Giải pháp về thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và phổ cập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế rừng keo lai (acacia mangium x acacia auriculifomis) trồng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 79)

Cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất, hiện đại hoá các nhà máy chế biến nguyên liệu hiện có trên địa bàn. Hợp tác liên doanh để mở mang thêm các nhà máy chế biến nguyên liệu kể cả qui mô lớn và qui mô nhỏ, khuyến khích các doanh nghiệp tƣ nhân tham gia vào việc trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng. Đồng thời chú trọng đến việc rút ngắn chu kỳ kinh doanh rừng, tăng năng suất và chất lƣợng của rừng cũng nhƣ chất lƣợng các sản phẩm tạo ra, giảm giá thành sản phẩm.

Trên đây là một số đề xuất về các giải pháp khoa học công nghệ, kinh tế, chính sách nhằm thúc đẩy trồng rừng ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu theo hƣớng bền vững trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

4.4.4. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và phổ cập Lâm nghiệp Lâm nghiệp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển rừng và trồng rừng Lâm nghiệp cho đội ngũ cán bộ nòng cốt xã, thôn, để đƣa họ thành hạt nhân của các phong trào trồng rừng, tuyên truyền sâu rộng về công tác này đến các xã, thôn, thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm và đội ngũ cán bộ xã, thôn. Cần có các chủ trƣơng đƣa việc tuyên truyền trồng rừng và bảo vệ rừng vào hệ thống trƣờng học.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phối hợp với hệ thống văn hoá cơ sở để tuyên truyền công tác trồng rừng và phát triển vốn rừng bằng

nhiều hình thức: tờ rơi, loa phóng thanh, chọn điển hình nhân rộng, mở các cuộc thi tìm hiểu về chính sách của Đảng và nhà nƣớc trong lĩnh vực này.

Tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực trồng rừng. Lồng ghép các chƣơng trình để tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ cơ sở, các cá nhân, doanh nghiệp tiêu biểu đi tham quan học tập mô hình trồng rừng tại các tỉnh bạn.

Thông qua các Hội chợ triễn lãm cần quảng bá các sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp Lâm nghiệp, các thế mạnh sẵn có của địa phƣơng và khả năng hợp tác trong lĩnh vực trồng rừng công nghiệp.

Tuyên truyền và quảng bá sâu rộng, liên tục, làm cho ngƣời dân chuyển đổi nhận thức từ việc sử dụng gỗ và sản phẩm từ rừng tự nhiên sang tiêu thụ sản phẩm của rừng trồng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu trên đây, luận văn rút ra một số kết luận sau:

1) Về cấu trúc rừng:

- Phân bố N/D1.3 của các lâm phần Keo lai ở các tuổi 4, 5, 6 đa phần có đặc điểm chung là đều có dạng lệch phải so với số trung bình (Sk <0), chỉ có tại tuổi 2, 3 độ lệch của phân bố có dạng lệch trái (Sk >0). Về độ nhọn phân bố, từ tuổi 2 đến tuổi 6, các lâm phần Keo lai có dạng phân bố đƣờng kính bẹt hơn so với phân bố chuẩn (Ex < 0).

Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố theo một hàm lý thuyết hàm Weibull nhƣ sau: Tại tuổi 2: α = 1,4; λ = 0,295; χtính = 9,0 < χbảng = 15,5. Tại tuổi 3: α = 2,1; λ = 0,079; χtính = 13,4 < χbảng = 14,1. Tại tuổi 4: α = 2,9; λ = 0,0029; χtính = 12,2 < χbảng = 14,1. Tại tuổi 5: α = 2,9; λ = 0,0031; χtính = 11,8 < χbảng = 14,1. Tại tuổi 6: α = 2,8; λ = 0,0033; χtính = 11,9 < χbảng = 15,5.

- Phân bố N/Hvn của các lâm phần ở các cấp tuổi có đặc điểm chung là phân bố chiều cao đều có dạng lệch phải (Sk < 0) so với số trung bình. Về độ nhọn phân bố, đa phần các lâm phần Keo lai ở các tuổi có dạng phân bố chiều cao nhọn hơn phân bố chuẩn (Ex > 0). Riêng ở cấp tuổi 6 có dạng phân bố chiều cao bẹt hơn phân bố chuẩn (Ex < 0).

Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố theo một hàm Weibull nhƣ sau: Tại tuổi 2: α = 3,8; λ = 0,0077; χtính = 10,5 < χbảng = 11,1.

Tại tuổi 3: α = 2,7; λ = 0,05; χtính = 11,6 < χbảng = 12,6. Tại tuổi 4: α = 3,0; λ = 0,0068; χtính = 8,7 < χbảng = 11,1. Tại tuổi 5: α = 2,8; λ = 0,0034; χtính = 12,9 < χbảng = 14,1. Tại tuổi 6: α = 3,5; λ = 0,0007; χtính = 11,6 < χbảng = 12,6.

- Phân bố N/Dtán của các lâm phần Keo lai ở các tuổi có đặc điểm chung là đều có dạng lệch trái so với số trung bình (Sk > 0). Về độ nhọn phân

bố, các lâm phần Keo lai ở các tuổi 2, 4 có dạng phân bố đƣờng kính nhọn hơn so với phân bố chuẩn (Ex > 0). Riêng ở cấp tuổi 3, 5, 6 có dạng phân bố đƣờng kính ít nhọn hơn so với phân bố chuẩn (Ex < 0)

Kết quả mô hình hóa quy luật phân bố theo một hàm Weibull nhƣ sau: Tại tuổi 2: α = 1,7; λ = 1,354; χtính = 13,6 < χbảng = 14,1.

Tại tuổi 3: α = 1,8; λ = 0,444; χtính = 9,1 < χbảng = 11,1. Tại tuổi 4: α = 2,5; λ = 2,649; χtính = 12,8 < χbảng = 14,1. Tại tuổi 5: α = 1,5; λ = 0,317; χtính = 10,9 < χbảng = 14,1. Tại tuổi 6: α = 2,3; λ = 0,1234; χtính = 10,9 < χbảng = 11,7.

2) Về mô hình sinh trưởng:

- Sinh trƣởng đƣờng kính của rừng trồng Keo lai đƣợc mô tả bằng hàm Schumacher nhƣ sau: Ln(D1.3) = 4,1708 – 3,6215/A0,5 Hay 5 , 0 / 6215 , 3 3 , 1 64,77.e A D   với r = 0,99; Ftính = 309,4 > Fbảng (P = 0,0004)

- Sinh trƣởng chiều cao vút ngọn của rừng trồng Keo lai đƣợc mô tả bằng hàm Schumacher nhƣ sau: Ln(Hvn) = 3,36339 – 2,766/A0,8 Hay 8 , 0 / 766 , 2 . 9 , 28 e A Hvn  với r = 0,99; Ftính = 804,7 > Fbảng (P = 0,00005)

- Sinh trƣởng V của rừng trồng Keo lai đƣợc mô tả bằng hàm Schumacher nhƣ sau: Ln(V) = 0,306 – 8,388/A0,7 Hay 7 , 0 / 388 , 8 . 36 , 1 e A V   với r = 0,99; Ftính = 230,1 > Fbảng (P = 0,0006)

3) Về hiệu quả kinh tế

Chỉ số BCR từ năm 3 trở đi đều lớn hơn 1 chứng tỏ kinh doanh rừng trồng Keo lai mang lại lợi nhuận nhất định. Chi phí ròng tại năm thứ nhất là

11.355.046 đồng, năm thứ sáu là 622.503 đồng. Thu nhập ròng tại năm thứ 2 là 7.908.827 đồng/ha, năm thứ 6 là 75.268.879 đồng/ha. Lợi nhuận ròng tại năm thứ ba là 684.032 đồng/ha, năm thứ 4 là 16.282.118 đồng/ha, năm thứ 5 là 38.820.304 đồng/ha và năm thứ sáu là 47.464.338 đồng/ha.

Lợi nhuận trung bình ròng ở tuổi 3 là 228.011 đồng/ha/năm, ở tuổi 4 là 4.070.529 đồng/ha/năm, ở tuổi 5 là 7.764.061 đồng/ha/năm và ở tuổi 6 là 7.910.723 đồng/ha/năm.

