Thống kê các loại đất huyện Bình Chánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 67)

TT Tên đất Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%) Phân bố

1 Đất phù sa 5.797,70 22,96 Tân Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước. 2 Đất xám 3.716,80 14,72 Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. 3 Đất phèn 11.553,67 45,75 Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văm Hai,

Lê Minh Xuân 4 Đất khác 4.187,82 16,58 Tất cả các xã

Tổng 25.255,99 100,00

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh)

- Nhóm đất phù sa: Có diện tích khoảng 5.797,7 ha, chiếm 22,96% diện tích toàn huyện, phân bố ở các xã Tân Quý Tây, An Phú Tây, Bình Chánh, Hưng Long, Quy Đức, Đa Phước. Đây là một loại đất quý hiếm, cần thiết phải được cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 đến 3 vụ và sử dụng một phần diện tích nhỏ cho việc trồng cây ăn trái.

- Nhóm đất xám: Có diện tích khoảng 3.716,8 ha chiếm tỷ lệ 14,72% diện tích đất của huyện, phân bố trên các triền thấp, tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B. Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hóa và thích hợp với các loại cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày, rau, đậu,…

- Đất phèn: Nhóm đất này chiếm diện tích 11.553,67 ha, chiếm 45,75% diện tích đất của huyện, tập trung ở các xã Tân Nhựt, Bình Lợi, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân. Đây là vùng đất thấp trũng, bị nhiễm phèn mặn, nên chỉ thích hợp với những

thống thủy lợi huyện Hóc Môn - Bắc Bình Chánh hoàn chỉnh được nước ngọt về để rửa phèn trong nội đồng thì có thể tăng thêm một vụ lúa hoặc chuyển sang trồng một số cây ăn trái. Hiện nay, đất phèn đã được khai thác trồng lúa 2-3 vụ, rau màu và các loại cây ăn quả. Ngoài ra, huyện còn có một số loại đất khác nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn phân bố dọc theo hệ thống kênh rạch.

- Đất khác: nhóm đất này chiếm diện tích 4.187,82 ha chiếm 16,58% phần lớn phân bố dọc theo hệ thống kênh rạch.

Bảng 3.3: Tình hình biến động về đất đai ở huyện Bình Chánh giai đoạn 2017-2019 Loại đất

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tốc độ phát triển (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) DT (ha) Cơ cấu (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQC Tổng diện tích 25.255,99 100,0 25.255,99 100,0 25.255,99 100,0 100,00 100,00 100,00 I. Đất Nông nghiệp 16.973,30 67,2 16.939,33 67,1 16.939,33 67,1 99,80 100,00 99,90

1. Đất sản xuất nông nghiệp 14.678,70 86,5 14.649,68 86,5 14.649,68 86,5 99,80 100,00 99,90 2. Đất lâm nghiệp 1.062,40 6,3 1.059,28 6,3 1.059,28 6,3 99,71 100,00 99,85 3. Đất nuôi trồng thủy sản 1.148,30 6,8 1.146,33 6,8 1.146,33 6,8 99,83 100,00 99,91 4. Đất nông nghiệp khác 83,90 0,5 84,04 0,5 84,04 0,5 100,17 100,00 100,08

II. Đất phi nông nghiệp 8.282,69 32,8 8.316,66 32,9 8.316,66 32,9 100,41 100,00 100,20

1. Đất ở 2.956,01 35,7 2.984,92 35,9 2.984,92 35,9 100,98 100,00 100,49 2. Đất phi nông nghiệp khác 5.326,68 64,3 5.331,74 64,1 5.331,74 64,1 100,09 100,00 100,05

nghiệp chiếm 67,2%, diện tích đất đất phi nông nghiệp chiếm 32,8% năm 2017; cơ cấu thay đổi chuyển 0,1% đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Diện tích đất chỉ biến động năm 2018 còn năm 2019 so với 2018 không biến động. Cụ thể như sau:

* Biến động diện tích đất nông nghiệp

- Theo kết quả thống kê đất đai năm 2018 diện tích đất nông nghiệp giảm 34,0 ha so với kỳ thống kê đất đai năm 2017. Đất nông nghiệp năm 2018 biến động giảm so với kỳ thống kê năm 2017 nguyên nhân do chu chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong đó chủ yếu là do nhu cầu chuyển mục đích đất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu đất làm nhà ở. Ngoài ra còn có sự biến động trong nội bộ đất nông nghiệp do nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Biến động diện tích đất nông nghiệp gồm:

+ Đất trồng lúa giảm 29,9 ha do chuyển sang đất trồng cây hằng năm khác 0,8 ha, đất trồng cây lâu năm 21,3 ha, đất nuôi trồng thủy hải sản 0,6 ha, đất ở nông thôn 4,5 ha, đất ở đô thị 1,5 ha, đất xây dựng trụ sở cơ quan 1,3 ha.

