TT Tên đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) TT Tên đơn vị hành chính Diện tích tự nhiên (ha) 1 Thị trấn Phƣớc Bửu 920,99 8 Xã Hòa Bình 3.736,52 2 Xã Phƣớc Thuận 5.067,03 9 Xã Hòa Hƣng 2.736,01 3 Xã Phƣớc Tân 3.241,09 10 Xã Hòa Hiệp 9.906,33 4 Xã Xuyên Mộc 1.804,56 11 Xã Hòa Hội 7.123,31 5 Xã Bông Trang 3.486,25 12 Xã Bƣng Riềng 5.011,90 6 Xã Tân Lâm 8.884,10 13 Xã Bình Châu 8.514,49 7 Xã Bàu Lâm 3.491,86
Nguồn: UBND huyện Xuyên Mộc, 2018
3.2.2. Điều kiện kinh tế
Với vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển năng động nhất cả nƣớc; cách không xa TPHCM – trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất nƣớc; có đƣờng bờ biển dài, thuận lợi phát triển du lịch sinh thái biển là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, đi kèm với thuận lợi cũng có những thách thức lớn, đặc biệt là sức ép mạnh mẽ đến sử dụng đất và bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan thiên nhiên.
Bảng 3.4. Điều kiện kinh tế tại các xã thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu
STT Xã ĐK Kinh tế xã hội Thu nhập
Tr/ngƣời/năm
01 Xã
Bông Trang
Xã Bông Trang cách thị trấn Phƣớc Bửu khoảng 11km về phía Đông. Có quốc lộ 55 chạy qua trung tâm xã, đây là con đƣờng giao thông quan trọng phục vụ kinh tế xã hội nói chung, tuyến du lịch ven
STT Xã ĐK Kinh tế xã hội Thu nhập Tr/ngƣời/năm
biển Long Hải, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Bình Châu và nối liền các cụm du lịch ven biển ở Bình Thuận. Với vị trí địa lý kinh tế này tạo cho xã Bông Trang khá nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp-nông thôn đặc biệt là sản xuất nông nghiệp sẽ tập trung khai thác các nguồn lực và hỗ trợ cho phát triển du lịch, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
02 Xã
Bƣng Riềng
Cơ cấu kinh tế đƣợc xác định là nông nghiệp- thƣơng mại-dịch vụ: với hơn 80% dân số sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, 14% số hộ kinh doạng buôn bán nhỏ, số ít còn lại sống bằng nghề đánh bắt hải sản gần bờ và các ngành nghề khác. Tổng diện tích tự nhiên là 4.999,07ha. Trong đó: đất nông nghiệp là 1.707,81ha, gồm: 145,49ha là đất trồng lúa, còn lại là đất rẫy chỉ canh tác đƣợc vào 6 tháng mùa mƣa, tập trung sản xuất các lọai cây lƣơng thực ngắn ngày nhƣ: mì, bắp, đậu các loại … và một số cây công nghiệp dài ngày nhƣ tiêu, điều, cao su và các lọai cây ăn trái. Do ảnh hƣởng của thời tiết và giá cả thị trƣờng thƣờng xuyên biến động nên thu nhập của nhân dân vẫn chƣa thực sự ổn định. 50 tr 03 Xã Bình Châu Xã Bình Châu cách thị trấn Phƣớc Bửu 20km, có 12km chiều dài bờ biển, Biển Bình Châu phần lớn là bải cát có độ dốc thoải, không sâu, chiều cao sóng vỗ 0,3-0,5m, thuận lợi cho thiết lập các bãi
STT Xã ĐK Kinh tế xã hội Thu nhập Tr/ngƣời/năm
tắm đẹp và an toàn. Tiếp giáp các bãi tắm là khu rừng bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phƣớc Bửu và nằm trên tuyến du lịch nghĩ dƣỡng suối nƣớc nóng Bình Châu, xa khu dân cƣ nên đã tạo cho khu vực sinh thái biển sạch, đẹp khá lý tƣởng. Tổng dân số của xã là 19.601 ngƣời, mật độ dân số bình quân 238 ngƣời/km2, lao động tập trung chủ yếu cho Ngƣ - nông – lâm nghiệp (trên 88%), lao động dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 2%, lao động khác 10%. Mặc dù là xã Ngƣ – nông – lâm nghiệp nhƣng kinh tế - xã hội của xã có bƣớc phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Nhìn chung kinh tế-xã hội đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân tăng 5%/năm so với 2006, thu nhập bình quân đạt 462,4USD ngƣời/năm.
