Các nghiên cứu về công tác cải tạo phục hồi môi trường tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cai bằng​ (Trang 26 - 28)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Các nghiên cứu về công tác cải tạo phục hồi môi trường tại Việt Nam

Phương án CTPHMT là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan trọng để xác định, phân tích, tính toán, cung cấp luận cứ khoa học cho chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cân nhắc trong quá trình ra quyết định đầu tư. Các yêu cầu về CTPHMT đã được luật hóa và quy định bởi Luật Bảo vệ môi trường từ năm 1993. Trong gần 20 năm thực hiện công tác CTPHMT ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt và đã có những đóng góp đáng ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước.

Trên cơ sở căn cứ pháp lý, tổng quan nghiên cứu và kết quả thực tiễn, tôi nhận thấy việc đánh giá thực trạng công tác quản lý cải tạo phục hồi hồi môi trường là hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nó là cơ sở để các đơn vị khai thác khoáng sản thực hiện trong và kết thúc khai thác khoáng sản, trả lại cảnh quan môi trường sau khi kết thúc khai thác. Qua nghiên cứu tổng quan về đề tài, tôi thấy đã có một số tác giả thực hiện nghiên cứu về công tác CTPHMT trong khai thác khoáng sản nhưng các đề tài chủ yếu nghiên cứu về cải tạo, phục hồi môi trường cho một loại khoáng sản và tại một điểm mỏ cụ thể như Đề tài "Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng F3, F7 mỏ đất hiếm Đông Pao, tỉnh Lai Châu" của tác giả Nguyễn Thị Thảo Nguyên, năm 2014,

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, nghiên cứu về phục hồi môi trường cho mỏ đất hiếm tại tỉnh Lai Châu;

Đề tài "Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý môi trường đối với phương án CTPHMT trong khai thác quặng apatit Lào Cai của tác giả Hoàng Cúc Phương, năm 2016, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nghiên cứu về phục hồi môi trường cho mỏ quặng apatit Lào Cai.

Đề tài "Nghiên cứu tình hình thực hiện ký quỹ CTPHMT trong khai thác đá vôi tại tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2012 - 2015 của tác giả Hoàng Văn Thuần, năm 2016, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, nghiên cứu về ký quỹ phục hồi môi trường mỏ đá vôi ở Thanh Hóa.

Đề tài "Nghiên cứu các giải pháp quản lý - kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai - Cẩm Phả của tác giả Đặng Thị Hải Yến, năm 2014, Luận án Tiến sĩ kỹ thuật, Trường Đại học Mỏ địa chất, nghiên cứu về giải pháp phục hồi môi trường cho mỏ than ở Hòn Gai - Cẩm Phả.

Chưa có ai nghiên cứu đề tài nhận học vị sau đại học về công tác lập, thẩm định, sau thẩm định đối với phương án CTPHMT trong khai thác khoáng sản tại tỉnh Cao Bằng, đây là đề tài nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn rất cao từ đó chỉ ra một số điểm bất cập cũng như đưa ra một số giải pháp mang tính chất quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác CTPHMT trong phát triển kinh tế xã hội.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cai bằng​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)