Chỉ tiêu sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BÙI MẠNH CƯỜNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 49 - 50)

Tháng Số nái đẻ (con) Tổng số lợn con (con) TB số lợn đẻ ra/lứa (con) 9 32 411 12,84 10 31 383 12,35 11 32 396 12,38 Tổng 95 1190 12,52

Qua bảng 4.4 cho ta thấy chỉ tiêu về sinh sản là khá cao, trong tổng 95 nái đẻ với 1190 lợn con được sinh ra, trung bình số lợn con đẻ ra/ lứa/ nái là 12,52 con.

Theo Nguyễn Ngọc Thanh Yên và cs. (2018) [25], trung bình số lợn con sinh sản/của lợn Yorkshire có nguồn gốc từ Đan Mạch là 15,23 con. Kết quả về số lợn con sinh sản/lứa tại trại thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả trên.

Như vậy để duy trì và tăng tỷ lệ đẻ cần chú ý việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái, cho nái ăn đủ khẩu phần ăn, đủ dinh dưỡng, thay thế những nái già, yếu. Trong quá trình chăm sóc chú ý khi sinh lợn con cần được bú sữa đầu, số lượng lợn nhiều thì tiến hành ghép đàn hoặc chia ra 2 đợt bú. Ngoài ra còn cần chú ý đến nhiệt độ nếu nhiệt độ chuồng nuôi thấp cần đưa lợn con vào úm, tránh nền, sàn ẩm ướt để giảm tỷ lệ mắc bệnh ở lợn con, nên cho lợn con tập ăn sớm để phòng tiêu chảy và tăng khả năng tăng trọng của lợn.

4.3. Kết quả công tác phòng bệnh cho lợn tại trại

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết quả như sau:

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BÙI MẠNH CƯỜNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 49 - 50)