04 Xã
Hòa Hội
Nằm phía Đông Bắc huyện Xuyên Mộc, cách trung tâm hành chính huyện Xuyên Mộc 10km. Về địa hình, trải dài 11km dọc tuyến Tỉnh lộ 329, từ cầu 1 đến cầu 4, là địa phƣơng thuộc diện vùng sâu của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía Đông giáp rừng trồng của Cty Lâm nghiệp tỉnh BR-VT; phía Tây giáp rừng cao su của Cty cổ phần cao su Hòa Bình; phía Nam giáp xã Xuyên Mộc; phía Bắc giáp xã Hòa Hiệp.
Kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nông dân
STT Xã ĐK Kinh tế xã hội Thu nhập Tr/ngƣời/năm
chiếm hơn 80% dân số, nhân dân từ khắp các miền đất nƣớc về đây sinh sống lập nghiệp
05 Xã
Hòa Hiệp
Xã Hòa Hiệp nằm về phía Đông Bắc của huyện Xuyên Mộc, xã đƣợc thành lập năm 1986 trên cơ sở sát nhập xã Hòa Hiệp từ Tỉnh lộ 328 chuyển sang với khu kinh tế mới Bƣng Kè (đƣợc thành lập năm 1978), dân cƣ từ các tỉnh thành trong cả nƣớc di cƣ tự do đến xã Hòa Hiệp sinh sống. Xã Hòa Hiệp hiện nay là vùng chuyên canh cây nông nghiệp, cây công nghiệp có năng suất cao. Định hƣớng cơ cầu phát triển kinh tế của xã là: Nông nghiệp-Thƣơng mại- Dịch vụ và Tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn, hàng đầu.
39,54 tr
3.2.3. Nông nghiệp
Với 80,7% diện tích đất nông, lâm nghiệp trong đó diện đất tốt và trung bình chiếm 61,5% nên Xuyên Mộc có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt là cây dài ngày nhƣ: cao su, nhăn, cà phê, tiêu.
Diện tích trồng cây dài ngày và ngắn ngày của Xuyên Mộc xếp thứ hai toàn tỉnh, chỉ sau Châu Đức, trong đó tiêu khoảng 1.310 ha; cà phê 2583 ha; điều 1.815 ha; cao su 9.180 ha; nhăn 2.786 ha... Diện tích cây ngắn ngày chiếm số lƣợng lớn với 3.658 ha bắp; 1.010 ha rau; 2.339 ha đậu; 3.034 ha ḿ; 1.022 ha đậu phộng...
Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hƣớng xây dựng những vùng chuyên canh có giá trị cao, năng suất cao đang là chủ trƣơng chung của
huyện. Kinh tế trang trại đă và đang phát triển nhiều ở Hòa Hội, Hòa Hiệp, Bàu Lâm, Phƣớc Thuận...
Chăn nuôi tại Xuyên Mộc khá phát triển dựa trên diện tích đất rừng, đất vƣờn rộng và trù phú. Hiện đàn trâu, bò toàn huyện là hơn 7.000 con; đàn heo khoảng 32.000 con; gia cầm 240 ngàn con... Huyện và tỉnh đang có kế hoạch phát triển mạnh đàn bò, heo, gà, kể cả bò sữa, trong mỗi hộ gia đình theo hƣớng chăn nuôi và trồng trọt nhỏ. Một số nông dân của huyện đă đƣợc đầu tƣ đi học các lớp khuyến nông ở nƣớc ngoài để tích lũy thêm tay nghề, kinh nghiệm và vốn khoa học kỹ thuật.
