Phương pháp điều tra thu thập tài liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cai bằng​ (Trang 29)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập tài liệu sơ cấp

Để làm rõ hơn thực trạng công tác CTPHMT với đối tượng là cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và thông tin việc thực hiện trách nhiệm của đơn vị sau khi phương án CTPHMT được phê duyệt. Đề tài đã thực hiện bằng cách xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công tác lập, thẩm định, sau thẩm định phương án CTPHMT; xây dựng các phiếu điều tra và thực hiện điều tra 70 phiếu với các đối tượng:

- Phiếu điều tra cung cấp thông tin bởi cán bộ quản lý của 30 doanh nghiệp khai thác khoáng sản về việc thực hiện công tác CTPHMT của mỏ. Nội dung điều tra tập trung vào tình hình thực hiện các trách nhiệm của chủ đầu tư sau khi Phương án CTPHMT của dự án được phê duyệt; công tác phục hồi môi trường khi đóng cửa mỏ so với phương án CTPHMT đã phê duyệt (Mẫu phiếu điều tra tại Phụ lục đề tài).

- Điều tra cung cấp thông tin bởi 40 người dân sinh sống xung quanh các khu vực mỏ khai thác khoáng sản về công tác CTPHMT. Nội dung điều tra tập trung vào việc theo dõi giám sát quá trình CTPHMT của 30 doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên, đánh giá sự phù hợp của hoạt động CTPHMT với địa phương, các ảnh hưởng từ CTPHMT đến môi trường ... (Mẫu phiếu điều tra tại Phụ lục đề tài).

2.5.3. Phương pháp chuyên gia

Để đánh giá mức độ thực hiện, tầm quan trọng của các tiêu chí, đề tài thực hiện bằng cách xin ý kiến đánh giá của 10 chuyên gia đã từng tham gia các Hội đồng thẩm định phương án CTPHMT của tỉnh Cao Bằng bằng hình thức phiếu điều tra về phương án CTPHMT; số lượng 20 phiếu theo từng giai đoạn của phương án CTPHMT (Mẫu phiếu điều tra tại Phụ lục đề tài).

2.5.4. Phương pháp đánh giá về công tác cải tạo phục hồi môi trường

Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa theo những phương pháp từ tài liệu tham khảo của Owen và Roger để xây dựng các tiêu chí đánh giá nhằm xác định mức độ của một mô hình quản lý cải tạo phục hồi môi trường cho phù hợp. Với mức độ của Luận văn thì chuẩn mực các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở các văn

bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác lập phương án CTPHMT. Công tác quản lý CTPHMT sẽ được tính theo công thức dưới đây:

CT = TC x QT x TT

Trong đó:

CT là đánh giá về công tác quản lý cải tạo phục hồi môi trường; TC là điểm đánh giá thực hiện của tiêu chí đó (Từ 1 đến 5 điểm); QT là mức độ quan trọng của tiêu chí;

TT là mức độ tuân thủ của tiêu chí.

Kết quả đánh giá định lượng sẽ phản ánh được thực trạng công tác quản lý CTPHMT đang ở mức độ nào ở từng lĩnh vực, đây cũng cơ cơ sở để đề xuất các giải pháp về quản lý. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Xây dựng các Bộ tiêu chí đánh giá (Bộ tiêu chí đánh giá công tác lập phương án CTPHMT; Bộ Tiêu chí đánh giá công tác thẩm định phương án CTPHMT; Bộ Tiêu chí đánh giá công tác hậu thẩm định phương án CTPHMT - đối với cơ quan quản lý nhà nước; Bộ Tiêu chí đánh giá hậu thẩm định phương án CTPHMT - đối với chủ đầu tư).

Bước 2: Xây dựng mức độ quan trọng của chuẩn mực đánh giá của từng Bộ tiêu chí và tính toán trọng số của mức độ quan trọng các tiêu chí theo Phiếu điều tra của 10 chuyên gia.

Bước 3: Xác định mức độ tuân thủ của từng tiêu chí trên cơ sở tổng hợp phiếu điều tra của 10 chuyên gia.

Bước 4: Cho điểm từng tiêu chí đánh giá cho từng giai đoạn, từ năm (2010 - 2015) và năm 2016 đến nay trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên viên đã từng thụ lý hồ sơ phương án CTPHMT.

