Hiện trạng sử dụng đất của huyện Bình Chánh năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 67 - 79)

ĐVT: ha STT LOẠI ĐẤT hiệu ∑DT ∑DT theo đối tượng sử dụng ∑DT theo đối tượng quản lý Diện tích đất 25256,00 22134,90 3121,10 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 16939,30 16938,30 1,10

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14649,70 14648,70 1,00

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8831,80 8830,80 1,00

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 5817,90 5817,90

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1059,30 1059,30 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 766,70 766,70 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 262,70 262,70 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 29,90 29,90 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1146,30 1146,20 0,10 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 84,00 84,00

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 8316,70 5196,70 3120,00

2.1 Đất ở OCT 2984,90 2983,40 1,50

2.2 Đất chuyên dùng CDG 4043,60 2084,10 1959,50

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 49,30 49,30

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 7,60 7,50 0,10

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, nhà hỏa táng NTD 76,90 70,30 6,60

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1152,30 0,00 1152,30

2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 2,10 2,10

(Nguồn:Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh)

- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Bình Chánh là: 25256 ha, trong đó:

phố là 8316,66 ha, chiếm 32,9 % diện tích đất tự nhiên. Diện tích, cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp như sau: Đất ở 2984,92 ha, chiếm 11,8% diện tích đất tự nhiên; Đất chuyên dùng 4043,6 ha, chiếm 16% diện tích đất tự nhiên; Đất tôn giáo, tín ngưỡng 56,84 ha, chiếm 0,23% diện tích đất tự nhiên; Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 76,9 ha, chiếm 0,3% diện tích đất tự nhiên;Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 1152,3ha, chiếm 4,57% diện tích đất tự nhiên; Đất có mặt nước chuyên dùng: 2,1 ha, chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên

- Tính hợp lý của việc sử dụng đất

+ Về cơ cấu sử dụng đất: Bình Chánh là một huyện có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 67%tổng diện tích tự nhiên; tuy nhiên, phần lớn diện tích trên là đất diện tích đất sản xuất nông nghiệp, diện tích chiếm 58% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất phi nông nghiệp 33% diện tích tự nhiên, huyện không có diện tích để hoang hóa.

+ Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội:

Đất phi nông nghiệp gặp nhiều cản trở trong việc bố trí mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bố trí các khu dân cư tập trung, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chính vì thế diện tích đất phi nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với đất nông nghiệp của huyện.

- Những tồn tại trong việc sử dụng đất.

+ Chưa khai thác tối đa tiềm năng về đất đai, lao động, nguồn vốn, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Quỹ đất dành cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật như đất giao thông, thuỷ lợi, đất văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, chợ, đất sản xuất kinh doanh...vv, chưa được bố trí đầy đủ và hợp lý. Sự hiểu biết và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân còn hạn chế và giản đơn. Vấn đề về vốn trong sản xuất nông lâm nghiệp còn thiếu, đội ngũ công tác khuyến nông còn mỏng.

3.2.3. Thực trạng bộ máy tổ chức cán bộ quản lý đất đai huyện Bình Chánh

Cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai tham mưu cho UBND huyện giải quyết các công việc có liên quan là phòng Tài nguyên và Môi

Phòng là 14 người (9 nam và 5 nữ), trình độ đại học 12/12, gồm 04 lãnh đạo và 10 chuyên viên, trong đó bố trí 2 chuyên viên phụ trách công tác môi trường, 6 chuyên viên được phân công phụ trách công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã, thị trấn. Lãnh đạo và chuyên viên của phòng Tài nguyên và Môi trường 100% đều sử dụng máy vi tính thành thạo trong thực thi nhiệm vụ và có khả năng làm việc độc lập, hiệu quả công việc cao.

Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có 21 người, (12 nam và 9 nữ), gồm 02 lãnh đạo, 07 viên chức và 12 hợp đồng lao động, trình độ từ chuyên môn từ Trung cấp trở lên.

Trên địa bàn huyện có 17 xã, 1 thị trấn, bố trí mỗi thị trấn, xã từ 2 đến 3 công chức địa chính chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực đất đai, tổng số có 38 công chức địa chính , xã, trong đó 18 nam, 10 nữ, trình độ chuyên môn từ Trung cấp trở lên.

3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Bình Chánh huyện Bình Chánh

3.3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Ban lãnh đạo huyện Bình Chánh luôn xác định khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận; công dân thực hiện khiếu nại, tố cáo là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, tham gia quản lý xã hội, giám sát cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, các cấp ủy Đảng và chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn đều xác định công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp bách, lâu dài trong công tác quản lý Nhà nước.