3.2.4. Ngư nghiệp
Ngƣ nghiệp phát triển khá mạnh với tổng số 647 ghe thuyền đánh bắt có tổng công suất 15 ngàn CV, sản lƣợng khai thác hàng năm 7.000 tấn hải sản các loại. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 550 ha. Riêng diện tích nuôi tôm ở Phƣớc Thuận đă là 200 ha. Vùng phát triển thủy sản của Xuyên Mộc tập trung ở Bến Cát, cửa sông Ray, Phƣớc Thuận. Cảng cá Phƣớc Thuận sẽ đƣợc đầu tƣ xây dựng lại và hoàn thiện khu dân cƣ làng cá Bến Cát để phát triển nghề đánh bật hải sản.
Nguồn lợi thủy sản: Xuyên Mộc có Sông Ray là con sông lớn nhất tỉnh chảy qua. Sông Ray bắt nguồn từ núi Chứa Chan (Xuân Lộc), chảy qua miền đồng bằng trù phú của huyện Xuyên Mộc - Long Điền, Đất Đỏ với lƣu vực 1500 km2, bằng 2/3 diện tích của tỉnh. Đoạn chảy qua Xuyên Mộc dài 47km, là nguồn nƣớc đáng kể cho việc tiêu tƣới trong sản xuất nông nghiệp. Vùng thƣợng lƣu Sông Ray là những căn cứ dóng quân và căn cứ hậu cần quan trọng của các lực lƣợng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Cửa Lộc An phía hạ lƣu có rừng Sác dày che phủ, tiếp giáp với những cánh rừng già bạt ngàn Phƣớc Bửu, Xuyên Mộc là nơi đƣợc chọn làm bến bãi tiếp nhận vũ khí chi viện bằng đƣờng biển từ miền Bắc vào miền Đông Nam Bộ và Khu VI.
Sông Hỏa dài 14km, đã đƣợc cải tạo bằng đập Cầu Mới, dự trữ bổ sung cho nguồn nƣớc tự nhiên đã giảm sút do việc khai thác rừng thiếu quy hoạch. Hồ Bà Tô nằm giữa trung tâm thị trấn cũng là một nguồn dự trữ nƣớc đáng kể cho đời sống và sản xuất. Ngoài hệ thống sông suối, Xuyên Mộc có nhiều bƣng bàu nhƣ Bàu Nhám, Bàu Sấu, Bàu Ngứa, Bàu Ma, Bàu Xót, Bàu Non, Bƣng Kè… cung cấp nƣớc cho những cánh ruộng rừng nằm trong vùng căn cứ kháng chiến có thể canh tác đƣợc một vụ. Đây cũng là khu vực có nhiều cá tôm, nguồn cung cấp thực phẩm cho các lực lƣợng cách mạng.
Xuyên Mộc có các bãi biển Hồ Cốc, Hồ Tràm, Bình Châu rất đẹp, có thể phát triển du lịch, đồng thời bến ngang cho các loại ghe nhỏ và vừa ra khơi đánh bắt. Vùng biển Bình Châu, Hồ Tràm có ngƣ trƣờng rộng, giàu tiềm năng về sản lƣợng đánh bắt, khai thác, nuôi tôm, mực xuất khẩu. Cửa Lộc An, nơi giáp ranh giữa Đất Đỏ và Xuyên Mộc có thể làm bến bãi cho các loại ghe lớn, tàu nhỏ ra vào thuận lợi, có lợi thế về kinh tế và quân sự. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Cốc, Hồ Tràm, Lộc An đã từng là bến tiếp nhận vũ khí chi viện của Trung ƣơng cho chiến trƣờng Bà Rịa và Miền Đông Nam bộ.
