Hệ thống GLONASS của Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ GPS và các hệ thống thông tin vô tuyến mặt đất trong quản lý, vận hành giao thông đường sắt Việt Nam (Trang 35 - 37)

2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ TOÀN CẦU GPS

2.1.3.2. Hệ thống GLONASS của Nga

Hệ thống GLONASS (Global Navigation Satellite System) của Nga cũng tương tự như GPS của Mỹ. Cả hai hệ thống đều dựa trên cùng những nguyên tắc truyền tín hiệu và định vị.

Hệ thống GLONASS gồm có 21 vệ tinh (và 3 quả dự phòng) chuyển động trên 3 mặt phẳng quĩ đạo. Các mặt phẳng quĩ đạo cách nhau 120 độ và mỗi quả trên cùng mặt phẳng thì cách nhau 45 độ. Bán kính quĩ đạo khoảng 19,100 km với chu kỳ 11 giờ 15 phút.

Các trạm điều khiển mặt đất được bố trí rải rác trong phạm vi các nước thuộc Liên xô cũ. Vệ tinh GLONASS đầu tiên được phóng vào 1982. Theo kế

trong thực tế, việc phóng các vệ tinh chỉ được hoàn thành vào cuối 1995 đầu 1996. Tổng thống Nga chính thức công bố GLONASS bắt đầu hoạt động vào 24 tháng 9 năm 1993.

Hệ thống Glonass hiện nay đang hoạt động trong trạng thái “degraded” tức là không đủ một trăm phần trăm công suất, vào thời điểm này chỉ có nhóm gồm 17 vệ tinh làm việc trong hệ thống 21 vệ tinh, còn 2 tạm thời không được dùng và 2 chưa được đưa vào hệ thống. Số lượng này chưa đủ để bao phủ toàn bộ bề mặt quả đất, do vậy mà khả năng "phủ sóng" trái đất không được như hệ thống GPS của Hoa Kỳ.

Độ mở tích phân GLONASS trên Quả Đất: 80% Độ mở tích phân GLONASS trên Nga: 94%

Đứt quãng tối đa của sự định vị trên Quả Đất: 2.4 giờ Đứt quãng tối đa của sự định vị trên Nga: 0.5 giờ

Để đảm bảo việc định vị liên tục 100% trên lãnh thổ Nga thì hệ thống này cần thiết tối thiểu là 18 quả vệ tinh và để việc định vị liên tục thực sự trên toàn bộ các khu vực của quả đất được bảo đảm 100% thì trên nhóm quỹ đạo của Hệ thống Glonass phải cần từ 24 quả vệ tinh trở lên.

Các máy vũ trụ làm việc trong thời gian hiện tại gồm 6 vệ tinh “GLONASS-M”, (1 phóng vào năm 2003, 2 phóng vào năm 2005, 3 phóng vào năm 2006), có thời gian bảo hành tồn tại tích cực là 7 năm. Các vệ tinh này, khác với các máy thế hệ trước, phóng 2 tín hiệu dành cho các nhu cầu dân dụng, cho phép tăng độ chính xác của việc xác định vị trí.

Tương ứng với yêu cầu của Tổng thống LB Nga nhóm tối thiểu từ 18 vệ tinh cần hoàn tất vào năm 2007. Nhóm đầy đủ từ 24 vệ tinh tương ứng với chương trình liên bang «Hệ định vị toàn cầu» cần hoàn tất vào năm 2010.

Trong tương lai, sau khi hoàn tất nhóm quỹ đạo từ 24 vệ tinh, để đảm bảo sự cung cấp của nó cần thực hiện mỗi năm 1 cuộc phóng 2 vệ tinh «GLONASS- К» trên tên lửa mang «Sojuz», để giảm khấu hao sử dụng.

Ngày 29 tháng 11 năm 2006, bộ trưởng Quốc phòng Sergey Ivanov, trong chuyến thăm Học viện định vị sóng và thời gian Nga, thông báo rằng hệ GLONASS trong thời gian tới sẽ dùng cho dân sự.

2.1.3.3. Hệ thống Galileo của Châu Âu:

Hệ thống định vị Galileo là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) được xây dựng bởi Liên minh châu Âu. Galileo khác với GPS của Hoa Kỳ và GLONASS của Liên bang Nga ở chỗ nó là một hệ thống định vị được điều hành và quản lý bởi các tổ chức dân dụng, phi quân sự. Galileo theo kế hoạch sẽ chính thức hoạt động vào năm 2011-12, muộn 3-4 năm so với kế hoạch ban đầu.

Hệ thống định vị Galileo được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Ý Galileo Galilei nhằm tưởng nhớ những đóng góp của ông. Là hệ thống đầu tiên được thiết kế chỉ để phục vụ mục đích dân sự, khác với đối thủ GPS vốn ban đầu được phát triển cho mục đích quân sự. Galileo sẽ cho phép châu Âu có được sự độc lập chiến lược khi hệ thống vệ tinh ngày càng không thể tách rời trong việc điều hòa không khí, giúp điều tiết sự lưu thông của xe cộ. Theo ESA, Galileo sẽ cung cấp sự định vị chính xác đến từng mét mà hiện chưa có hệ thống nào phục vụ mục đích dân sự có khả năng làm được. Mục tiêu cuối cùng cần đạt được của hệ thống là một chòm 30 vệ tinh bay quanh trái đất. Đến năm 2010 toàn bộ hệ thống sẽ được hoàn thành: 30 vệ tinh Galileo và các trung tâm điều khiển tại mặt đất, 2 trung tâm chính tại Oberpfaffenhofen (Đức) và Fucino (Ý), 1 dự bị tại Tây Ban Nha.

Hệ thống sẽ bao gồm 30 vệ tinh quay theo quỹ đạo bên trên trái đất 23.600km. Trong số đó, có 27 vệ tinh hoạt động và 3 vệ tinh dự phòng được đặt ở 3 quỹ đạo khác nhau. Các đồng hồ cảm biến trên vệ tinh sẽ được đồng bộ hoá thông qua 20 trạm cảm biến trên trái đất, 2 trung tâm chỉ huy và 15 trạm liên kết. Các thiết bị dưới mặt đất sẽ sử dụng tín hiệu thời gian mà các vệ tinh phát đi để định vị chính xác vị trí của chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng công nghệ GPS và các hệ thống thông tin vô tuyến mặt đất trong quản lý, vận hành giao thông đường sắt Việt Nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)