KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BÙI MẠNH CƯỜNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 45 - 46)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Bùi Mạnh Cường

Quá trình thực tập kết quả tại trại em đã tiến hành theo dõi tình hình chăn nuôi tại trại trong ba năm (2018 - 2020) qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống sổ sách của trại.

Kết quả được trình bày qua bảng 4.1

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi qua 3 năm 2018 - 2020

STT Chỉ tiêu khảo sát Thời gian Năm 2018 (con) Năm 2019 (con) Năm 2020 (con) 1 Lợn đực giống 7 6 7 2 Lợn hậu bị 150 112 135 3 Lợn nái sinh sản 650 547 634 4 Lợn con 17145 14243 13146 Tổng 17949 14908 13922

(*) Nguồn: Phòng kế toán trang trại.

Nhìn vào bảng trên ta thấy: Cơ cấu đàn lợn của trang trại tính đến tháng 11 năm 2020 gồm có 13922 con. Trong đó, có 7 lợn đực giống, 634 lợn nái sinh sản, 13146 lợn con và 135 lợn hậu bị. Số đầu lợn giảm xuống qua các năm là do có sự loại thải giữa những nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn làm giống, những đực giống có chất lượng tinh trùng kém. Từng lợn nái được theo dõi tỷ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống tăng hơn so với các năm trước nhằm mục đích thay thế lợn đực giống đã già.

Bên cạnh đó, trong thời gian sinh viên thực tập cũng là thời điểm Việt Nam đã xảy ra dịch bệnh trên lợn đó là Dịch tả lợn Châu Phi. Dịch bệnh đã

bùng phát ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và làm cho số đầu lợn trong

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BÙI MẠNH CƯỜNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 45 - 46)