Xuyên Mộc có bờ biển dài 30km tiếp giáp vùng biển của huyện Long Đất và huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Biển Xuyên Mộc thuộc vùng bán nhiệt triều, triều cao nhất là 3,9m, thấp nhất là 0,6m. Biển Xuyên Mộc sạch đẹp, bờ biển dài, có rừng nguyên sinh ven biển (nay đƣợc qui hoạch thành Khu bảo tồn thiên nhiên) có thể xây dựng thành địa điểm tham quan du lịch, đón khách trong và ngoài nƣớc. Bãi biển Hồ Cốc, Hồ Tràm cùng với suối nƣớc khoáng nóng Bình Châu là những khu du lịch lý tƣởng.
3.2.5. Du lịch sinh thái
Với bờ biển dài khoảng 31 km, phần lớn là băi cát có độ dốc thoải từ 3 – 80 Xuyên Mộc đang là vùng đất đầy tiềm năng về du lịch sinh thái. Băi biển Hồ Tràm dài 3 km, băi biển Hồ Cốc 5 km, tiếp giáp ngay rừng nguyên sinh quốc gia, nƣớc trong xanh, ấm áp quanh năm, đang thu hút du khách các nơi
về nghỉ dƣỡng, tắm biển. Bên cạnh đó, suối nƣớc nóng Bình Châu đă nổi tiếng cả nƣớc từ lâu với nhiệt độ cao nhất lên đến 820C và nhiều chất khoáng chữa bệnh đang đƣợc xây dựng lại thành một khu nghỉ dƣỡng với quy mô lớn, tiện nghi nhƣng gắn liền với thiên nhiên hoang dă. Đầu tƣ cho Xuyên Mộc nhằm khai thác các tiềm năng là một hƣớng mới của lănh đạo tỉnh từ năm 2002.
3.2.6. Giao thông
Huyện Xuyên Mộc có trục chính là Quốc lộ 55 (trƣớc đây là tỉnh lộ 23) chạy qua, nối Xuyên Mộc với Đất Đỏ, Long Điền, thành phố Bà Rịa về phía Tây và nối với huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) về phía Đông.
Lộ 23 (nay là Quốc lộ 55) đoạn chạy qua Xuyên Mộc từ Cầu Trọng đến Hàm Tân (Bình Thuận) dài 32km. Lộ 23 trƣớc đây là đƣờng thiên lý, từ Bắc vào Nam. Năm Mậu Thân 1748, quan điều khiển là Nguyễn Hữu Doãn do có việc dùng binh đã cho giăng dây đắp con đƣờng từ phía Bắc Cầu Sơn đến Mô Xoài. Đó là quốc lộ đầu tiên nối xứ Đồng Nai – Gia Định với kinh đô Huế. Đƣờng có nền đất, một số đoạn đƣợc rải sạn, đá, long đƣờng hẹp, cầu gỗ dung cho ngƣời đi bộ là chính, dọc đƣờng có đặt các trạm.
Trong huyện còn có lộ 328 từ Hồ Tràm đi Bàu Lâm nối liền với huyện Xuân Lộc dài 32km, lộ 329 từ Xuyên Mộc lên Bƣng Kè dài 25km. Với địa hình nhƣ vậy, Xuyên Mộc có một ƣu thế thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến, tiến có thể công, lùi có thể giữ, là đại bàn hậu phƣơng trực tiếp xây dựng lực lƣợng, phát triển lực lƣợng tại chỗ.
3.2.7. Thực trạng môi trường
Xuyên Mộc là một huyện vùng bán sơn địa miền duyên hải, nằm trong vùng có không khí trong lành, mang đặc trƣng của vùng biển. Tuy là một huyện miền duyên hải song mật độ dân số vẫn còn thƣa, nền kinh tế phát triển còn ở mức thấp, nông nghiệp là chính, công nghiệp- TTCN và thƣơng mại- dịch vụ phát triển chƣa mạnh; môi trƣờng trong vùng vẫn còn mang đậm sắc thái tự nhiên.