Bước 5: Áp dụng công thức tính toán tỷ lệ đạt của từng tiêu chí và so sánh tỷ lệ giữa 02 giai đoạn là năm 2010 - 2015 và năm 2016 đến nay.

2.5.4.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá

Đề tài xây dựng bốn Bộ tiêu chí liên quan đến công tác đánh giá, bao gồm: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng phương án CTPHMT; Bộ tiêu chí về công tác thẩm

đối với Cơ quan quản lý nhà nước; Bộ Tiêu chí về công tác hậu phương án CTPHMT đối với chủ đầu tư. Các tiêu chí đánh giá được xây dựng theo nội dung phương án CTPHMT và cơ sở pháp lý, thực tiễn của công tác lập, thẩm định và hậu thẩm định phương án CTPHMT.

a. Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng phương án CTPHMT

Chất lượng phương án CTPHMT của dự án phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của đơn vị tư vấn lập phương án CTPHMT và mức độ quan trọng của từng mục trong nội dung phương án CTPHMT. Do đó, tiêu chí để đánh giá chất lượng của phương án CTPHMT được xây dựng dựa vào cấu trúc phương án CTPHMT quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng phương án CTPHMT bao gồm 29 tiêu chí được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1. Bộ tiêu chí đánh giá công tác lập phương án

TT Tiêu chí đánh giá

1 Năng lực của đơn vị lập phương án cải tạo phục hồi môi trường

2 Mô tả tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ, sự cần thiết phải lập phương án CTPHMT

3 Thông tin chung

4 Cơ sở để lập phương án CTPHMT

5 Mô tả về vị trí địa lý, toạ độ, ranh giới của địa điểm thực hiện phương án 6

...

Nêu tóm tắt đặc điểm địa hình, địa mạo của khu vực khai thác, điều kiện địa chất, địa chất công trình, đặc điểm thành phần thạch học, thành phần khoáng vật khoáng sản, đặc điểm phân bố khoáng sản

(Chi tiết bộ tiêu chí thể hiện tại phần phụ lục của đề tài)

b. Bộ Tiêu chí đánh giá công tác thẩm định phương án CTPHMT

Công tác thẩm định phương án CTPHMT của dự án bao gồm từ khâu: Tiếp nhận, rà soát hồ sơ; Lựa chọn thành viên tham gia Hội đồng thẩm định; Tổ chức kiểm tra thực địa, kiểm chứng thông tin, số liệu, tham vấn ý kiến của các tổ chức, cá nhân liên quan, xin ý kiến các chuyên gia về nội dung phương án CTPHMT. Do đó,

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 bao gồm 35 tiêu chí được trình bày tại phụ lục đề tài.

c. Bộ tiêu chí đánh giá công tác hậu thẩm định phương án đối với cơ quan quản lý nhà nước

Bộ tiêu chí được xây dựng theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015, Quyết định phê duyệt phương án, bao gồm 12 tiêu chí tại phụ lục đề tài.

d. Bộ tiêu chí đánh giá hậu thẩm định phương án đối với Chủ dự án

Bộ tiêu chí được xây dựng theo Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015, Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015, Quyết định phê duyệt phương án CTPHMT của dự án, bao gồm 10 tiêu chí đánh giá được trình bày tại phụ lục đề tài.

2.5.4.2. Xây dựng mức độ quan trọng

Để đánh giá được mức độ quan trọng của các Bộ tiêu chí đánh giá, mỗi phiếu điều tra được gửi đến 10 chuyên gia đã từng tham gia công tác CTPHMT với các câu hỏi đơn giản về mức độ quan trọng của các tiêu chí được đánh giá (rất quan trọng, quan trọng, quan trọng trung bình, không quan trọng lắm). Các chuyên gia được lựa chọn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật là người tham dự họp thẩm định với số lượng lớn phương án CTPHMT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Danh sách 10 chuyên gia tại Bảng 2.5 phần phụ lục đề tài.

Mức độ quan trọng của các tiêu chí được đánh giá như sau:

- Tiêu chí rất quan trọng: Được 4 điểm; - Tiêu chí quan trọng: Được 3 điểm;

- Tiêu chí quan trọng trung bình: Được 2 điểm; - Tiêu chí không quan trọng: Được 1 điểm.