+ Đất trồng cây hằng năm khác giảm 5,2 ha do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 2,0 ha, đất ở nông thôn 3,6 ha, đất ở đô thị 0,2 ha, đất xây dựng công trinh sư nghiệp 0,1 ha, đất sử dụng vào mục đích công cộng 0.1 ha; nhận 0,8 ha từ đất trồng lúa.

+ Đất trồng cây lâu năm tăng 6,2 ha do nhận 21,3 ha từ đất trồng lúa, 2,0 ha từ đất trồng cây hằng năm khác, 1,65 ha từ đất nuôi trồng thủy hải sản, diện tích cây lâu năm chuyển 0,06 ha đất sử dụng vào mục đích công cộng, 0,9 ha đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; chuyển sang đất nuôi trồng thủy hải sản 0,4 ha, đất ở nông thôn 11,4 ha, đất ở đô thị 6,62 ha, đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,01 ha, đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,2 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 0,4 ha, đất sử dụng vào mục đích công cộng 0,1 ha, đất cơ sở tôn giáo 0,5 ha, đất cơ sở tín ngưỡng 0,1 ha.

+ Đất nuôi trồng thủy hải sản giảm 2,0 ha do chuyển sang đất trồng cây lâu năm 1,65 ha, đất ở nông thôn 0,5 ha, đất ở đô thị 0,5 ha, đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,1 ha, đất cơ sở tín ngưỡng 0,7 ha; nhận 0,61 ha từ đất trồng lúa, 0,4 ha từ đất trồng cây lâu năm, 0,4 ha từ đất cơ sở tôn giáo.

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2018, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 34 ha so với kỳ thống kê đất đai năm 2017. Đất phi nông nghiệp năm 2018 biến động tăng so với kỳ thống kê năm 2017 do chu chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, ngoài ra có sự biến động trong nội bộ đất phi nông nghiệp do nhu cầu chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, bao gồm:

+ Đất ở tại đô thị tăng 8,57 ha do nhận 1,5 ha từ đất trồng lúa, 0,2 ha từ đất trồng cây hằng năm khác, 6,6 ha từ đất trồng cây lâu năm, 0,5 ha từ đất nuôi trồng thủy hải sản, 0,09 ha từ đất xây dựng công trình sự nghiệp, 0,2 ha từ đất sản xất kinh doanh phi nông nghiệp, 0,01 ha từ đất sử dụng vào mục đích công cộng; chuyển sang đất xây dựng công trình sự nghiệp 0,02ha, đất sử dụng vào mục đích công cộng 0,31 ha, đất cơ sở tôn giáo 0,16 ha, đất cơ sở tín ngưỡng 0,03 ha.

+ Đất ở nông thôn tăng 20,35 ha do nhận 4,46 ha từ đất trồng lúa, 3,61 ha từ đất trồng cây hằng năm khác, 11,37 ha từ đất trồng cây lâu năm, 0,5 ha từ đất nuôi trồng thủy hải sản, 0,09 ha từ đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, 0,3 ha từ đất cơ sở tín ngưỡng.

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan giảm 1,7 ha do nhận 1,3 ha từ đất trồng lúa, 0,01 ha từ đất trồng cây lâu năm, 0,1 ha từ đất nuôi trồng thủy hải sản, 0,6 ha từ đất xây dựng công trình sự nghiệp; chuyển sang đất xây dựng công trình sự nghiệp 3.6 ha, đất sử dụng vào mục đích công cộng 0,01 ha.

