhằm ngăn sự biến đổi này.
3.1.2. Trữ lượng cacbon cho từng trạng thái rừng khác nhau tại điểm nghiên cứu nghiên cứu
Từ kết quả ở phụ biểu 03 đến phụ biểu 16 về tính toán các chỉ tiêu thống kê và lượng sinh khối trung bình của từng OTC ta có được bảng khối lượng khô của mỗi OTC ở bảng sau:
Bảng 3.2: Khối lượng khô cho từng OTC
Thôn OTC Sinh khối
(kg/cây) Mật độ cây trên 1 ha (cây/ha)
Nản OTC 01 32,4 1250
OTC 02 13,2 720
Sung OTC 03 31,9 1250
Từ kết quả trên ta thấy sinh khối tăng theo từng cấp kính của cây rừng. Rừng tự nhiên là rừng giàu sẽ có sinh khối lớn hơn so với rừng nghèo. Để thấy rõ hơn ta tính sinh khối cho 1 ha rừng tự nhiên đối với 2 thôn Nản và Sung.
Bảng 3.3: Trữ lượng cacbon của mỗi trạng thái rừng tự nhiên trên 1 ha.
Thôn OTC Sinh khối
(kg/cây)
Sinh khối trên 1 ha (tấn/ha) Trữ lượng cacbon (tấn/ha) Nản OTC 01 32,4 40525 20262,5 OTC 02 13,2 9547,2 4773,6 Sung OTC 03 31,9 39962, 19981,2 OTC 04 10,6 7689,6 3844,8
Để tính sinh khối khô cho rừng trồng keo và tre ta tính sinh khối cho từng cấp tuổi của 2 loài. Đối với rừng trồng keo ta đo đếm 25 cây, sau đó chia ra làm 6 cấp tuổi và tính D bình quân cho mỗi cấp tuổi. Đối với rừng trồng tre ta đo đếm 12 cây cho OTC, chia ra làm 4 cấp tuổi. Từ xử lý số liệu ta có kết quả ở phụ biểu 08. 09. Có được bảng khối lượng khô của mỗi OTC rừng trồng sau:
Bảng 3.4: Khối lượng khô cho từng OTC
OTC Sinh khối (kg/cây) Mật độ cây trên 1 ha (cây/ha)
OTC 05 11,5 625
OTC 06 16,0 300
Từ số liệu trên ta tính trữ lượng cacbon cho từng loại rừng trồng trên 1 ha.
Bảng 3.5: Trữ lượng cacbon cho từng loại rừng trồng trên 1ha OTC Sinh khối (kg/cây) Sinh khối trên 1 ha
(tấn/ha)
Trữ lượng cacbon (tấn/ha)
OTC 05 11,5 7200 3600
Từ bảng số liệu cho thấy lượng cacbon ở mỗi loại rừng trồng khác nhau sẽ khác nhau. Rừng trồng keo có lương cacbon là 3600 tấn/ha. Còn với rừng trồng tre là 2400 tấn/ha. Sự thay đổi phu thuộc vào loài cây trồng và tuổi cây.
Rừng có khả năng hấp thụ khí CO2 và lưu trữ dưới dạng cacbon, một loại khí chính gây ra biến đổi khí hậu. Chặt phá rừng, đốt rừng, chuyển đổi rừng thành đất canh tác khác,…đã làm cho lượng cacbon trong cây cối phát thải trở lại không khí dưới dạng khí CO2 và làm tăng sự thay đổi khí hậu. trong thời gia qua riêng việc mất và suy thoái rừng đã góp 20 % khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu. Vì vậy cần giám sát tài nguyên rừng và tìm ra các nguyên nhân làm mất, suy thoái rừng để quản lý bảo vệ tốt hơn.