của các biện pháp đề xuất
STT Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi d d2 x Thứ bậc x Thứ bậc 1
Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về nguy cơ và tình trạng học sinh bỏ học
2.90 1 2.69 1 0 0
2
Bồi dưỡng năng lực khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường
2.78 2 2.65 2 0 0
3 Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học,
dạy học phân hóa bám sát đối tượng HS 2.78 2 2.64 3 -1 1
4
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo đáp ứng yêu cầu của dạy học và giáo dục cho học sinh trường
PTDTBT THCS
2.76 4 2.62 4 0 0
5
Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường, gia đình và xã hội trong khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
2.77 3 2.6 5 -2 4
Kết quả tổng hợp được ở bảng 3.3 cho thấy mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học được thể hiện ở biểu đồ sau
2.45 2.5 2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Để xem xét mối tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp trên, ta tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman theo công thức sau:
Trong đó d: là hiệu số của các giá trị thứ tự
n: là số các biện pháp đề xuất Từ đó ta có: ) 1 ( 1 2 2 n n d n r r= 1- 24 5 4 5 1- 1.166= 0,833
kết quả r= 0,833 cho thất tương quan trên là thuật và chặt chẽ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được khảo nghiệm và phù hợp, thống nhất với nhau. Như vậy mối tương quan ở trên là mối tương quan thuận và rất chặt chẽ. Qua kiểm chứng cho thấy các biên pháp đề xuất khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai là cần thiết và khả thi.
3.5. Kết quả thực tế hiệu quả các biện pháp sau 1 năm triển khai
Bảng 3.4: Thống kê học sinh bỏ học huyện Si Ma Cai so với các huyện khác tỉnh Lào Cai năm học 2017-2018 cấp trung học cơ sở
STT Đơn vị Tỷ lệ học sinh bỏ học (%)
1 Huyện Bảo Yên 0,9
2 Huyện Văn Bàn 0,4
3 Huyện Bảo Thắng 0,58
4 Thành phố Lào Cai 0,04
5 Huyện Sa Pa 1,43
6 Huyện Bát Xát 0,72
7 Huyện Mường Khương 1,4
8 Huyện Bắc Hà 2,42
9 Huyện Si Ma Cai 1,99
Trung bình 0,89
(Nguồn báo có thống kê sở GD&ĐT Lào Cai năm học 2017-2018)
0 .4 7 % 0 .9 0 % 0 .5 2 % 0 .4 0 % 0 .9 0 % 0 .5 8 % 0 .0 1 % 0 .0 4 % 1 .1 7 % 1 .4 3 % 0 .3 4 % 0 .7 2 % 1 .7 2 % 1 .4 0 % 2 .8 0 % 2 .4 2 % 3 .6 4 % 1 .9 9 % 1 .0 6 % 0 .8 9 % 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018
Huyện Bảo Yên Huyện Văn Bàn Huyện Bảo Thắng Thành phố Lào cai Huyện Sa Pa Huyện Bát Xát
Huyện Mường Khương
Huyện Bắc Hà Huyện Si Ma cai Trunh bình
Biểu đồ 3.2. So sánh tỷ lệ học sinh bỏ học huyện Si Ma Cai năm học 2016-2017,
năm học 2017-2018 với các huyện khác
Từ biểu đồ 3.2 nhận thấy, năm học 2017-2018 học sinh huyện Si Ma Cai bỏ học đã giảm gần 1,7% so với năm học 2016-2017.
Tỷ lệ chuyên cần năm học 2017-2018 đã tăng 1,6% so với năm học 2016-
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần các tháng năm học 2017-2018 70% 75% 80% 85% 90% 95% 100% Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Trung bình năm Tỷ lệ họ c s inh đi họ c c hu yê n c ần Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018
Biểu đồ 3.4. So sánh tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần năm học 2016-2017
và năm học 2017-2018
Từ biểu đồ 3.4 chúng tôi nhận thấy, học sinh đi học chuyên cần huyện Si Ma Cai cấp THCS năm học 2017 -2018 (đặc biệt là tháng 2: 94,5%) có tỷ lệ cao hơn năm học 2016-2017 (tháng 2 : 81%). Điều đó chứng tỏ những biện pháp mà chúng tôi đề xuất và bước đầu thực hiện thí điểm trong luận văn có cơ sở khoa học và giá trị thực tiễn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, dựa trên nguyên tắc đề xuất các biện pháp, đề tài đề xuất 5 biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học trong các trường PTDTBT THCS huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai gồm:
Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về hậu quả tình trạng học sinh bỏ học gây ra.