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp tăng 6,4 ha do nhận 0,13 ha từ đất trồng cây hằng năm khác, 0,2 ha từ đất trồng cây lâu năm, 3,13 ha từ đất rừng sản xuất, 0.02 ha từ đất ở, 3,6 ha từ đất xây dựng trụ sở cơ quan, 0,02 ha đất sử dụng vào mục đích công cộng; chuyển sang đất ở đô thị 0,09 ha, sang đất xây dựng trụ sở 0,6 ha, đất sử dụng vào mục đích công cộng 0,07 ha.

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 0,1 ha do nhận 0,4 ha từ đất trồng cây lâu năm; chuyển sang đất ở nông thôn 0,1 ha, đất ở đô thị 0,2 ha.

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng tăng 0,5 ha do nhận 0,1 ha từ đất trồng cây hằng năm khác, 0,14 ha từ đất trồng cây lâu năm, 0,32 ha từ đất ở đô thị, 0,01 ha từ đất xây dựng trụ sở cơ quan, 0,07 ha từ đất xây dựng công trình sự nghiệp, 0,03 ha

0,01 ha đất ở đô thị, 0,06 ha đất trồng cây lâu năm.

+ Đất cơ sở tôn giáo giảm 0,3 ha do chuyển sang đất nuôi trồng thủy hải sản 0,4 ha; chuyển sang đất tín ngưỡng 0,6 ha, nhận 0,54 ha từ đất trồng cây lâu năm, 0,16 đất ở đô thị.

+ Đất cơ sở tín ngưỡng tăng 1,05 ha do nhận từ 0,07 ha từ đất trồng cây lâu năm, 0,65 ha từ đất nuôi trồng thủy hải sản, 0,03 ha từ đất ở đô thị, 0,6 ha từ đất cơ sở tôn giáo; chuyển sang đất ở nông thôn 0,3 ha.

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa giảm 0,9 ha do chuyển sang đất trồng cây lâu năm. Nhìn chung về tình hình sử dụng đất của huyện Bình Chánh phát triển về sản xuất nông nghiệp là chính, còn diện tích đất lâm nghiệp và thủy sản chiếm rất ít mà còn có xu hướng giảm qua các năm và còn bị bạc màu, diện tích chưa sử dụng đã được khai thác nhưng đưa vào sử dụng vẫn còn hạn chế, diện tích đất phi nông nghiệp tăng nhưng việc tăng không đáng kể.

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện gồm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm:

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Bình Chánh bao gồm hệ thống các sông, rạch, mà hệ thống mực nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều 3 hệ thống sông lớn: sông Nhà Bè- Soài Rạp, Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Mùa khô độ mặn xâm nhập vào sâu nội đồng, độ mặn khoảng 4%, mùa mưa mực nước lên cao nhất là 1,1m, gây lụt cục bộ ở các vùng đất trũng của huyện.

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng nhưng ở độ sâu từ 150- 300m, nước ngầm ngọt phân bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pleitoxen, trong đó có nơi 30-40m. Trừ các xã phía Bắc là Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, nguồn nước ngầm của huyện không bị nhiễm phèn, nên khai thác nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như nước sinh hoạt, vào tháng nắng mực nước ngầm cũng tụt khá sâu trên 40m, các xã còn lại nguồn nước ngầm đều bị nhiễm phèn.

c. Tài nguyên nhân văn

Bình Chánh hiện nay được chính thức thành lập vào ngày 02/12/2003 (thực hiện theo Nghị định 130/2003/NĐ ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về

Đông, Bình Hưng Hòa và Thị trấn An Lạc thuộc huyện Bình Chánh cũ để thành lập quận Bình Tân, phần còn lại tái lập lại huyện Bình Chánh bây giờ với tổng diện tích là 25.256 ha, chia ra thành 16 xã – 1 thị trấn.

Trong chiến tranh, Bình Chánh là địa bàn có truyền thống yêu nước và đấu tranh dũng cảm. Ngay thế kỷ 19, đây là địa bàn hoạt động của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định và các lực lượng kháng chiến khác. Những năm 1931- 1945, Trung Huyện là địa bàn hoạt động của Xứ ủy Nam Kỳ, Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ, Công an Nam Bộ, quân khu 7. Đặc biệt, khu vực cạnh sông Chợ Đệm, thuộc ấp 4, xã Tân Kiên chính là nơi được Xứ ủy Nam Kỳ họp quyết định cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ngày 25-8-1945.