Từ các kết quả khảo sát ý kiến của 10 chuyên gia, nếu tổng số điểm của tiêu chí trong khoảng:

- Từ 10 đến 14 điểm là tiêu chí không quan trọng, gọi là mức quan trọng 1. - Từ 15 đến 20 điểm là tiêu chí quan trọng trung bình, gọi là mức quan trọng 2. - Từ 21 đến 24 điểm là tiêu chí quan trọng, gọi là mức quan trọng 3. - Từ 25 đến 40 điểm là tiêu chí rất quan trọng, gọi là mức quan trọng 4. Cách tính toán về mức quan trọng của các tiêu chí trong Bộ tiêu chí như sau:

Bảng 2.2. Tính toán mức quan trọng của các tiêu chí về công tác hậu thẩm định phương án đối với cơ quan quản lý nhà nước

TT Tiêu chí

Kết quả đánh giá

của 10 chuyên gia Tổng

điểm Mức quan trọng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1

Đôn đốc chủ dự án gửi nội dung phương án đã được phê duyệt cho cấp xã để kiểm tra, giám sát

2 2 2 1 2 2 3 2 2 1 19 2

2 Đôn đốc việc ký quỹ lần đầu 3 3 3 3 4 2 3 3 3 3 30 4 3 Đôn đốc ký quỹ lần tiếp theo 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 30 4

2.5.4.3. Xác định mức độ tuân thủ của từng hoạt động

Để đánh giá được mức độ tuân thủ đối với các Bộ tiêu chí đánh giá, mỗi phiếu điều tra được gửi đến 10 chuyên gia (danh sách tại bảng 2.5), với các câu hỏi đơn giản về mức độ tuân thủ của các tiêu chí được đánh giá (tuân thủ tốt, tuân thủ trung bình và tuân thủ kém), sau đó cho điểm số 1, 2 hoặc 3 điểm.

Mức độ tuân thủ của từng hoạt động được đánh giá như sau:

- Tuân thủ tốt được 3 điểm: Tất cả các yêu cầu đều tuân thủ. - Tuân thủ trung bình được 2 điểm: Chỉ tuân thủ một số yêu cầu. - Tuân thủ kém được 1 điểm: Hầu hết các yêu cầu không tuân thủ.

Từ các kết quả khảo sát ý kiến của 10 chuyên gia, nếu tổng số điểm của tiêu chí trong khoảng:

- Từ 10 đến dưới 20 điểm là tiêu chí tuân thủ kém, gọi là mức tuân thủ 1. - Từ 20 đến dưới 30 điểm là tiêu chí tuân thủ mức trung bình, gọi là mức tuân thủ 2.

- Đạt 30 điểm là tiêu chí tuân thủ tốt, gọi là mức tuân thủ 3.

Dưới đây là cách tính toán mức tuân thủ của các tiêu chí trong bộ tiêu chí:

Bảng 2.3. Tính toán mức tuân thủ một số tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá công tác hậu thẩm định phương án CTPHMT đối với chủ dự án

TT Tiêu chí đánh giá

Kết quả đánh giá

của 10 chuyên gia Tổng

điểm

Tuân thủ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

1

Đôn đốc chủ dự án gửi nội dung phương án đã được phê duyệt cho cấp xã để kiểm tra, giám sát

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 10 1

2 Ký quỹ CTPHMT 3 2 2 2 3 2 2 2 3 2 23 2 3 Thời điểm nộp tiền ký quỹ

lần đầu 3 2 3 1 2 2 1 2 2 1 19 1

4 Thời điểm nộp tiền ký quỹ

lần tiếp theo 2 2 2 2 2 2 2 2 3 3 22 2 5 Thực hiện công tác cải tạo

phục hồi môi trường 2 2 1 2 2 1 2 1 2 1 16 1

2.5.4.4. Xác định điểm đánh giá về các tiêu chí

Điểm đánh giá cho từng tiêu chí lựa chọn từ 1 đến 5 điểm và tùy theo từng tiêu chí đưa ra chuẩn mực đánh giá để xác định số điểm.