Bồi dưỡng năng lực khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cho đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân hóa bám sát đối tượng học sinh.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo đáp ứng yêu cầu của dạy học và giáo dục cho học sinh trường PTDTBT THCS
Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường, gia đình và xã hội trong khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
Qua khảo nghiệm cả 5 biện pháp đề xuất đều cần thiết và khả thi. Các biện pháp trên cần được triển khai, áp dụng ở từng đơn vị cụ thể, trong quá trình thực hiện cần linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tiễn từng trường. Các biện pháp phải
làm thường xuyên, đồng bộ, quyết liệt, từng biện pháp phải có giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm từ thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong những năm gần đây, công tác giáo dục và đào tạo ở huyện Si Ma Cai có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn lao động, từng bước đưa nền kinh tế- xã hội huyện không ngừng phát triển. Tuy nhiên công tác giáo dục ở huyện Si Ma Cai vẫn còn nhiều hạn chế. Vấn đề đáng quan tâm
là tình trạng học sinh bỏ học cấp THCS đáng báo động. Cụ thể
Năm học 2015-2016 tỷ lệ học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS là 4,1% Năm học 2016-2017 tỷ lệ học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS là 3,64% Năm học 2017-2018 tỷ lệ học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS là 1,99% Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học: xã hội, nhà trường, gia đình và bản thân học sinh. Việc giải quyết các vấn đề của giáo dục, của nhà trường không thể thoát ly khỏi cộng đồng xã hội. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học là do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, bố mẹ không quan tâm đến việc học của con cái; kiến thức còn quá nặng đối với học sinh; phương pháp và chương trình không phù hợp đối với học sinh; do cơ sở vật chất nhà trường
còn nghèo nàn chưa thu hút được học sinh.
Nhà trường PTDTBT THCS với vai trò là trung tâm, nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với cộng đồng, đưa nhà trường hòa vào với đời sống kinh tế- chính trị, văn hóa, xã hội địa phương thì những nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học sẽ sớm được khắc phục.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng học sinh bỏ học và biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Si Ma Cai, đồng thời căn cứ vào những định hướng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý của hiệu trưởng để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
Các biện pháp này đã được chúng tôi khảo nghiệm về mặt nhận thức của một số chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo viên các đơn vị trường để biết được mức độ cần thiết và mức độ khả thi của từng biện pháp. Mặt khác, chúng tôi dựa trên những kinh nghiệm phòng chống tình trạng học sinh bỏ học các trường PTDTBT THCS của cán
bộ quản lý và giáo viên có kinh nghiệm, đã đưa ra qua các lần hội thảo về tình trạng học sinh bỏ học. Các biện pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học ở các trường PTDTBT Trung học cơ sở được dựa trên cơ khoa học và kinh nghiệm thực tiễn tại địa phương, do vậy không chỉ có tính khả thi trong địa bàn huyện mà còn có thể ứng dụng rộng rãi vào việc quản lí giáo dục ở những địa phương có điều kiện giáo dục tương đồng. Tuy nhiên việc triển khai các biện pháp đề xuất phải dựa trên nguyên tắc khoa học, không không dập khuôn máy móc, luôn linh hoạt và sáng tạo …Việc đạt được những kết quả ban đầu trong thực tiễn từ việc ứng dụng các biện pháp đề xuất trong luận văn, được các đơn vị bạn tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm là minh chứng cho tính khoa học và tính khả thi của của kết quả nghiên cứukhoa học.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo
Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên qua những lần hội thảo phòng chống học sinh các trường PTDTBT THCS.
Tham mưu để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên cho các trường. Mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn cho giáo viên thường xuyên.
Tham mưu có chế độ khen thưởng kịp thời cho cá nhân và đơn vị làm tốt công tác duy trì sĩ số học sinh bằng vật chất cũng như bằng tinhthần
2.2. Đối với các đơn vị trường
Việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học cần phải làm thường xuyên và quyết liệt, phải tham mưu và có được sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị xã hội đối với giáo dục. Trong quá trình làm cần linh hoạt sáng tạo để phù hợp với từng đơn vị trường.
Tổ chức thường xuyên các cuộc hội thảo về vấn đề học sinh bỏ học để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Tổ chức cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ một cách thường xuyên
Bố trí việc học, ăn, ở cho học sinh bán trú một cách hợp lý, thường xuyên quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của học sinh.
