Kết quả đánh giá tình hình sinh sản của lợn nái tại trại lợn Bùi Mạnh Cường

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BÙI MẠNH CƯỜNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 47 - 48)

4.2.1 .Thống kê số lượng lợn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trong thời gian thực tập

4.2.2. Kết quả đánh giá tình hình sinh sản của lợn nái tại trại lợn Bùi Mạnh Cường

Mạnh Cường

Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại

Tháng

Số nái đẻ

(con)

Nái đẻ bình thường Nái đẻ khó phải can thiệp

Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 9 32 31 96,87 1 3,13 10 31 29 93,55 2 6,45 11 32 30 93,75 2 6,25 Tổng 95 90 94,74 5 5,26

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy: Trong 95 nái theo dõi có 90 nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 94,74%, có 5 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 5,26%.

Biểu hiện đẻ khó như sau: Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ, hoặc trường hợp khi đẻ được 1 đến 2 con sau 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn đẻ nữa nhưng lợn mẹ vẫn tiếp tục rặn liên tục thì nhanh chóng sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng hoặc giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong 6 tháng vừa qua là cho nái ăn đúng khẩu phần, biết được quy trình đỡ đẻ và can thiệp đúng lúc.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BÙI MẠNH CƯỜNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH (Trang 47 - 48)