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo; Kế hoạch số 170-KH/TU ngày 26/9/2014 của Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 216/KH-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh về thực hiện Kế hoạch số 170-KH/TU của Tỉnh uỷ, UBND huyện Bình Chánh đã ban hành Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 22/1/2015

nại tố cáo để tổ chức thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị trên địa bàn huyện Bình Chánh. Trên cơ sở đó, UBND huyện Bình Chánh đã tăng cường nhiều biện pháp, giải pháp cụ thể trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đến nay trên địa bàn huyện Bình Chánh tình hình khiếu nại, tố cáo không có vấn đề nổi cộm, không hình thành điểm nóng, các vụ khiếu nại đông người có xu hướng giảm dần theo các năm, tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài giảm nhiều, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

3.3.2. Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Việc tiếp dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai là nhiệm vụ trọng tâm được Lãnh đạo UBND huyện quan tâm, nhằm giữ vững tình hình chính trị tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong những năm qua, UBND huyện thường xuyên quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giải quyết, xử lý đơn thư, đơn đề nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo về đất đai. Thành lập Ban tiếp công dân và bố trí cán bộ tiếp công dân thường xuyên, kịp thời giải thích, hướng dẫn và nhận đơn để xử lý theo quy định của pháp luật; tổng hợp, đề xuất Lãnh đạo UBND huyện, Lãnh đạo Ban tiếp dân chỉ đạo giải quyết. Các vụ việc đông người, phức tạp, công nhân nhiều lần đến UBND huyện, Ban tiếp dân đã kịp thời đề xuất trình UBND huyện chỉ đạo UBND cấp xã, các phòng chuyên môn giải quyết hoặc trực tiếp làm việc, trao đổi với các đơn vị có liên quan để xem xét, giải quyết, không để công dân tập trung đông người đến UBND huyện.

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 UBND huyện đã tiếp nhận 5.559 đơn thư liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Trong đó: khiếu nại: 1268 đơn, tố cáo: 203 đơn, dân nguyện: 4.088 đơn.

Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân Thành phố, Thanh tra Thành phố và chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh đã tập trung thực hiện có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết đúng quy định các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế vụ việc kéo dài ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ổn định tình hình chính trị, xã hội và góp phần hỗ trợ cho địa phương tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

kịp thời nắm bắt những yêu cầu, nguyện vọng của người dân, phát hiện những thiếu sót, vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để kịp thời chấn chỉnh, xử lý.

Ủy ban nhân dân Huyện thường xuyên rà soát, kiểm tra, chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo sự đồng bộ trong thực hiện giữa cấp huyện và cấp xã. Duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến các pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở các xã, thị trấn, các điểm sinh hoạt dân cư.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư còn thiếu kinh nghiệm trong tiếp nhận, xử lý và giải quyết. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo thời gian giải quyết theo luật định. Chưa tổ chức được công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về tiếp công dân, hoà giải, giải quyết đơn thư cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ trực tiếp tham gia giải quyết đơn. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được thường xuyên, chưa đến được tất cả mọi người, hiệu quả chưa cao nên hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật trong một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo theo quy định, một phần do gặp vướng mắc, khó khăn về pháp lý cần các Sở ngành, Thành phố hướng dẫn, công tác quản lý đất đai, xây dựng tại địa phương còn chưa hiệu quả ảnh hưởng đến việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình xác minh. Công tác tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp. Đội ngũ công chức tuyên truyền tại địa phương phần lớn chưa hoặc có thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế nên chủ yếu tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật, chưa có sự liên kết giữa quy định và thực tiễn. Vì vậy, công tác tuyên truyền chưa phát huy hiệu quả tối đa.

Kết quả công tác tiếp dân và xử lý khiếu nại, tố cáo về đất đai trong những năm gần đây tại Huyện Bình Chánh được thể hiện qua các bảng như sau:

đoạn 2017-2019

STT Năm

Số lượt (lượt) Số người (người) Tổng Đoàn đông người Khác Tổng Đoàn đông người Khác 1 2017 4.133 83 4.050 4.753 703 4.050 2 2018 2.140 64 2.076 2.654 578 2.076 3 2019 4.527 145 4.382 5.324 942 4.382 Tổng 10.800 292 10.508 12.730 2222 10.508

(Nguồn: Thanh tra huyện Bình Chánh)

Hình 3.2. Công tác tiếp dân tại huyện Bình Chánh

Qua bảng 3.6 và hình 3.2 cho thấy, số lượt tiếp công dân tại BTD huyện Bình Chánh, giai đoạn từ năm 2017 – 2019 là 10.800 lượt, 12.730 người. Số lượt tiếp công dân có xu hướng tăng, giảm theo từng năm. Sự biến động như sau: năm 2017 tiếp 4.133 lượt trong đó có 83 lượt đông người chiếm 2%, lượt khác chiếm 98%; năm 2018 xu hướng giảm 50% so với năm 2017, chỉ còn 2.140 lượt, đoàn đông người chiếm 3%, đoàn khác chiếm 97%. Nguyên nhân giảm số lượt khiếu nại của năm 2018 so với năm 2017 là số đơn thư năm 2017 đã giải quyết và tuyên

3 và quý 4 năm 2018, do vậy các khúc mắc về đất đai dồn sang năm 2019.

