Kết quả công tác phòng bệnh cho lợn tại trại

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BÙI MẠNH CƯỜNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 49 - 52)

4.2.1 .Thống kê số lượng lợn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian thực tập

4.3. Kết quả công tác phòng bệnh cho lợn tại trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết quả như sau:

Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh, sát trùng Công việc Công việc Số lượng được giao (lần) Kết quả đã thực hiện Số lượng (lần) Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 180 100

Phun sát trùng 90 90 100

Quét và rắc vôi đường đi 80 80 100

Nhìn vào bảng cho thấy công việc vệ sinh, sát trùng của trại được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại mỗi ngày công việc vệ sinh chuồng trại, quét vôi rắc đường đi thực hiện 1 lần, phun sát trùng 2 ngày/ 1 lần. Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại 180 lần, quét và rắc vôi đường đi 80 lần, phun sát trùng 90 lần, đã hoàn thành 100% công việc được giao. Qua quá trình làm em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, đội mũ...

4.3.2. Kết quả thực hiện quy trình tiêm phòng cho đàn lợn tại trại

Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái đến lợn con. Tiêm vắc xin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho lợn chống lại mầm bệnh khi nó xâm nhập vào cơ thể. Vắc xin chỉ có

hiệu quả phòng bệnh cao khi sức khỏe của con vật được đảm bảo, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vắc xin cho lợn khi trạng thái lợn khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm và mạn tính khác, để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.

Trong thời gian thực tập, em chỉ được làm vắc xin cho lợn con theo mẹ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con theo mẹ Bệnh Bệnh được phòng Loại vắc xin Thời điểm phòng Liều tiêm (ml) Đường tiêm Số lợn tiêm (con) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ đạt (%)

Suyễn 1 Myco 1 7 ngày 2 Tiêm

bắp 1190 1190 100 Hội

chứng còi cọc

Circo 14 ngày 2 Tiêm

bắp 1185 1185 100

Suyễn 2 Myco 2 21 ngày 2 Tiêm

bắp 1172 1172 100 Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tỷ lệ tiêm vắc xin luôn đạt 100% số lợn được làm đầy đủ vắc xin theo quy định của trại. Ngoài những kiến thức đã học em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin như: việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin. Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng

cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BÙI MẠNH CƯỜNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 49 - 52)