Thực trạng nguyên nhân học sinh bỏ học từ phía nhà trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai (Trang 49 - 50)

TT Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Thầy cô không biết tiếng dân tộc để công tác, giao

tiếp, vận động học sinh

167 42,2

2 Phương pháp và chương trình giảng dạy chưa phù hợp (quá tải đối với học sinh)

186 48,2

3 Sự quan tâm của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường chưa kịp thời

316 81,8

4 Giáo viên không an tâm công tác 145 37,6 5 Thầy cô dạy khó hiểu, không hứng thú 108 28,0 6 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn 256 66,3 7 Khó khăn khi dạy đối tượng học sinh DTTS 158 41,3 8 Mạng lưới trường lớp quy hoạch chưa phù hợp 76 19,8

Từ bảng thống kê cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học

là do sự quan tâm của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và nhà trường chưa kịp thời (81,8%); Phương pháp và chương trình giảng dạy chưa phù hợp,quá tải đối với học

sinh (48,2%); Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn (66,3%)

Thực tế cho thấy một số giáo viên trong nhà trường chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong việc giáo dục học sinh, họ đến Si Ma Cai chủ yếu mục đích vào được biên chế rồi xin chuyên công tác về quê hoặc xin chuyển đến những vùng có điều kiện thuận lợi vì thế họ chỉ quan niệm đơn thuần dạy hết tiết là hết nghĩa vụ, chưa có sự quan tâm, bám sát học sinh để có sự uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Nhiều đơn vị cơ sở vật chất được đầu tư chưa nhiều, giáo viên hạn chế tiếp cận phương pháp dạy học mới.

c. Nguyên nhân học sinh bỏ học từ môi trường xã hội và cộng đồng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai (Trang 49 - 50)