Năm 2019 số lượng công dân đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đạt cao nhất trong 3 năm tổng 4.527 lượt cao gấp 1,1 lần so với năm 2018, vì những khúc mắc khiếu kiện của năm 2018 dồn sang 2019 trong đó; số lượt đoàn đông người là 145 lượt chiếm 3,2%, số lượt đoàn ít người 4.382 lượt chiếm 96,8%;

Nội dung khiếu nại công dân đến trình bày chủ yếu là khiếu nại liên quan đến việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ về đất; giá bồi thường, hỗ trợ; cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tranh chấp đất đai cá nhân; hỏi đáp chính sách pháp luật về đất đai và một số trường hợp tố cáo chính quyền địa phương.

Bảng 3.7. Tổng hợp tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư trên địa bàn huyện Bình Chánh (2017-2019)

ĐVT: đơn

STT Năm Tổng số

Phân loại xử lý Trách nhiệm Đơn trùng, không đủ ĐK xử lý Đủ ĐK xử Thuộc thẩm quyền Không thuộc thẩm quyền Tổng Khiếu nại Tố cáo Tranh chấp đất đai 1 2017 1.931 1.377 554 495 265 32 198 59 2 2018 1.836 1.168 668 602 227 21 354 66 3 2019 1.792 89 1703 1618 310 27 1281 85 Tổng số 5.559 2.633 2.926 2.715 802 80 1.833 211 Tỷ lệ (%) 100 47,4 52,6 48,8 14,4 1,4 33,0 3,8

Hình 3.3. Phân loại đơn thư đủ điều kiện, không đủ điều kiện

Qua bảng 3.7 và hình 3.3 cho thấy trong 03 năm (từ năm 2017 đến 2019), BTD đã tiếp nhận 5.559 đơn thư của người dân. Sau khi kiểm tra, phân loại, xử lý thì tổng số đơn đủ điều kiện xử lý là 2.926 đơn, chiếm 52,6%; đơn không đủ điều kiện xử lý là 2.633 đơn, chiếm 47,4% (đơn bị trùng, đơn sai, vượt cấp....). Trong tổng số 2.926 đơn đủ điều kiện xử lý, có 2.715 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện, chiếm 48,8 %; còn lại 211 đơn không thuộc thẩm quyền, chiếm 3,8%.

Hình 3.4 Tỷ lệ đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai giai đoạn 2017-2019

Qua bảng 3.8 và hình 3.4 cho thấy, trong 2.715 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, có 802 đơn khiếu nại (chiếm 30%), 80 đơn tố cáo (chiếm 3%) và 1.833 đơn tranh chấp đất đai (chiếm 67%). Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến việc thu hồi, bồi

dụng đất; tranh chấp đất đai và một số trường hợp khiếu nại, tố cáo chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ.

Như vậy, số đơn khiếu nại, tố cáo chiếm tỷ lệ thấp; tỷ lệ đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai chiếm tỷ lệ cao, điều đó cho thấy công tác quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn huyện Bình Chánh là khá tốt. Việc tổng hợp tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư đúng là một khâu quan trọng trong công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật đất đai hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài của người dân.

3.3.3. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai trên địa bàn trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả. Việc giải quyết đã tuân thủ đúng theo pháp luật, nhiều vụ việc đã được giải quyết thấu tình, đạt lý, có căn cứ, đảm bảo đúng thủ tục theo quy định của pháp luật. Do đó đã chấm dứt một số vụ việc phức tạp, khiếu kiện kéo dài, góp phần giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, một số vụ việc giải quyết còn chậm so với thời gian quy định của pháp luật, do lực lượng làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai còn thiếu, trong công tác còn kiêm nhiệm, thực hiện nhiều lĩnh vực, nhiều vụ việc, địa bàn hoạt động rộng, hồ sơ đất đai chưa hoàn thiện, công tác lưu trữ chưa được nền nếp, do đó ảnh hưởng đến thời gian kiểm tra, xác minh, nhất là đối với công tác giải quyết tranh chấp đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn huyện bình chánh, thành phố hồ chí minh​ (Trang 67 - 79)