4) Về hiệu quả xã hội

Số công lao động tạo ra trên 1 ha rừng trồng trong một chu kỳ kinh doanh rừng trồng của công ty là 111.89 công/ha, trung bình 18.6 công/ha/năm. Giải quyết một số lao động dƣ thừa tại địa phƣơng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho ngƣời lao động, giúp bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái, tái tạo lại vốn rừng cân bằng môi sinh

5) Đề xuất một số giải pháp

- Giải pháp về kỹ thuật: Cần chú trọng kiểm soát chặt chẽ hơn về tiêu chuẩn cây con Keo lai khi xuất vƣờn đƣa đi trồng. Cần điều tra thực địa, thiết kế trồng rừng, chú ý đến những khác biệt về điều kiện lập địa, cụ thể là các chỉ tiêu độ dày, độ phì tầng đất, địa hình, địa thế, vị trí, tình trạng thực bì khác nhau của các lô đất trồng rừng

- Giải pháp về chính sách: Chú ý việc chăm sóc bảo vệ rừng, tăng mức đầu tƣ cho trồng rừng để thu đƣợc hiệu quả tốt nhất và tuyên truyền giáo dục để ngƣời dân thấy đƣợc lợi ích từ việc trồng rừng để ngƣời dân tham trồng và bảo vệ rừng

- Giải pháp về kinh tế, xã hội: Xây dựng quĩ vốn cụ thể cho ngƣời dân vay dài hạn hoặc có vốn đầu tƣ ban đầu để thực hiện trồng rừng

- Giải pháp về thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và phổ cập Lâm nghiệp

2. Tồn tại

i) Do giới hạn về thời gian và đối tƣợng nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu đƣợc các lâm phần rừng trồng Keo lai từ tuổi 2 đến tuổi 6 ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu, vì vậy, kết quả nghiên cứu chƣa thể hiện toàn diện sinh trƣởng của Keo lai tại khu vực nghiên cứu.

ii) Chƣa tiến hành phân chia cấp đất đối với đối tƣợng nghiên cứu. Vì thế kết quả chƣa phản ánh hết đƣợc tình hình của toàn Công ty.

iii) Luận văn chƣa nghiên cứu đƣợc các tác động của các nhân tố ngoại cảnh khác đến cấu trúc và sinh trƣởng của Keo lai để đƣa ra đƣợc các biện pháp kỹ thuật tổng hợp tác động tới lâm phần Keo lai để nâng cao năng suất chất lƣợng rừng trồng Keo lai.

3. Kiến nghị

Từ những tồn tại trong quá trình nghiên cứu tôi xin đƣa ra một số kiến nghị sau:

i) Cần mở rộng phạm vi nghiên cứu và có tuổi rừng nghiên cứu lớn hơn để có cơ sở đánh giá toàn diện cấu trúc, sinh trƣởng và phát triển của lâm phần trong một chu kỳ kinh doanh.

ii)Cần tiến hành phân chia cấp đất đối với đối tƣợng cần nghiên cứu để kết quả của luận văn có ý nghĩa khoa học hơn.

iii) Cần nghiên cứu thêm về mối tƣơng quan giữa các đại lƣợng (D, H, DTán và V); nghiên cứu về mật độ trồng rừng.

iv) Nghiên cứu bổ sung các yếu tố ngoại cảnh ảnh hƣởng đến cấu trúc, sinh trƣởng rừng để có nhiều cơ sở khoa học hơn cho để xuất kỹ thuật lâm sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Anh Tuấn, 2003. Nghiên cứu quy luật sinh trưởng và ảnh hưởng của diện tích sinh trưởng tới rừng Neem (Azadirachta indica A.juss) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước – Ninh Thuận, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kinh doanh rừng. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 73 trang.

2. Bùi Việt Hải, 1998. Nghiên cứu một số cơ sở khoa học của kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Keo lá tràm tại miền Đông Nam Bộ. Luận án Tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, 147 trang.

3. Đồng Sĩ Hiền, 1974. Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng miền Bắc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 308 trang.

4. Đỗ Văn Quang, 1999. Mô phỏng quá trình sinh trƣởng rừng trồng bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis dehnhardt) ở các luân kỳ khác nhau tại Lâm trƣờng Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận án Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam.

5. Giang Văn Thắng, 2002. Giáo trình Điều tra rừng. Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, 160 trang.

6. Giang Văn Thắng, 2003. Năng suất và sản lượng rừng. Tài liệu dành cho học viên cao học. Trƣờng Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.

7. Hà Văn Nghĩa, 1998. Mô phỏng quy luật sinh trưởng rừng trồng Keo lá tràm tại Lâm trường Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 62 trang.

