Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế rừng keo lai (acacia mangium x acacia auriculifomis) trồng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 39 - 42)

Chƣơng 3 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.2.2. Điều kiện kinh tế

Với vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển năng động nhất cả nƣớc; cách không xa TPHCM – trung tâm kinh tế, văn hóa lớn nhất nƣớc; có đƣờng bờ biển dài, thuận lợi phát triển du lịch sinh thái biển là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, đi kèm với thuận lợi cũng có những thách thức lớn, đặc biệt là sức ép mạnh mẽ đến sử dụng đất và bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan thiên nhiên.

Bảng 3.4. Điều kiện kinh tế tại các xã thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu

STT ĐK Kinh tế xã hội Thu nhập

Tr/ngƣời/năm

01

Bông Trang

Xã Bông Trang cách thị trấn Phƣớc Bửu khoảng 11km về phía Đông. Có quốc lộ 55 chạy qua trung tâm xã, đây là con đƣờng giao thông quan trọng phục vụ kinh tế xã hội nói chung, tuyến du lịch ven

STT ĐK Kinh tế xã hội Thu nhập Tr/ngƣời/năm

biển Long Hải, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Bình Châu và nối liền các cụm du lịch ven biển ở Bình Thuận. Với vị trí địa lý kinh tế này tạo cho xã Bông Trang khá nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp-nông thôn đặc biệt là sản xuất nông nghiệp sẽ tập trung khai thác các nguồn lực và hỗ trợ cho phát triển du lịch, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

02

Bƣng Riềng

Cơ cấu kinh tế đƣợc xác định là nông nghiệp- thƣơng mại-dịch vụ: với hơn 80% dân số sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, 14% số hộ kinh doạng buôn bán nhỏ, số ít còn lại sống bằng nghề đánh bắt hải sản gần bờ và các ngành nghề khác. Tổng diện tích tự nhiên là 4.999,07ha. Trong đó: đất nông nghiệp là 1.707,81ha, gồm: 145,49ha là đất trồng lúa, còn lại là đất rẫy chỉ canh tác đƣợc vào 6 tháng mùa mƣa, tập trung sản xuất các lọai cây lƣơng thực ngắn ngày nhƣ: mì, bắp, đậu các loại … và một số cây công nghiệp dài ngày nhƣ tiêu, điều, cao su và các lọai cây ăn trái. Do ảnh hƣởng của thời tiết và giá cả thị trƣờng thƣờng xuyên biến động nên thu nhập của nhân dân vẫn chƣa thực sự ổn định. 50 tr 03 Bình Châu Xã Bình Châu cách thị trấn Phƣớc Bửu 20km, có 12km chiều dài bờ biển, Biển Bình Châu phần lớn là bải cát có độ dốc thoải, không sâu, chiều cao sóng vỗ 0,3-0,5m, thuận lợi cho thiết lập các bãi

STT ĐK Kinh tế xã hội Thu nhập Tr/ngƣời/năm

tắm đẹp và an toàn. Tiếp giáp các bãi tắm là khu rừng bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phƣớc Bửu và nằm trên tuyến du lịch nghĩ dƣỡng suối nƣớc nóng Bình Châu, xa khu dân cƣ nên đã tạo cho khu vực sinh thái biển sạch, đẹp khá lý tƣởng. Tổng dân số của xã là 19.601 ngƣời, mật độ dân số bình quân 238 ngƣời/km2, lao động tập trung chủ yếu cho Ngƣ - nông – lâm nghiệp (trên 88%), lao động dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 2%, lao động khác 10%. Mặc dù là xã Ngƣ – nông – lâm nghiệp nhƣng kinh tế - xã hội của xã có bƣớc phát triển đáng kể trong những năm gần đây. Nhìn chung kinh tế-xã hội đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân tăng 5%/năm so với 2006, thu nhập bình quân đạt 462,4USD ngƣời/năm.

04

Hòa Hội

Nằm phía Đông Bắc huyện Xuyên Mộc, cách trung tâm hành chính huyện Xuyên Mộc 10km. Về địa hình, trải dài 11km dọc tuyến Tỉnh lộ 329, từ cầu 1 đến cầu 4, là địa phƣơng thuộc diện vùng sâu của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía Đông giáp rừng trồng của Cty Lâm nghiệp tỉnh BR-VT; phía Tây giáp rừng cao su của Cty cổ phần cao su Hòa Bình; phía Nam giáp xã Xuyên Mộc; phía Bắc giáp xã Hòa Hiệp.

Kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nông dân

STT ĐK Kinh tế xã hội Thu nhập Tr/ngƣời/năm

chiếm hơn 80% dân số, nhân dân từ khắp các miền đất nƣớc về đây sinh sống lập nghiệp

05

Hòa Hiệp

Xã Hòa Hiệp nằm về phía Đông Bắc của huyện Xuyên Mộc, xã đƣợc thành lập năm 1986 trên cơ sở sát nhập xã Hòa Hiệp từ Tỉnh lộ 328 chuyển sang với khu kinh tế mới Bƣng Kè (đƣợc thành lập năm 1978), dân cƣ từ các tỉnh thành trong cả nƣớc di cƣ tự do đến xã Hòa Hiệp sinh sống. Xã Hòa Hiệp hiện nay là vùng chuyên canh cây nông nghiệp, cây công nghiệp có năng suất cao. Định hƣớng cơ cầu phát triển kinh tế của xã là: Nông nghiệp-Thƣơng mại- Dịch vụ và Tiểu thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp là kinh tế mũi nhọn, hàng đầu.

39,54 tr

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế rừng keo lai (acacia mangium x acacia auriculifomis) trồng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)