KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BÙI MẠNH CƯỜNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 62)

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trang trại với chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái và lợn con theo

mẹ tại trại lợn Bùi Mạnh Cường, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” em

có một số kết luận sau:

1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn được thực hiện tốt theo quy định. 2. Cơ cấu đàn lợn tính đến tháng 11/2020 tại trại có số nái sinh sản là 634 con, lợn đực giống 7 con; lợn con 13146 con.

3. Hiệu quả chăn nuôi của trại tương đối tốt cụ thể: Tỷ lệ lợn sơ sinh trung bình là 12,52 con/đàn.

4. Đa số lợn nái ở trại là đẻ bình thường (94,74%), tỷ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp (5,26%).

5. Công tác tiêm phòng vắc xin tại trại đạt 100%.

6. Kết quả chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con tại trại. - Lợn nái tại trại thường mắc các bệnh như: Viêm tử cung chiếm tỉ lệ cao nhất là 9,47%, viêm vú 5,26%, bại liệt là 2,11%, viêm khớp là 4,21%. Hiệu quả điều trị các bệnh đạt kết quả dao động từ 88,89 % đến 100%.

- Lợn con mắc các bệnh như: Tiêu chảy tỷ lệ mắc cao nhất là 16,3%, Hội chứng hô hấp 11,34%, viêm khớp 3,19%. Hiệu quả điều trị các bệnh đạt kết quả dao động từ 89,47 % đến 97,42%.

Đã thực hiện tốt một số công việc như: Đỡ lợn đẻ, mài nanh, bấm số tai, bấm đuôi, tiêm Dextran - Fe cho lợn con, thiến lợn đực, mổ hecni, tham gia vào công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn con, tham gia vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn con và lợn mẹ của trại (cho lợn ăn, tắm chải cho lợn mẹ, dọn vệ sinh chuồng,…)

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích, đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến đề nghị nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh, phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Trại cần tiếp tục phát triển đàn lợn giống để trong thời gian tới có thể cung cấp lợn giống và lợn thương phẩm cho thị trường.

- Nâng cao hơn nữa tay nghề cho đội ngũ công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.

- Cần có cán bộ kỹ thuật chuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh cho lợn con kịp thời nhằm đem lại kết quả điều trị cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

2. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 5), tr. 51 - 56.

3.Trần Thị Dân (2006), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông

nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

4.Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5.Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản

xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình

sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7.Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái

sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ.

9.Võ Trọng Hốt và Nguyễn Thiện (2007), Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại

nuôi lợn. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 44, 51 - 52.

10. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nhà xuất bản Đại học nông nghiệp, Hà Nội

11. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

12.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

14.Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà nội.

15.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, trường Đại học Hùng Vương. 16. Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi

đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của heo nái”, Luận án Tiến sỹ

nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

17.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

18.Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn,

Nxb lao động xã hội, Hà Nội.

19.Nguyễn Văn Thanh (2003), “khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập 10: 11 – 17.

20.Nguyễn Văn Thanh (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm, Nxb Lao động và xã hội.

21.Nguyễn Văn Thanh (2007), “Khảo sát tỷ lệ mắc và thử nghiệm điều trị bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại nuôi tại vùng Đồng bằng Bắc Bộ”, Tạp chí KHKT Thú y, tập 14, số 3.

22. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ (2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 23.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn,

24.Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25.Nguyễn Ngọc Thanh Yên, Nguyễn Hữu Tỉnh, Trần Văn Hào (2018), “Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản ở đàn lợn Landrace và Yorkshire nhập từ Đan Mạch”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi, 229, tr.34-39.

III. Tài liệu nước ngoài

26. Smith B.B., Martineau G., BisaillonA. (1995), “Mammary gland and Lactaion problems”, In disease of swine, 7thedition, Iowa state

university press, pp. 40 - 57.

27. Sokol (9/1981). Neonatal coli - infecie laboratoriana diagnostina a prevencia, UOLV - Kosice.

28.Vtrekaxova A.V. (1985), Disease boars and reproductive sows, Publisher of Agriculture.

29.Xobko A.L., Gia Denko I.N. (1987), Pig disease Handbook Volume I,

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Ảnh 1: Dọn vệ sinh Ảnh 2: Thiến lợn con

Hình 5: Hệ thống silo thức ăn tự động tại trại

Hình 6: Hệ thống máng ăn tự

động của chuồng đẻ

Hình 7: Hệ thống trạm ăn được quản lý bằng con chip tự động tại chuồng

an thai

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BÙI MẠNH CƯỜNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 62)