- Đối với việc đánh giá công tác lập, thẩm định phương án CTPHMT: Điểm đánh giá được xác định trên cơ sở các chuẩn mực đề xuất và theo dõi quá trình lập, thẩm định phương án CTPHMT từ năm 2010 đến nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Đối với việc đánh giá công tác hậu thẩm định: Điểm đánh giá được xác định trên cơ sở các chuẩn mực đề xuất và so sánh với kết quả phiếu điều tra (30 cơ sở khai thác khoáng sản, 40 người dân sinh sống gần các mỏ khai thác khoáng sản).

Cách cho điểm của các Bộ tiêu chí được thể hiện tại Bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Điểm đánh giá các tiêu chí công tác lập phương án

TT Tiêu chí Chuẩn mực đánh giá Điểm đánh giá

1 Năng lực của đơn vị lập phương án cải tạo phục hồi môi trường

1. Có giấy phép kinh doanh phù hợp với hoạt động tư vấn môi trường; 2. Có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (trường hợp không có phải hợp đồng với đơn vị có đủ năng lực).

- 05 điểm: Đạt 2 chuẩn mực; - 03 điểm: Đạt 1 chuẩn mực - 01 điểm: Không đạt các chuẩn mực 2 Mô tả tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ, sự cần thiết phải lập phương án

1. Mô tả được tóm tắt những yếu tố hình thành, xuất xứ của phương án CTPHMT

2. Mô tả được sự cần thiết phải lập phương án CTPHMT - 05 điểm: Đạt 2 chuẩn mực; - 03 điểm: Đạt 1 chuẩn mực - 01 điểm: Không đạt các chuẩn mực

(chi tiết cách cho điểm tại Bảng 2.8 phụ lục đề tài)

2.5.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động khoáng sản; bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản; tình hình phê duyệt phương án CTPHMT; quỹ CTPHMT; công tác hoàn thổ phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ của tỉnh Cao Bằng.

- Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá, sử dụng phần mềm Excell, Word lập biểu đồ mô tả thực trạng công tác quản lý CTPHMT.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát công tác khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

3.1.1. Thực trạng công tác khai thác khoáng sản

Cao Bằng là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú và đa dạng về chủng loại. Đến nay, đã phát hiện và ghi nhận trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có khoảng 22 loại khoáng sản khác nhau thuộc các nhóm phi kim loại, kim loại. Khoáng sản được phân bố ở hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các điểm, mỏ phần lớn ở vùng sâu, vùng xa, rừng núi hẻo lánh, gần biên giới, nơi có địa hình, địa chất hết sức phức tạp. Để phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương, những năm qua Trung ương và Tỉnh đã cấp phép cho các tổ chức, cá nhân thực hiện khai thác khoáng sản, đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách địa phương và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, tỉnh Cao Bằng có 185 mỏ khai thác khoáng sản. Trong đó: 129 mỏ khoáng sản, hết hạn giấy phép hoặc trả lại Giấy phép và 56 mỏ khoáng sản Giấy phép đang có hiệu lực.

Trong 129 mỏ đã hết hạn giấy phép khai thác khoáng sản thì: có 75 giấy phép cấp phép trước năm 2010 nhưng đến năm 2010 vẫn còn hiệu lực; 52 giấy phép được cấp phép từ năm 2010.

Trong 56 mỏ giấy phép khai thác khoáng sản còn thời hạn khai thác, trong đó: 03 mỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép; 53 mỏ do tỉnh cấp Giấy phép (07 mỏ là khoáng sản rắn; 46 mỏ là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đá, cát sỏi)). Hiện tại, có 39 mỏ đang hoạt động và 17 mỏ khoáng sản dừng hoạt động hoặc chưa khai thác. Dưới đây là danh sách một số mỏ còn thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.1. Danh sách một số mỏ khai thác khoáng sản còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

T

T Tên, vị trí khu vực mỏ Chủ dự án Số giấy phép

Thời gian cấp phép

(năm)

I Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp

1 Mỏ sắt Nà Lũng, xã Duyệt chung, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng Công ty CP khoáng sản và luyện kim Cao Bằng 1072QĐ/QLTN ngày 19/4/1996 30

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh cai bằng​ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)