8. Hồ Đức Soa, 2015. Báo cáo kết quả đề tài: Khảo nghiệm và xây dựng mô hình trồng rừng Keo lai, bạch đàn, thông caribeae, xoan cung cấp gỗ lớn tại Tây Nguyên. http://vafs.gov.vn/vn/2015/04/bao-cao-ket-qua-de-

tai-khao-nghiem-va-xay-dung-mo-hinh-trong-rung-Keo-lai-bach-dan- thong-caribeae-xoan-cung-cap-go-lon-tai-tay-nguyen/).

9. Huỳnh Hữu To, 1999. Mô phỏng sinh trưởng và dự đoán trữ lượng rừng bạch đàn (Eucalyptus tereticornis Smith) trồng tại vùng Tứ Giác Long Xuyên – Tỉnh Kiên Giang. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 70 trang.

10. Kiều Thanh Tịnh, 2002. Nghiên cứu về quan hệ giữa diện tích sinh trưởng của cây Keo lai với một số nhân tố điều tra làm cơ sở cho việc nuôi dưỡng rừng trồng Keo lai tại Trị An, Đồng Nai. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh.

11. Lê Đình Khả, 1997. Kết quả nghiên cứu khoa học về chọn giống cây rừng. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Lê Đình Khả, 2000. Nốt sần và khả năng cải tạo đất của Keo lai”. Tạp chí Lâm nghiệp, Số 6/2000.

13. Mạc Văn Chăm, 2005. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sinh học của rừng Tếch (Tectona grandis Linn.f.) ở vùng Đông Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh. 88 trang. 14. Nguyễn Đình Thƣởng, 2012. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng cây thấp

trên núi cao, vùng giáp ranh giữa VQG Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng và công ty TNHH một thành viên lâm sản tỉnh Khánh Hòa. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 91 trang.

15. Nguyễn Đức, 2012. Lập biểu thể tích cây đứng cho rừng Thông ba lá (Pinus keysia Royle ex Gordon) trồng tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, tỉnh Gia Lai. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 64 trang.

16. Nguyễn Huy Sơn và cộng sự, 2006. “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cây Keo lai và tuổi thành thục công nghệ của rừng trồng Keo lai tại Đông Nam Bộ”. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số 4/2006.

17. Nguyễn Huy Sơn chủ biên, 2006. Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệ. Nhà xuất bản Thống kê.

18. Nguyễn Ngọc Lung và Đào Công Khanh, 1999. Nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng áp dụng cho loài Thông ba lá ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 207 trang.

19. Nguyễn Quang Ngọc, 2012. Lập biểu thể tích cây đứng cho rừng Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) trồng tại huyện Kông Chro, tỉnh Gia lai. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 60 trang.

20. Nguyễn Văn Thêm, 2001. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Stagraphics Plus Version 3.0 và 5.1 để xử lý thông tin trong lâm học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Thêm, 2005. Lâm sinh học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Nguyễn Văn Trƣơng, 1983. Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 279 trang.

23. Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2000 – 2004. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng cho các dòng Keo lai được tuyển chọn trên đất phù sa cổ tại tỉnh Bình Phước làm nguyên liệu giấy. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

24. Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2001 – 2005. Ảnh hưởng của quản lý lập địa tới năng suất rừng trồng cây Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) vùng Đông Nam Bộ. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ Lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2005, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

25. Phạm Thế Dũng, 2005. Ảnh hưởng của bón lót phân đến sinh trưởng của các dòng Keo lai tại Tân Lập, tỉnh Bình Phước. Báo cáo tại hội nghị khoa học công nghệ Lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ.

26. Phạm Thế Dũng, 2005. Ảnh hưởng của bón thúc phân khoáng đến sinh trưởng của các dòng Keo lai. Báo cáo tại hội nghị khoa học công nghệ Lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ.

27. Phạm Văn Tuấn và Lƣu Bá Thịnh, 1999. Khảo nghiệm các dòng Keo lai vô tính ở vùng Đông Nam B. Báo cáo khoa học Lâm nghiệp các tỉnh Đông Nam Bộ.

28. Phùng Ngọc Lan, 1986. Lâm sinh học, tập I. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 120 trang.

29. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

30. Thiều Đình Thu, 2003. Xây dựng một số mô hình sinh trưởng và biểu sản lượng rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng tại Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam, 98 trang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế rừng keo lai (acacia mangium x acacia auriculifomis) trồng tại công ty TNHH MTV lâm nghiệp tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 79)