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

Cảnh quan thiên nhiên của huyện Bình Chánh mang vẻ đẹp của vùng Đông Nam Bộ với những hệ thống kênh rạch, các khu dân cư,… tạo nên bức tranh thiên nhiên hài hòa, tươi đẹp. Trên địa bàn huyện còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc đặc sắc mang đậm dấu ấn của các thời kỳ đấu tranh xây dựng của nhân dân các dân tộc.

Những năm gần đây do quá trình đô thị hóa mạnh, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội,… chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa được quản lý chặt chẽ, việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp không đúng quy trình, quy phạm đã gây nên ô nhiễm môi trường cục bộ trong từng khu vực. Nguyên nhân của việc ô nhiễm trên là do công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp các ngành nghề, các phân khu chức năng còn chậm chưa đáp ứng kịp tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng về phương tiện giao thông, chất lượng các tuyến đường xuống cấp trầm trọng gây ảnh hưởng về khói bụi, về trật tự an toàn xã hội,…Tuy nhiên, về cơ bản môi trường sinh thái của huyện còn tương đối trong lành, những năm tới huyện Bình Chánh cần có biện pháp bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.

* Lợi thế

Huyện Bình Chánh là cửa ngõ phía Tây vào Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý thuận lợi, mạng lưới giao thông khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa với các quận, huyện trong Thành phố, các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, đất đai đa dạng, chất lượng cao. Hệ thống sông ngòi thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy giữa huyện Bình Chánh với Thành phố và các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ.

Ngoài ra, huyện còn nhiều di tích lịch sử, văn hóa, đây là tiềm năng để phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch khi được khơi dậy và phát huy sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Hạn chế

- Huyện Bình Chánh nghèo về tài nguyên khoáng sản.

- Phần địa hình thấp, thường bị úng nước vào mùa mưa gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, hoạt động sản xuất, kinh tế và xã hội của huyện.

- Ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng nhất là khu vực công nghiệp.

3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Thực trạng xã hội a. Dân số

Năm 2019, dân số trung bình toàn Huyện 711.262 người, chiếm 6,22% dân số toàn Thành phố, tỷ lệ tăng tự nhiên là 0,98%, tỷ lệ tăng cơ học tăng 3,04%, tốc độ phát tăng dân số năm 2019 so với năm 2018 là 4,02%, năm 2019 so với năm 2017 là 9,7%, tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2017-2019 là 4,8%/năm. Mật độ dân số trung bình của Huyện vào khoảng 1.851người/km2, tuy nhiên dân cư phân bố không đều, tập trung đông nhất ở các xã Bình Hưng (4.890 người/km2), Tân Kiên (3.974 người/km2), Vĩnh Lộc B (3.776 người/km2). Các xã có mật độ dân số thấp nhất là Bình Lợi (498 người/km2), Tân Nhựt (900 người/km2), Lê Minh Xuân (906 người/km2), Phạm Văn Hai (915 người/km2).

Bình Chánh là huyện thu hút dân nhập cư đến trong thời gian gần đây do chuyển dịch phát triển kinh tế theo hướng phi nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong độ

nghề của huyện chuyển dịch theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương “công nghiệp - thương mại; dịch vụ - nông nghiệp”, lao động trong ngành nông - lâm - nuôi trồng thủy sản ngày một giảm, lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, công nghiệp ngày một tăng nhanh.

Thành phần dân tộc của huyện, Dân tộc kinh chiếm 97,67% tổng dân số, kế đến là dân tộc Hoa chiếm 1,67%, dân tộc Khơmer 0,45%, còn lại là các dân tộc Chăm và dân tộc khác, người dân nước ngoài chiếm tỷ lệ không đáng kể.

b. Lao động, việc làm, thu nhập

* Lao động

Trong những năm qua lực lượng lao động trên địa bàn huyện có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân do lực lượng lao động nhập cư tăng nhanh theo tốc độ đô thị hoá, số người trong độ tuổi lao động là 222.331 người. Năm 2017 đến năm 2019 tăng lên 289.631 người, chiếm 71,32% tổng dân số toàn huyện, chiếm 9,7% cơ cấu lao động toàn huyện. Mức độ gia tăng bình quân dân số trong độ tuổi lao động từ 2017-2019 tăng khoảng 1,3%.

Nguồn lao động tăng nhanh là một trong những điều kiện thuận lợi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)