Trên địa bàn hiện có khoảng 1.100 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc nhiều ngành nghề đang hoạt động trong đó có các ngành nghề thuộc nhóm có nguy cơ gây ô nhiễm cao nhƣ: Cơ sở sản xuất chế biến cao su; Cơ sở chế biến thủy sản, nông sản, thực phẩm; Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, giết mổ tập trung. Cụ thể các cơ sở kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cao gồm: 02 cụm cơ sở chế biến bột mì (Cơ sở Đại Hƣng thuộc xã Hòa Hội, cụm 03 cơ sở Hƣơng Nhung, Hữu Minh, Duy Phát thuộc xã Hòa Hƣng), 01 cơ sở chế biến thủy sản (BC Vinaseafood thuộc xã Bình Châu), 08 trại chăn nuôi heo tập trung.
Ngoài ra trên địa bàn huyện Xuyên Mộc có 03 khu du lịch tập trung là Hồ Tràm - Bến Cát - Lộc An, Hồ Cốc - Bƣng Riềng và Suối nƣớc khoáng nóng Bình Châu; với tổng cộng 64 dự án du lịch. Trong đó có 15 dự án đã đi vào hoạt động. Vấn đề vệ sinh môi trƣờng tại các khu du lịch tƣơng đối tốt, tất cả các điểm du lịch đi vào hoạt động đều có hệ thống xử lý nƣớc thải, rác thải đƣợc thu gom xử lý đúng quy định.
Đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh đều chấp hành các thủ tục pháp luật về môi trƣờng. Đến thời điểm 2016, trên địa bàn huyện có: 42 cơ sở sản xuất kinh doanh đƣợc Sở Tài nguyên- Môi trƣờng cấp giấy xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; 58 cơ sở sản xuất kinh doanh đƣợc UBND tỉnh phê duyệt bảo cáo đánh giá tác động môi trƣờng; 32 dự án của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể đƣợc UBND huyện cấp giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng và Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng; 101 dự án của cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể đƣợc UBND huyện xác nhận Đề án bảo vệ môi trƣờng đơn giản.
Công tác thu gom và xử lý chất thải: Rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đƣợc tập trung xử lý tại Bãi chôn lấp rác tại xã Bƣng Riềng đƣợc xây dựng hoàn thành và đƣa vào hoạt động vào tháng 03/2012 với quy mô đƣợc đầu tƣ xây dựng trên diện tích 04 ha. Phục vụ cho nhu cầu thu gom và xử lý rác trên toàn địa bàn huyện với tổng khối lƣợng rác ƣớc tính khoảng 40
tấn/ngày theo công nghệ chôn lấp. Đơn vị vận hành bãi rác là công ty cổ phần dịch vụ đô thị và công cộng huyện Xuyên Mộc. Đối với chất thải rắn nguy hại, trên địa bàn huyện hiện nay chƣa có khu xử lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, khối lƣợng chất thải nguy hại phát sinh không nhiều, đƣợc các đơn vị thu gom và chuyển giao cho các công ty có chức năng xử lý đúng quy định. Rác thải y tế bình quân mỗi ngày phát sinh khoảng khoảng 15 đến 20 kg. Lƣợng rác thải đƣợc thu gom và xử lý 100% bằng phƣơng pháp đốt. Trung tâm y tế huyện bố trí 01 lò đốt rác đặt nằm trong khuôn viên để xử lý toàn bộ lƣợng rác thải y tế phát sinh.
Tỷ lệ che phủ thực vật ở mức cao, tỷ lệ che phủ cây lâu năm và rừng chiếm đến 88,95% trong đó tỷ lệ che phủ rừng chiếm 25,21% DTTN.
Nhìn chung thực trạng môi trƣờng tại huyện vẫn đang ở mức tốt, tuy nhiên cần lƣu ý đến các tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng tiềm tàng nhƣ: Sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa học trên đồng ruộng; biến đổi khí hậu