Dạy học phù hợp với học sinh, quan tâm đặc biệt đến học sinh có học lực yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ- thể dục thể thao để thu hút học sinh đến trường.
2.3. Đối với cha mẹ học sinh
Cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em, tạo mối liên hệ thông tin hai chiều vớinhà trường để cùng phối hợp với các em.
Tạo điều kiện và hỗtrợ các hoạt động của nhà trường.
2.4. Đối với xã hội
Có trách nhiệm trong việc xây dựng một môi trường học tập và vui chơi lành mạnh cho học sinh.
Tham gia tích cực xã hội hóa giáo dục để hỗ trợ nhà trường phát triển.
Đối với cấp ủy chính quyền các cấp có sự chỉ đạo cụ thể cho các ban ngành đoàn thể, đưa việc tuyên truyền vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Giao trách nhiệm cụ thể cho từng chi bộ ở thôn, bản để giúp đỡ vận động học sinh bỏ học trở lại trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo, Các biện pháp quản lý giáo dục- Trường cán bộ quản lý giáo dục đào tạo Hà Nội.
2. Phạm Thanh Bình, Về nguyên nhân và biện pháp bỏ học,NCGD số 7/92.
3. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh, sở GD&ĐT Lào Cai về một số giải pháp nâng cao tỷ lệ học sinh đi đọc chuyên cần.
4. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996-2004), Cơ sở khoa học quản lý -
Đại học quốc gia Hà Nội.
5. Võ Thị Minh Chí, Tâm lý học thần kinh và một số hướng giải quyết vấn đề học
sinh kém, tạp chí thông tin KHGD, số 43/94.
6. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ/TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nguyễn Đức Chính. Đánh giá trong giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Chương trình hành động 153-CT/TU ngày 6 tháng 1 năm 2014 của Tỉnh ủy Lào Cai thực hiện Nghị quyết số 29 “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
9. Nguyễn Hữu Chùy, Vấn đề lưu ban, bỏ học xét từ bình diện tâm lý xã hội,
NCGD số 7/92.
10. Công báo số 405, 406 ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Thủ trướng Chính phủ.
11. Đảng cộng sản Việt Nam (1991) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội- Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII- Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII,Nxb Chính trị quốc gia, H.1997.
14. Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Nxb
Chính trị quốc gia 2001.
15. Đề án số 05- ĐA/HU ngày 7 tháng 7 năm 2016 của Huyện ủy Si Ma Cai về “Nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo toàn diện huyện Si Ma Cai giai đoạn 2015 ”.
16. Điều lệ trường THCS số: 12/2011/BGDĐT ngày 28 tháng 03 năm 2011 của Bộ
GD&DT.
17. Phùng Thị Hằng (2017). Đề cương bài giảng phát triển văn hóa nhà trường -
Đại học sư phạm Thái Nguyên.
18. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2009) Quản lí giáo dục, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
19. Hồ Chí Minh toàn tập - Tập 5, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2002.
20. HOẠT Đặng Vũ Hoạt, Một số quan điểm trong nghiên cứu tình trạng lưu ban, bỏhọc, NCGD số 92.
21. Đặng Thành Hưng, Lưu ban, bỏ học: Bản chất, nguyên nhân và hướng ngăn ngừa khắc phục, NCGD số 7/92.
22. Lê Ngọc Hùng (2009). Xã hội học giáo dục. Nxb lý luận chính trị Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Lan Hương, Các yếu tố tác động đến tình trạng học sinh bỏ học của trẻ em vùng Tây Bắc(Luận án Tiến sĩ).
24. Trần Kiểm (1993), Cách tiếp cận trong việc trong việc mô tả xác định nguyên nhân bỏ học, NCGD số 5/93.
25. Trần Quý Long, Tiếp cận giáo dục của trẻ em Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng, http://ihs.vass.gov.vn/noidung/tapchi/Lists/TapChiSoMoi/View_Detail.aspx?Ite mID=121#_ENREF_8, 28/8/2014]
26. Luật giáo dục 2005; luật sửa đổi bổ sung luật giáo dục năm 2009
27. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
28. Lê Đức Phúc, Góp phần phân tích về mặt tâm lý học hiện tượng lưu ban, bỏ học, NCGD số/79
29. Phạm Hồng Quang (2014), Môi trường nghiên cứu khoa học giáo dục trong trường sư phạm. Nxb Đại học Thái Nguyên.
30. Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 ban hành bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020